Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,071
Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã viết về ông: "Sự vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn không chỉ thể hiện ở chỗ ông là nhà lãnh đạo quân đội tài ba mà còn ở việc tổ chức, kỉ luật và sự nỗ lực tuyệt vời của quân đội.
Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo người Mông Cổ còn là một chính trị gia đáng ngưỡng mộ; đế chế của ông được tổ chức hoàn hảo đến mức, các lữ khách có thể đi từ đầu này đến đầu kia của đế chế mà không phải lo sợ hay nguy hiểm gì đến họ".
Thành Cát Tư Hãn là nhà sáng lập và nhà lãnh đạo của đế quốc Mông Cổ. Ông sinh vào khoảng năm 1165, mất vào tháng 8 năm 1227.
Trong giai đoạn Thành Cát Tư Hãn sinh ra và lớn lên, các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ. Những người Mông Cổ có tính cách mạnh mẽ, có hệ thống các luật lệ xã hội khá chặt chẽ và rất tôn sùng các tín ngưỡng của họ.
Cuộc sống du mục đã khiến những người Mông Cổ lệ thuộc vào việc trao đổi hàng-hàng hơn là dùng đến tiền. Và vì những cuộc đánh nhau liên miên giữa các bộ lạc nên họ rất nghèo. Đó là về kinh tế.
Về mặt chính trị, tuy các bộ lạc Mông Cổ có mối liên hệ về chủng tộc và quan hệ máu mủ, nhưng không hề tồn tại cái gọi là "dân tộc Mông Cổ". Trong khi đó, những người Tartar ở phía đông và những người Kerait ở khu vực trung tây là những kẻ thù của người Mông Cổ.
Khu vực Tây Nam là của người Uighur và ở phía nam, nhà Tống của Trung Quốc vừa thành lập rất có thế lực. Ở phía tây, bên bờ biển Đen, đế chế Hồi giáo của Sultan Muhammad vùng Khwarazm đang vô cùng phát triển.
Đây là thời kì khá tàn bạo trong lịch sử, khi mà hình phạt xử tử là tương đối phổ biến. Giết chóc không thương tiếc xảy ra liên tục giữa các cuộc chiến. Những tù binh trong chiến tranh trở thành nô lệ.
Bên cạnh đó, những người Mông Cổ lại rất trung thành, ghét thói ăn cắp và gian dối, biết chấp nhận những khác biệt trong tín ngưỡng và cách sống của bộ lạc khác, và thường rất hào phóng với những người mà họ quý mến. Bối cảnh lịch sử như vậy đã tác động và hình thành nên tính cách của Thiết Mộc Chân, Thành Cát Tư Hãn sau này.
Người đỡ đầu đầu tiên của Thiết Mộc Chân là Toghrul (bộ lạc Kerait), người mà Thiết Mộc Chân coi là cha nuôi của mình. Có lẽ Toghrul là vị thủ lĩnh có thế lực nhất trong các bộ lạc Mông Cổ vào thời điểm đó, cho dù xung quanh ông có khá nhiều kẻ thù và những mâu thuẫn tranh chấp quyền lực trong gia đình. Khi vợ của Thiết Mộc Chân là Borte bị người Merkit bắt đi, chính Toghrul và Jamuka (anh cùng cha khác mẹ và sau này trở thành kẻ thù của Thiết Mộc Chân) đã giúp cứu Borte.
Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ. Thất bại nặng nề năm 1187 đã khiến cho Thiết Mộc Chân rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn trong khoảng 10 năm, cho đến năm 1196. Năm đó ông đã chiến thắng người Tartar. Sau đó ông đã cứu được Toghrul, người đã được nhà Tần phong là "Vương Hãn", khỏi bị đi đày. Năm 1201, Jamuka tuyên bố thù địch với Thiết Mộc Chân khi ông được phong làm "Đại Hãn". Một năm sau, Thiết Mộc Chân lại thắng người Tartar và cùng năm đó Vương Hãn chấm dứt quan hệ với ông. Sau đó, việc không thể tránh khỏi đã xảy ra, Thiết Mộc Chân tuyên chiến với người Kerait.
Năm 1203 Vương Hãn chết, và Thiết Mộc Chân có được tước vị làm vua của người Kerait. Jamuka phản bội lại Thiết Mộc Chân và chết năm 1205. Năm 1206 Thiết Mộc Chân được suy tôn làm Thành Cát Tư Hãn - vua của tất cả các bộ lạc Mông Cổ.
Năm 1209, người Uighur quy thuận Thành Cát Tư Hãn, khiến ông rảnh rang đối phó với nhà Tống và từ chối cống nạp cho nhà Tống. Sau đó, sau rất nhiều trận chiến và thậm chí đã có lúc phải rút lui về Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại nhà Tống và chiếm được Trung Đô (Bắc Kinh sau này) – kinh đô của nhà Tống năm 1215. Nhà Tống phải rút về Nam Kinh.
Năm 1219, quân lính của Sultan đã phạm một sai lầm khi giết sứ giả của Thành Cát Tư Hãn. Chiến tranh nổ ra, và Thành Cát Tư Hãn lại chiến thắng năm 1221. Đế chế của ông đã kéo dài từ bán đảo Triều Tiên cho tới tận Kiev, phía nam xuống tận Ấn Độ ngày nay. Đó là đế chế rộng lớn nhất từ trước tới nay.
Công việc của Thành Cát Tư Hãn lúc đó chỉ còn là thiết lập một hệ thống chính quyền hiệu quả cho đế chế, kiểm soát những lục đục bên trong nội bộ để bảo đảm cho người kế vị ông sẽ thành công. Ông chết năm 1227 và để lại đế chế cho người kế vị chính là con trai Ogodei.
Các giá trị lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn
Trước tiên, Thành Cát Tư Hãn xây dựng nên những giá trị bắt buộc phải tồn tại trong tập quán của đời sống du mục. Đó là dù trong chiến tranh hay trong các cuộc săn bắn, giành được chiến thắng (chiến lợi phẩm) luôn là mục tiêu hàng đầu. Chiến thắng là điều duy nhất được tính đến.
Tuy nhiên, của cải và giàu có chưa bao giờ quan trọng đối với Thành Cát Tư Hãn. Ông thường chia sẻ mọi thứ với những người lính trung thành của mình. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo hào phóng nhất.
Với tư cách cá nhân, Thành Cát Tư Hãn mong muốn có được quyền lực. Ông là người khỏe mạnh, nhưng không phải là mẫu "anh hùng" theo nghĩa trong các trận đánh tay đôi. Ông thường khuyến khích người dưới trung thực và nói thẳng mọi điều, và thường cố gắng kiềm chế cảm xúc và giận dữ với những phản ứng được suy tính chín chắn.
Thành Cát Tư Hãn cũng là người tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Ông không nhìn người dựa trên tôn giáo của họ. Điều này tỏ ra là một chiến thuật quân sự thành công, khi ông gây chiến với Sultan Muhammad, các lãnh đạo Hồi giáo khác đã không chống lại ông – thay vào đó họ coi đây là cuộc chiến giữa hai cá nhân, chứ không phải là một cuộc chiến tranh tôn giáo.
Cho dù Thành Cát Tư Hãn là một người không biết chữ, nhưng ông hiểu vai trò và sức mạnh của việc truyền tải ý tưởng thông qua chữ viết, và đã dùng nó để cai quản đế chế của mình. Ông chính là người đã phổ biến chữ Uighur như là những chữ cái Mông Cổ đầu tiên. Ông cũng không ngừng nghỉ học hỏi những điều mới lạ, tiếp thu những ý tưởng mới theo cách nhanh nhất mà ông có thể.
Đối với kẻ thù, theo truyền thống văn hóa Mông Cổ thời đó, trả thù là một biện pháp hay được sử dụng, và Thành Cát Tư Hãn ra lệnh giết người mà không phải suy nghĩ nhiều. Những thành phố và dân tộc nào dám cả gan chống lại quân Mông Cổ sẽ phải trả giá đắt, đó là một trong những nguyên tắc chiến tranh của ông.
Tuy nhiên Thành Cát Tư Hãn cũng nhận thức được về mặt chính trị giữa các bộ lạc đối đầu và ông hiểu điều gì là động cơ của con người. Ông cũng sử dụng chiến thuật tâm lý để làm suy yếu kẻ thù, dựa trên những nhận thức này.
Thành Cát Tư Hãn cũng nhận thức được giá trị của kẻ thù của mình. Ông không ngần ngại xử tử một kẻ đã phản bội lại tướng chỉ huy, cho dù đó là sự phản bội để theo quân Mông Cổ. Ngược lại, ông sẵn sàng dành sự tôn trọng và tha thứ cho những người đã trung thành chiến đấu cho tướng của họ, cho dù họ chiến đấu chống lại ông.
Một trong những vị tướng mà ông tin cẩn nhất, Jebe, từng là người bắn tên trúng vào ngựa của Thành Cát Tư Hãn trong một trận chiến chống lại ông. Có thể là Thành Cát Tư Hãn không biết gì về nguyên tắc bốn chữ E, nhưng ông đã sử dụng chúng một cách vô cùng thành thạo.
(Còn nữa)
Nguồn: Theo Lãnh Đạo
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này