Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 62,866
Bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh nhưng vẫn còn phân vân và chưa thực sự hiểu rõ về những yêu cầu, nhiệm vụ cần đáp ứng khi làm việc là gì? Đừng lo! Hãy cùng CareerViet tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là gì qua bài viết dưới đây!
Giám đốc kinh doanh là vị trí khá quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của công ty, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những đặc điểm và yêu cầu của vị trí này.
Giám đốc kinh doanh cần đảm nhiệm những công việc gì?
Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer - tên viết tắt là CCO) là một chức vụ quan trọng trong công ty chỉ sau giám đốc điều hành (CEO).
CCO thường là người điều hành và đảm nhiệm tất cả các hoạt động kinh doanh trong công ty từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, Marketing, chăm sóc khách hàng cho đến hoạch định chiến lược kinh doanh. Vai trò, vị thế mà giám đốc đảm nhận ngày càng được nâng cao trong các công ty.
Ngày nay, vị trí giám đốc kinh doanh được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn làm mục tiêu nghề nghiệp bởi mức lương của vị trí này vô cùng hấp dẫn cùng với cơ hội việc làm rộng mở.
CCO - một chức vụ quan trọng trong công ty chỉ sau giám đốc điều hành
CCO đóng vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng, do đó thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Vai trò quan trọng nhất của vị trí CCO là phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng, cần có 1 huấn luyện viên tốt để nâng cấp đội ngũ ngày càng phát triển hơn để cùng nhau đạt được mục tiêu phấn đấu.
Không dừng lại ở đó, giám đốc kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng:
- Giám đốc kinh doanh là người kể chuyện.
- Giám đốc kinh doanh là người có khả năng cập nhật xu hướng công nghệ.
- Giám đốc kinh doanh đóng vai trò như là một khách hàng.
- Giám đốc kinh doanh là nhà cố vấn cao cấp cho CEO.
>> Xem thêm: Những kỹ năng cần thiết của một giám đốc giỏi
Để đảm nhận một vai trò lớn như vị trí giám đốc kinh doanh thì cần thực hiện tốt các công việc sau đây.
Nhiệm vụ chính của giám đốc kinh doanh là đưa ra định hướng phát triển kinh doanh nhằm đạt được những lợi nhuận tốt nhất cho công ty cũng như xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng để tăng trưởng hiệu quả.
Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu các nhóm kinh doanh, Marketing, PR và chăm sóc khách hàng, đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm việc trong công ty luôn được duy trì, từ đó giúp công ty đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.
Hơn nữa, CCO lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong việc soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định được đưa ra về hoạt động kinh doanh của công ty.
>> Xem thêm: 8 Thay đổi trong kinh doanh mà không phải ai cũng biết
Marketing là một trong những lĩnh vực mà CCO cần quan tâm đến. Họ sẽ đứng đầu trong việc xây dựng, phát triển chiến lược Marketing tập trung vào thâm nhập thị trường và tăng trưởng doanh số, đặc biệt là nhấn mạnh vào thu hút khách hàng và định hướng nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường.
Trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing, giám đốc là người trực tiếp giám sát và theo dõi hiệu quả, đưa ra những ý kiến can thiệp khi cần để chiến lược đạt hiệu quả cao hơn.
CCO là người lên kế hoạch và phát triển chiến lược Marketing
CCO sẽ làm việc với các nhóm thiết kế và phát triển, từ đó quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng
Đối với nhiệm vụ này, CCO sẽ làm việc với các nhóm thiết kế và phát triển để xác định những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ quảng bá đến người tiêu dùng cũng như duy trì thương hiệu của công ty thông qua phát triển và tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ mới.
Không những vậy, CCO còn là người định hướng và tìm ra những kênh truyền thông tiềm năng để đạt được các mục tiêu đề ra của công ty, chẳng hạn như: bán hàng đạt doanh số, liên kết được với các đối tác, cân đối doanh thu và chi phí,...
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh sẽ là người trực tiếp theo dõi và giám sát quy trình cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh. Những tiêu chí đánh giá có thể do giám đốc kinh doanh đề ra hoặc có sẵn rồi điều chỉnh sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
Cùng với giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc Marketing (CMO),... và các quản lý cấp cao sẽ xác định hướng đi trong tương lai cho công ty. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của công ty đó là tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô và điều hành công ty theo cơ chế phi cạnh tranh.
Để đưa công ty ngày càng phát triển, CCO luôn đổi mới bằng cách đi trước thị trường, xây dựng những cái mới, giúp công ty luôn nắm bắt được xu thế.
Bên cạnh đó, CCO còn là người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng ngân sách cho các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn liên quan đến lợi nhuận và chi phí của công ty.
Bên cạnh việc quản lý trực tiếp các công việc kinh doanh, phát triển định hướng cho công ty thì CCO có thể tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và Marketing.
Hơn ai hết, CCO là người hiểu rõ nhất nhu cầu về nhân lực của bộ phận cũng như đánh giá năng lực của ứng viên, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với các vị trí trong công ty.
Khi nhiều công ty “mọc” lên như nấm, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, lúc này giám đốc kinh doanh sẽ làm gì? Thực trạng này đòi hỏi các công ty phải tạo ra các mối quan hệ “ruột” trong kinh doanh. Không ai khác, CCO sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ trên. Để có thể làm tốt được điều này, trước hết CCO phải có tầm nhìn chiến lược, mở rộng các mối quan hệ bao phủ khắp thị trường.
>> Xem thêm: Tuyệt chiêu mà các giám đốc mới cần biết
Để trở thành giám đốc kinh doanh toàn năng thì khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu của bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh sau đây.
Để ứng tuyển vào vị trí CCO, yếu tố đầu tiên mà bạn cần có đó là có bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan khác. Đặc biệt, có bằng cấp chuyên sâu sẽ là một lợi thế, tuy nhiên nếu có bằng cấp tương đương vẫn có thể chấp nhận được.
Kinh nghiệm của CCO phải có ít nhất khoảng 10 năm
Đối với vị trí CCO, bạn cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc đối với các hoạt động liên quan đến kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng và triển khai các chiến lược đạt hiệu quả cao.
Không những vậy, CCO cũng cần có kinh nghiệm trong nhiều môi trường kinh tế khác nhau cũng như trong việc lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện kế hoạch.
Bên cạnh đó, CCO cũng phải có kinh nghiệm trong việc quản lý và làm việc từ xa khi việc mở rộng quy mô của công ty và gia tăng số lượng chi nhánh ngày càng được doanh nghiệp quan tâm đến.
Ở một vị trí cao cấp như vậy, CCO cần thành thạo các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng kinh doanh và Marketing, đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết.
Mức thu nhập của một giám đốc kinh doanh sẽ còn tùy thuộc vào các yếu tố như: lĩnh vực làm việc, tài chính công ty, công việc thực hiện, năng lực làm việc, kinh nghiệm làm việc, chỉ tiêu đạt được,... Dựa vào những tiêu chí này, công ty sẽ có mức lương xứng đáng cho vị trí CCO.
Thông thường, mức lương giám đốc kinh doanh trung bình sẽ là 30 triệu đồng/tháng, lương phổ biến khoảng từ 20 - 45 triệu đồng/tháng.
Những thông tin về vị trí ứng tuyển giám đốc kinh doanh đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về công việc mà CCO đảm nhiệm và vai trò của họ trong công ty. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về vị trí việc làm giám đốc kinh doanh hoặc các vị trí khác như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc nhân sự,... tại website CareerViet.vn hoặc liên hệ CareerViet để được tư vấn chi tiết.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
sacombank tuyển dụng | ninja van tuyển dụng | mailisa tuyểndụng | tuyển dụng vietcombank | baemin tuyển dụng | aeon tân phú tuyển dụng | tuyển dụng vinmart | Việc làm Đà Nẵng | Tìm việc làm tại Hà Nội | Việc làm Bắc Giang | Việc làm Hải Phòng | Việc làm Bắc Ninh
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này