Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 18,589
Giảng viên và sinh viên trong giờ thực hành |
Do lịch dạy của giảng viên được điều chỉnh theo “sô”, nên việc sinh viên phải học vào cuối tuần hay ca ba đã trở nên phổ biến ở nhiều trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường ngoài công lập. Thậm chí, có trường hợp SV phải vừa học vừa thi trong vòng 1 tuần để kịp thời gian cho thầy tiếp tục… chạy sô.
“Chưa hết giờ, thầy ơi!”
Ở nhiều lớp của Trường ĐH Mở TP.HCM, SV thường được giảng viên… xin lỗi vì đến trễ hoặc về sớm, vì các thầy cô này phải lệ thuộc vào giờ giấc của "sô". Giảng viên đến trễ vì phải chạy từ trường khác qua và cho sinh viên nghỉ sớm để tranh thủ thời gian chạy qua trường khác nữa.
Thiên Hương, SV năm 3 của trường nói vui: “Thầy chạy "sô", cả nhà trường và SV cũng… chạy theo thầy!”.
Nhiều SV ĐH Văn Hiến thì ca cẩm thời khóa biểu không giống ai.
Ví dụ, các bạn ở Khoa Quản trị kinh doanh được nghỉ học thứ 2, thứ 3. Nhưng ngày thứ 7 và Chủ nhật lại phải đi học. Chưa kể, thứ 6 hàng tuần phải học tới… 12 tiết (sáng 5, chiều 5 và tối 2).
SV Mai Hoàng, ĐH Văn Hiến cho hay, chiều Chủ nhật mà phải đi học. SV đã có kiến nghị thầy đổi lịch học nhưng không được vì thầy chỉ còn rảnh ngày Chủ nhật. Những ngày còn lại trong tuần, thầy có lịch ở trường khác.
Lớp của Vân Sơn, SV ĐH Mở TP.HCM, thỉnh thoảng được… nghỉ học vì giảng viên bận đột xuất. Còn chuyện giờ học bị “gia giảm” thì thường xuyên hơn. Có thầy, khi vào lớp không nhớ bài hôm trước đã giảng đến phần nào rồi. Sơn nói: “Thậm chí, có thầy còn đi nhầm phòng học nữa”.
Thầy càng giỏi, càng đắt “sô”
Không phải thầy cô nào cũng có “sô” để chạy. “Sô” nhiều chỉ có ở những giảng viên giỏi và có uy tín. Và tất nhiên là họ luôn bận rộn với lịch dạy dày đặc, có khi trong suốt cả tuần.
Một trong những giảng viên đó là Thạc sĩ H.T.P. Nhà ở quận 12 nên mỗi buổi sáng thầy P. phải rời khỏi nhà lúc 6g để kịp đến trường. Ngày nào cũng vậy, thầy phải giảng ở 4 trường ĐH: Kinh tế, Văn Hiến, Kỹ thuật công nghệ, và Mở TP.HCM. Một tuần, thầy P rảnh được tối Chủ nhật.
Có lần, hẹn gặp chúng tôi lúc 9g30 tối, nhưng khi gần đến giờ hẹn, thầy đã gọi điện xin lỗi vì: “Có sinh viên hẹn để trao đổi làm luận án, chị thông cảm nhé!”
Tương tự, lịch làm việc từ 6h sáng đến 10h đêm mỗi ngày là thầy N. V. Th., giảng viên môn Anh văn. Hiện nay thầy Th. đang dạy ở 3 trường ngoài công lập và 2 trung tâm ngoại ngữ. Buổi trưa, thầy chỉ chợp mắt khoảng 15-20 phút. Giờ giải lao giữa 2 ca ở trung tâm ngoại ngữ chỉ kịp để ăn vội ổ bánh mì.
Thu Hà, cựu SV một trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM, kể rằng chị đã từng mệt mỏi trong khi liên hệ với thầy để được hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp. Chị cho biết có khi mất cả tháng trời mới gặp được thầy.
Hà phải tìm thầy lòng vòng ở 4 trường khác nhau trong thành phố. Gọi điện thì lúc nào thầy cũng đang đứng lớp hoặc đang đi tỉnh. "Cuối cùng, mình và thầy thống nhất phương án trao đổi với nhau qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp vào giờ trưa, chỉ khoảng 30 phút”.
Thiếu giảng viên cơ hữu
Tại ĐH Hồng Bàng, chúng tôi kể tên 5 môn học và hỏi sinh viên về giảng viên của những môn đó. Kết quả là có 4 môn học được sinh viên khẳng định là do giảng viên ở trường khác tới dạy, còn một môn thì… chưa chắc chắn vì chưa nghe thầy tự giới thiệu.
Tương tự, các bạn SV ĐH Mở, Văn Hiến, Hùng Vương cũng liệt kê các giảng viên không phải cơ hữu của trường: Môn Xã hội học do thầy ở ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dạy; môn Tâm lý có thầy ở ĐH Sư phạm; hoặc thầy này đến từ trường Ngân hàng, còn thầy kia là của ĐH Kinh tế…
Hiện nay, không ít các trường ngoài công lập phải đau đầu với tình trạng thiếu giảng viên cơ hữu. So với các trường công lập, đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường dân lập thấp hơn nhiều, có trường chỉ đạt 15% trong tổng số giảng viên đứng lớp.
Thiếu giảng viên cơ hữu, nên hầu hết các trường ngoài công lập ngày càng lệ thuộc vào đội ngũ thỉnh giảng viên và nhiều trường đã phải tăng 15-20% thù lao cho đội ngũ này.
Một giảng viên đại học khẳng định với chúng tôi rằng: “Đối với đa số giảng viên có tiếng tăm hiện nay, nếu không được mời thỉnh giảng thì cũng tham gia luyện thi. Ít ai còn thời gian dành cho nghiên cứu chuyên môn”.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VNN
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này