Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 28,551
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Kể từ khi nhận chức điều hành nhân sự tại Google – còn được biết là HR, vào năm 2006, Laszlo Bock đã giúp công ty tăng từ 3.000 lên 53.000 nhân viên.
Mỗi năm, Google tiếp nhận hơn 2 triệu đơn đăng kí ứng tuyển, nhưng chỉ có 4.000 người được nhận. Tỉ lệ ứng tuyển thành công vào Google còn thấp hơn Đại học Yale hoặc Harvard.
Vậy, đâu là những điều chính xác mà Google trông đợi ở số ít các ứng viên may mắn thành công?
Qua quyển sách của ông và buổi phỏng vấn với tạp chí New York Times, The Economist, Quarts, và Students trên Google+, Bock đã tiết lộ những tính cách mà ông trông đợi ở những nhân viên tương lai của Google.
1. Google cần tính cách “Googleyness”
Theo “Work Rules”, Bock nói rằng Google có một yêu cầu khắt khe cho những người được gọi là “Googleyness”
Dù Bock nói rằng không có một định nghĩa chính xác cho Googleyness, tính cách này đã làm nên thương hiệu riêng của nhân viên Google.
Đây là mô tả của ông:
Googleyness bao gồm: tính cách vui vẻ, có sự khiêm nhường (điều gì sẽ xảy ra nếu một con người không bao giờ chấp nhận họ có thể sai), tận tâm với công việc (Google là tập hợp những người chủ, họ không muốn sở hữu nhân viên), tập thích ứng với sự thay đổi chóng mặt, và những việc bạn đã làm trong quá khứ cho thấy rằng bạn đã có những quyết định rất can đảm và thú vị cho cuộc đời bạn.Những tính cách này sẽ hợp lại thành Googleyness.
2. Google muốn “kiến thức thực tế có ảnh hưởng trong công việc” chứ không phải chuyên sâu vào một ngành đặc thù
Trong những phần khác của “Work Rules”, Bock viết rằng “cho đến nay thì điều chúng tôi ít quan tâm nhất là việc ứng viên có họ hiểu rõ những công việc họ sẽ làm hay không.
Tại sao? Những chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định cũng sẽ chỉ lặp lại một giải pháp nhất định đối với một tình huống mới.
Để có những ý tưởng mới mẻ, bạn cần phải có một kiến thức bao quát hơn.
“Đối với những người làm ở vai trò kĩ thuật, như kĩ sư hoặc những người giám sát chất lượng sản phẩm, chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá chuyên môn của họ.” Bock viết. “Nhưng xu hướng của chúng tôi vẫn là tuyển chọn những người có kiến thức chung ở mảng khoa học máy tính thay vì chỉ tập trung ở một lĩnh vực nhất định.”
Kiến thức thực tế có ảnh hưởng trong công việc
3. Google cần những “nhà lãnh đạo khẩn cấp”
“Chúng tôi không đòi hỏi ở những người chúng tôi thuê những kiến thức chuyên môn quá sâu hay những thành tích cao trong khả năng học tập”. Bock nói với Nisen trên Quartz. “Chúng tôi nói về việc lãnh đạo khẩn cấp, nhưng không phải là lúc nào bạn cũng đóng vai trò lãnh đạo. Chúng tôi muốn nhân viên sẵn sàng tiếp nhận vai trò này khi xuất hiện một vấn đề nào đó trong công ty, và quan trọng hơn là họ cũng phải biết trở lại công việc bình thường khi giải quyết xong vấn đề.”
Bock cũng đã từng nói rằng Google không mấy quan tâm về việc bạn có làm chủ tịch hội cờ vua hoặc bạn đã xxx để trở thành một nhân viên kinh doanh. Mấu chốt của vấn đề là bạn nên biết khi nào thì nên tiếp nhận và khi nào thì nên từ bỏ vai trò lãnh đạo trong công việc.
4. Google muốn những người có “khả năng nhận thức cao”
“Nếu bạn thuê một người sáng dạ, luôn tò mò và có ý thức học hỏi cao, họ có thể sáng tạo ra những điều mà thế giới không hề nhìn thấy trước đây.” Bock giải thích khi trả lời phỏng vấn trong chuyên mục Hỏi & Đáp trên Google+. “Yêu cầu này xuất phát từ việc chúng tôi mong muốn nhân viên sẽ thay đổi cách thức họ làm việc hơn là chỉ làm giống như những gì người khác làm. Chúng tôi tuyển dụng dựa theo năng lực, kĩ năng học hỏi cái mới và tổng hợp chúng.”
5. Google tìm kiếm những người kiên trì và bền bỉ
Bock nói với tạp chí Times, ông đã từng nói chuyện với một sinh viên học 2 chuyên ngành: Toán – Khoa học máy tính. Học sinh này lúc ấy đang suy nghĩ liệu có nên từ bỏ ngành khoa học máy tính hay không vì ngành này thật sự quá khó.
“Tôi đã nói với sinh viên đó rằng một sinh viên điểm B ở khoa máy tính thì giỏi hơn một sinh viên A+ khoa tiếng Anh.” Ở khoa máy tính bạn phải suy nghĩ chặt chẽ và các môn học thì đều khó hơn. Học sinh đó sẽ trở thành một trong những thực tập sinh của chúng tôi vào mùa hè này.
Một nghiên cứu quan trọng trong ngành giáo dục cho thấy rằng, những người bền bỉ theo đuổi mục tiêu dù có khó khăn đến mấy là chìa khóa quan trọng cho sự thành công hơn bất kỳ chỉ số IQ nào.
6. Google cần “sự đa dạng”
Bock nói với Quartz rằng Google luôn luôn yêu cầu ở các ứng viên “mang đến một sự mới lạ, đa dạng về quan điểm và kinh nghiệm sống.”
Mong muốn sự đa dạng là một điều dễ hiểu, vì trong báo cáo nhân lực năm ngoái, nhân viên của Google có đến 70% là nam và 60% là người da trắng.
Google cần “sự đa dạng”
7. Google cần biết liệu các ứng viên có thể giải quyết những dự án khó
Google nổi tiếng bởi vì những câu hỏi “hại não” như “Xác xuất để bẻ 1 cây gậy thành 3 phần rồi tạo thành hình tam giác?” Nhưng rồi nó chứng minh câu hỏi này không hữu ích trong việc tuyển dụng, họ không còn dùng nó nữa.
Giờ đây, Google dùng những câu hỏi như “cho tôi một ví dụ về việc bạn giải quyết một vấn đề khó khăn đòi hỏi sự phân tích cao như thế nào”.
Bằng cách hỏi về những kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ nhận được hai thông tin từ ứng viênBock nói. Một là bạn sẽ biết được ứng viên đã giải quyết một công việc khó trong tình huống thực tế thế nào, hai là bạn sẽ hiểu mức độ mà ứng viên đó cho là “công việc khó khăn” đối với họ.
8. Google cần những ứng viên có kĩ năng phân tích
Kĩ năng máy tính cơ bản sẽ hữu ích, bởi vì quan điểm này được dùng để làm dấu hiệu cho “khả năng hiểu biết và xử lí thông tin” và suy nghĩ nó theo một các logic, chuẩn hóa và xxx. Dù vậy, Bock nói rằng vẫn có nhiều vấn đề khác ngoài những kiến thức khoa học máy tính, Bock chia sẻ rằng môn Thống kê mà ông học được ở trường kinh doanh đã tạo bước ngoặt cho sự nghiệp của mình.
“Rèn luyện kỹ năng phân tích giúp bạn trở nên khác biệt trong thị trường nhân lực lao động.” Bock nói.
9. Google hy vọng những ứng viên có khả năng đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn cao một cách lố bịch của họ
“Chúng tôi không thoả hiệp với những tiêu chí tuyển dụng thấp chỉ để tìm người thay thế.” Vì thế, những vị trí ứng tuyển ở Google luôn có thời hạn lâu hơn bạn nghĩ”_Bock nói. “Ta phải hôn rất nhiều chú ếch trước khi gặp được vị hoàng tử của mình.”
10. Google không quan tâm đến điểm số
Điểm số không đồng nghĩa với sự thành công của bạn ở công ty.
“Môi trường học tập là một môi trường nhân tạo, những người ngồi học được cung cấp những kĩ năng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong môi trường đó”, Bock nói.
Trong trường học, sinh viên luôn được cung cấp câu trả lời cụ thể cho những tình huống. “Giải quyết những vấn đề mà không hề có câu trả lời cụ thể thì mới thú vị” Bock nói, “Bạn cần những người luôn muốn tìm ra những câu trả lời cho những vấn đề không có câu trả lời hiển nhiên.”
11. Google muốn biết ứng viên đã hoàn thành được bao nhiêu mục tiêu so với những người bạn đồng lứa với họ
Khi Bock giải thích làm thế nào để viết một hồ sơ xin việc với Thomas Friedman của tạp chí Times, ông nói rằng hầu hết mọi người khi viết resume đều quên một công thức đơn giản là “tôi đã làm công việc X, liên quan tới Y bằng cách Z.”
Bock giải thích, có rất nhiều người chỉ viết đơn giản như “Tôi đã viết một bài báo đăng trên tạp chí New York Times.”
Nhưng, một hồ sơ xin việc sẽ nổi trội hơn khi có sự so sánh của họ đối với những người đồng lứa khác. Bock giải thích rõ hơn, họ có thể viết như “Tôi có 50 ý kiến được đăng tải so với mức trung bình là 6 của những người khác từ việc cung cấp thông tin chuyên sâu về những mảng sau trong suốt ba năm.”
12. Google cần những người làm chủ các dự án
Với suy nghĩ mình là chủ, bạn sẽ có trách nhiệm đối với dự án đó hơn, và sẵn sàng làm mọi thứ để giải quyết những vấn đề. Nhưng bạn cũng phải biết tạm dừng nếu người khác có ý tưởng tốt hơn, thành quả cuối cùng của dự án là mục tiêu của bạn. Bock giải thích, “chúng ta có thể cùng làm với nhau để giải quyết vấn đề này, tôi đã đóng góp khả năng của mình và giờ tôi tạm thời lùi lại.”
13. Google cũng muốn nhìn thấy sự khiêm tốn
Bạn cần có sự khiêm tốn về mặt trí tuệ để thành công ở Google, nếu bạn kiêu ngạo, bạn sẽ chẳng học được gì. Đây là một vấn đề phổ biến trong giáo dục, những sinh viên tốt nghiệp những trường kinh doanh hạng ưu thì thường kiêu ngạo hơn.
Thành công cũng có thể trở thành một trở ngại. Kể từ lúc bắt đầu thành công, nhiều nhân viên của Google không còn đụng phải những sự thất bại. Vì vậy, họ dần không thể chấp nhận và học hỏi nếu như họ phải gặp thất bại trong tương lai.
“Thay vì xem thất bại là một cơ hội học hỏi, họ lại đổ lỗi cho người khác”. Bock nói.
Những người này, sẽ cảm thấy mình là một thiên tài nếu những công việc mang lại thành quả tốt. Nếu công việc thất bại, họ nghĩ rằng vì có ai đó là kẻ ngu ngốc hoặc do họ không nhận đủ nguồn lực trợ giúp hoặc tình hình thay đổi…
Theo quan sát của chúng tôi, những người thành công tại Google là những người có tính cách mạnh mẽ. Họ cạnh tranh nhau như điên để có những vị trí khốc liệt nhất. Họ cuồng tín cho quan điểm của bản thân. Nhưng khi bạn nói “đây là những thông tin hoặc số liệu mới nhất”, họ sẽ bảo “Ừ nhỉ, những thông tin này sẽ làm thay đổi nhiều thứ đây, bạn đã đúng!”
Những người thành công tại Google là những người có tính cách mạnh mẽ
Nguồn hình: Internet
Nguồn: nguonhocbong.com và World Economic Forum
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này