Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,444
Xét trong bối cảnh hiện nay và những năm tới của nước ta nói chung và của ngành GDĐT nói riêng thì có thể nói chủ trương này có nhiều bất cập.
Thứ nhất, sai ngay từ cách tiếp cận ban đầu. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay của ngành GDĐT nước ta là sự yếu kém về chất lượng GDĐT. Hiện chúng ta đang thực hiện hai kỳ thi với mục đích hoàn toàn khác nhau: Thi tốt nghiệp THPT chỉ nhằm kiểm tra kiến thức để công nhận hoàn thành cấp học và đạt được kiến thức phổ thông cần thiết, không hạn chế số lượng tốt nghiệp, có thể cả nước đạt phổ cập trình độ THPT; còn thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ là nhằm tuyển chọn những người thực sự có đủ khả năng để học lên bậc cao hơn nhằm đào tạo chuyên gia, người tài. Ấy vậy mà chất lượng đầu vào các trường ĐH, CĐ nói riêng và chất lượng học tập nói chung còn lắm điều bất ổn, huống hồ bỏ đi một kỳ thi thì hậu quả sẽ còn thế nào.
Cái sai tiếp theo trong cách tiếp cận của chủ trương này. Mỗi một kỳ thi đã bao chuyện vô cùng phức tạp, nay lại gộp cả hai làm một thì sự phức tạp lại càng nhân lên gấp bội như sẽ phân tích dưới đây.
Thiết nghĩ, cùng với chủ trương "hai không" vấn đề bức xúc nhất cần bàn hiện nay là các giải pháp nâng cao chất lượng GDĐT. Vì vận mệnh quốc gia trong tương lai thịnh - suy thế nào, phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào điều này.
Thứ hai, mục tiêu đặt ra không trúng. Cái gọi là mục tiêu nhằm "giảm áp lực và chi phí" cho học sinh, gia đình và xã hội chẳng qua chỉ là ngụy biện. Vấn đề đặt ra là "áp lực" gì? Nếu các kỳ thi tạo ra "áp lực" phải học tập nghiêm chỉnh thì đích thực đó là một trong những mục đích của các kỳ thi. Trên thực tế, xét về hình thức qua khối lượng và nội dung chương trình học có vẻ như có áp lực học tập lên học sinh, song thực chất mà nói, ở nước ta chưa có áp lực học tập thực sự.
Còn cái gọi là "áp lực" xuất phát từ thi cử ở nước ta thực ra là "áp lực" phải đỗ tốt nghiệp cao để đạt thành tích cao theo mong muốn của lãnh đạo và "áp lực" phải đỗ ĐH chủ yếu để thoả mãn ước muốn của gia đình. Các áp lực đó không những đè nặng lên học sinh, mà cả lên toàn hệ thống thi cử. Để xử lý các áp lực này không phải là bỏ kỳ thi, mà là xử lý các nguyên nhân gây ra chúng như đã nêu trên. Nếu như quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường nghiêm chỉnh ngay từ đầu trên mọi phương diện thì liệu có còn cảm thấy "áp lực học tập" trước các kỳ thi nữa không? Chắc chắn là không.
Còn về mục tiêu giảm chi phí, thử hỏi liệu trên đời này để đạt được lợi ích nào mà không phải mất phí tổn gì không? Chúng ta muốn có sự đánh giá đúng thực chất trình độ, đảm bảo khách quan, công bằng, tuyển sinh đúng người có khả năng và tạo động lực để học tập và giảng dạy thì phải chấp nhận mất phí tổn để tổ chức thi cử. Cái được mới là đáng quý và quan trọng hơn nhiều. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sự công bằng, khách quan và chuẩn xác trong việc đánh giá trình độ kiến thức và tuyển sinh.
Thứ ba, không đảm bảo tính khả thi. Lâu nay tổ chức 2 kỳ thi riêng biệt mà còn quá nhiều bất cập, bất ổn. Ngay cả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tuy được đánh giá là thành công, song thực chất có đúng vậy không? Nhiều ý kiến cho rằng mới chỉ thành công bề nổi theo báo cáo; đi vào thực tế còn nhiều điều nhức nhối. Hơn ai hết, Bộ GDĐT biết rõ điều đó.
Việc gộp hai kỳ thi với nhiều sự khác biệt nhau liệu có đơn giản là chỉ gộp hai đề thi thôi không? Khác nhau về mục đích, về đối tượng tham gia và chủ thể quan tâm, về trình độ kiến thức, mức độ nghiêm ngặt về địa điểm thi, về áp lực của xã hội, v.v... Với những sự khác nhau đó và trong bối cảnh giai đoạn hiện nay thì liệu có ai dám chắc rằng nhập hai kỳ thi lại sẽ vẫn đạt được kết quả như cũ chứ đừng nói tốt hơn không?
Và để cho hữu ích nên tập trung bàn vào các giải pháp, bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cả trong và ngoài hệ thống GDĐT nhằm nâng cao chất lượng GDĐT đáp ứng các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập
Nguồn: Theo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này