Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,546
Tại VN, hiện chưa có một cơ quan, tổ chức kinh tế nào nghiên cứu, đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực CFO - giám đốc tài chính - đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, nguồn nhân lực cao cấp này đang thiếu hụt trầm trọng.
Vì sao khan hiếm CFO?
Sau khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế, tháng 7-1995, anh Phạm Văn Bằng vào làm việc ở Công ty Procter & Gamble (P&G VN). Tháng 9-2002, anh được cử đi Philippines, phụ trách kinh doanh ngành hàng chất tẩy rửa của P&G khu vực châu Á - Úc, Ấn Độ và chuyển sang làm việc ở Singapore. Hơn chục năm làm việc trong các môi trường khác nhau, với tấm bằng MBA, có năng lực và kinh nghiệm, Phạm Văn Bằng được P&G cất nhắc vào vị trí giám đốc tài chính và đối ngoại.
Anh Bằng là một trong số rất ít CFO giỏi người VN. Tại TPHCM, theo một công ty tư vấn nguồn nhân lực, lực lượng CFO hành nghề chuyên nghiệp chỉ khoảng trên dưới 100 người và chủ yếu làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia với mức thu nhập khá cao. Ông Trương Hoàng Hùng, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Kiểm toán AFC, cho rằng nguyên nhân khiến lực lượng CFO thiếu hụt và không đáp ứng nhu cầu DN là do chức danh này chỉ mới hình thành ở VN những năm gần đây, trong khi ở nhiều quốc gia nó đã có từ lâu. Điều này dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của hầu hết các DN trong nước, người giữ vị trí cao nhất sau ban giám đốc thường chỉ là kế toán trưởng hoặc phụ trách tài chính, trưởng phòng tài chính - kế toán chứ không phải là CFO.
Nội địa hóa và cơ hội
Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các loại hình DN khiến nhu cầu sử dụng, cho thuê giám đốc tài chính tăng cao. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế - tài chính toàn cầu, việc cần CFO giỏi để xây dựng, hoạch định chiến lược tài chính về huy động vốn, đầu tư, xuất khẩu, tiếp thị... trở thành yêu cầu mang tính bắt buộc đối với DN - GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế TPHCM, cho biết như trên. Còn theo bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng VPĐD Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), một trong những chuyển động đáng lưu ý trên thị trường lao động là xu hướng nội địa hóa nguồn nhân lực CFO sẽ phổ biến hơn trong các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia vào những năm tới. Bởi lẽ, VN đang trong quá trình hoàn thiện các chính sách về tài chính, thuế... cùng với việc hướng dẫn, thay đổi, bổ sung liên tục các văn bản pháp lý nên một CFO là người VN sẽ giúp các công ty này dễ cập nhật, nắm bắt, thích ứng với sự thay đổi đó.
Vấn đề đặt ra là bao giờ có đủ nguồn nhân lực CFO để đáp ứng nhu cầu DN? Giám đốc tài chính và đối ngoại P&G Phạm Văn Bằng cho rằng sự khan hiếm CFO có thể khắc phục trong những năm tới, khi cùng với sự phát triển của nền giáo dục - đào tạo trong nước, một bộ phận trí thức trẻ du học và làm việc ở nước ngoài trở về và chắc chắn trong đó sẽ có nhiều CFO giỏi. Ông Trương Hoàng Hùng cho rằng, lực lượng kiểm toán viên, kế toán trưởng, những người đang làm việc trong lĩnh vực tài chính hiện nay khá dồi dào. Nếu họ tiếp cận được với các dịch vụ đào tạo, tích lũy thêm kinh nghiệm, sẽ là nguồn bổ sung đáng kể cho đội ngũ CFO.
Cái khó hiện nay là dịch vụ đào tạo CFO chưa được phổ biến ở VN. Trong danh mục các ngành nghề đào tạo của Bộ Tài chính, ngoài kế toán trưởng và mới đây là kiểm toán viên chuyên nghiệp thì chương trình đào tạo CFO cũng chưa có. Còn ở hệ thống các trường ĐH, duy nhất trong cả nước hiện nay chỉ có Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thuộc Trường ĐH Kinh tế TPHCM là đang có chương trình đào tạo chuyên về CFO.
Nguồn: (Theo Người Lao Động)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này