Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 19,516
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Môi trường công sở thường có những quy tắc bất di bất dịch theo kiểu truyền thống và mọi người chẳng ai bảo ai thường "im lặng" thực hiện. Phàm đã là nhân viên đi làm công ăn lương, không ai không muốn được lòng sếp. Thế nhưng, cũng có những con người tìm cách bứt phá khỏi khuôn khổ. Họ dám qua mặt sếp khi nghĩ mình là người giỏi hơn.
Cầm tấm bằng du học bên trời Tây về, Tuấn tự tin bước vào một công ty khá tiếng tăm ở Hà Nội. Sếp của Tuấn còn rất trẻ, chỉ hơn Tuấn vài tuổi, chẳng du học nước nào, ngoại ngữ cũng tầm tầm bậc trung nhưng bù lại rất am hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty và có một phong thái đĩnh đạc của những người vốn được gọi là "sếp". Tuy nhiên, trong mắt Tuấn, tay trưởng phòng này thật sự tầm thường.
Tuấn tự thấy năng lực chuyên môn của mình hơn hẳn, tuy có thiếu kinh nghiệm chút nhưng Tuấn nghĩ làm việc một thời gian ở đây mọi người sẽ nhận ra được ai là người giỏi hơn ai. Tuấn tự mình đặt ra một cuộc so tài, ngấm ngầm thể hiện bản thân bất cứ lúc nào có thế. Chính vì vậy, trong các cuộc họp nhóm, họp phòng, hễ có mặt sếp, Tuấn đều tìm cách nêu bật chính kiến, ý tưởng của mình và thẳng thừng chê bai các ý tưởng của sếp. Tuấn làm điều đó theo một kế hoạch dài hạn, đầy tính toán. Thành ra, thay vì chú tâm vào công việc, làm một nhân viên nhiệt huyết và mẫn cán thì Tuấn lại ngày đêm nghĩ cách làm sếp mất mặt. Các dự án Tuấn được giao chẳng bao giờ được hoàn thành đúng hẹn, đồng nghiệp cũng xa lánh vì cảm thấy tính tình anh chàng này kì cục, ngạo mạn và tinh tướng. Cho đến khi nhận quyết định rời khỏi công ty, Tuấn vẫn không thể giải thích được sếp của mình tại sao vẫn được mọi người yêu quí và công việc thì "xuôi chèo mát mái" đến vậy?
Sếp là lãnh đạo nhưng suy cho cùng sếp cũng chỉ là một con người bình thường, mà người bình thường thì không thể hoàn hảo được. Nghĩa là trong mắt bạn, sếp dù có tuyệt vời, giỏi giang đến đâu thì cũng khó xoay xở khi một mình ôm đồm, giải quyết hết công việc và tất nhiên không thể không có sai lầm.
Tuy nhiên, để có được chức vụ và sự tôn kính của mọi người, sếp cũng đã phải trải qua một thời gian thử thách cũng như chứng tỏ bản thân như bạn từ những ngày đầu bước chân vào công ty. Năng lực là cái quan trọng nhưng không phải là tất cả, kinh nghiệm, bản lĩnh, óc phán đoán, khả năng dung hòa mâu thuẫn, quyền lợi của cấp dưới mới là những yếu tố cần thiết nhất giúp sếp bạn leo lên được vị trí như ngày hôm nay. Thế nên, đừng nghĩ mình là người giỏi hơn sếp trước khi bạn nhìn nhận vấn đề một thời gian lâu dài thấu đáo. Nếu bạn thực sự có năng lực, bạn cần dùng nó để giúp đỡ sếp giải quyết công việc chứ đừng nên dùng nó làm "vũ khí" đối đầu với sếp.
Văn hoá công chức, suy đến cùng là văn hoá ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên. Anh rất trung thành – tốt. Anh rất giỏi nghiệp vụ – rất tốt. Nhưng anh đừng cố tỏ ra giỏi hơn sếp của anh.
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này