Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,903
Liệu sếp muốn bạn cắm đầu vào công việc, gửi báo cáo công việc hằng ngày hay chỉ gặp sếp khi có vấn đề rắc rối... Những câu hỏi đó khiến nhân viên nhiều khi rối tung vì không thể nào biết đích xác những điều sếp muốn.
Những chia sẻ sau đây của các vị sếp, các chuyên gia tư vấn sẽ giúp các bạn hiểu hơn những gì họ thực sự mong muốn từ nhân viên của mình:
- Tiết kiệm thời gian
Sếp là người bận rộn. Vì thế, tại bất kỳ thời điểm nào, họ cũng muốn nhân viên tiết kiệm thời gian, không làm mất quá nhiều thời gian của họ. Sếp luôn muốn nhân viên hoàn thành công việc sớm nhất, "việc hôm nay chớ để ngày mai", tránh tình trạng công việc dồn đống, không thể xử lý hết. Người làm sếp luôn muốn nhân viên chủ động giải quyết công việc chứ không phải cứ ngồi đợi lệnh sếp mới làm.
Họ cũng muốn nhân viên của mình khiêm tốn và lịch thiệp, không khoe khoang, khoác lác kể cả khi lập công. Dù có cống hiến đáng kể cho công ty, nhân viên cũng không rơi vào tình trạng ngủ quên trong chiến thắng mà phải biết vượt qua những lời khen, khiêm tốn và tiếp tục phấn đấu.
Ngoài ra, sếp cũng muốn nhân viên biết tôn trọng chính bản thân mình bởi có được điều đó, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và biết tôn trọng những người xung quanh. Khi đó, công việc sẽ trôi chảy hơn.
- James Clear - người sáng lập Passive Panda, một website tư vấn doanh nghiệp
- Trung thực
Một vị sếp tốt luôn muốn có những nhân viên trung thực, không tự huyễn hoặc bản thân bằng những lời tâng bốc thái quá. Bạn có thể đề xuất ý tưởng mới, sáng tạo hướng đi, tăng lợi nhuận cho công ty nhưng điều đó phải thể hiện bằng hành động thực sự chứ không chỉ... chém gió. Mọi lời nói phải biến thành hành động, đem lại những lợi ích thiết thực cho công ty.
- Tiến sỹ Richard S Deems
- Cư xử lịch thiệp
Có ba điều tôi luôn tìm kiếm ở nhân viên của mình: Đóng góp cho công ty, đạo đức nghề nghiệp và cư xử lịch thiệp với khách hàng, đối tác. Chúng tôi luôn mong muốn có những ngày làm việc vui vẻ, cả trong công ty và khi làm việc với khách hàng. Không ít nhân viên thường cau có, khó chịu vì có nhiều điều khiến họ không hài lòng, điều đó ảnh hưởng đến không khí làm việc và hiệu quả công việc.
- Shilonda Downing - Quản lý dịch vụ tuyển dụng Vitural Work Team
- Lạc quan, tự tin
Thái độ tích cực, trung thực và tự tin là điều chúng tôi luôn tìm kiếm ở nhân viên của mình. Trước mọi vấn đề, dù khó khăn đến mấy, họ cũng nên có thái độ tích cực, có niềm tin vào thành công. Bất kỳ khi nào có ý tưởng, giải pháp, họ cần tự tin để trình bày với sếp, với đồng nghiệp... Khi có lỗi, hãy trung thực nhận lỗi, đừng bao giờ đổ thừa cho người khác hay tìm cách đẩy sang cho đồng nghiệp khi công việc không thuận lợi.
- Craig A Fleming - Chủ tịch Tập đoàn International Artist Management Group Inc.
- Đam mê công việc
Tôi sẽ cân nhắc lựa chọn khi ứng viên hội đủ ba đặc điểm sau: Đam mê công việc, thông minh, nhạy bén và đặc biệt là tạo ra sự khác biệt, đem lại lợi ích hữu hình cho công ty. Họ dám dấn thân, dám thực hiện những điều mới mẻ để tìm ra hướng đi mới thích hợp.
- Rosaria Hawkins - Chủ tịch Take Charge Consultants, công ty tư vấn phát triển vị trí lãnh đạo
- Chủ động
Hãy sẵn sàng chứng tỏ giá trị bạn có thể mang đến cho công ty, quên đi những mô tả qua giấy tờ, hồ sơ và chủ động bắt tay vào việc tìm kiếm hướng đi giúp công ty kinh doanh tốt, hiệu quả cao, biết đặt mình vào vị trí của các nhà lãnh đạo để tìm ra phương pháp tốt nhất.
- Mary Hladio - CEO Ember Carries, công ty tư vấn phát triển vị trí lãnh đạo
- Hiểu sếp
Bất kỳ vị sếp nào cũng muốn có những nhân viên thông minh,nhanh nhạy. Tuy nhiên, ngoài những điểm chung ấy, các sếp vẫn muốn nhân viên dành thời gian để hiểu mình. Họ phải hiểu được phong cách làm việc cũng như thế mạnh, hạn chế của sếp và cố gắng cho phù hợp. Nhân viên cần hiểu mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của sếp trong bối cảnh kinh tế hiện tại để có sự chia sẻ, đóng góp đáng kể. Sếp luôn mong muốn nhân viên có đủ những kỹ năng, kinh nghiệm để giúp sếp đưa công việc kinh doanh tốt hơn, hoàn thành mục tiêu đề ra.
- David Prottas - Trợ giảng ở Trường ĐH Adelphi University
- Dám dấn thân
Sếp thường tìm kiếm những người có nhiều ý tưởng mới mẻ, dám dấn thân vì đam mê chứ không phải vì tiền. Họ cần những ứng viên làm việc hiệu quả, say mê với công việc, dám đương đầu và vượt qua thử thách.
- John Strelecky - HLV và là tác giả của "The Why Cafe"
Nguồn: Theo Bưu Điện Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này