Mở rộng độ bao phủ BHYT: Kinh nghiệm từ quốc tế

Lượt xem: 5,451

Mở rộng bao phủ BHYT luôn là mục tiêu được đặt ra đối với tất cả hệ thống BHYT của các quốc gia. Để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia áp dụng 2 chính sách và mang lại hiệu quả lớn, đó là sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để đóng, hoặc hỗ trợ đóng BHYT và quy định tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia đình.

Sử dụng ngân sách nhà nước để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, trong quá trình mở rộng diện bao phủ của BHYT tới nhóm dân cư ở khu vực phi chính quy không thể thiếu được vai trò tài trợ của NSNN, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Mở rộng bao phủ BHYT luôn là mục tiêu được đặt ra đối với tất cả hệ thống BHYT của các quốc gia. Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Tại Malaysia, tất cả dịch vụ y tế cung ứng tại vùng nông thôn (chủ yếu là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh ngoại trú) được chi trả từ NSNN nên người dân được sử dụng miễn phí. Tại thành thị, đa số là các dịch vụ được cung cấp bởi các bệnh viện nhưng cũng do NSNN bao cấp phần lớn. Để đạt mục tiêu chăm sóc sức khoẻ toàn dân, Chính phủ Malaysia dự kiến phát triển BHYT thông qua việc thiết lập Hệ thống tài chính y tế quốc gia. NSNN sẽ cung cấp tài chính cho người nghèo, người tàn tật, công chức và người nghỉ hưu tham gia BHYT. Như vậy, khi triển khai hệ thống này, nhà nước thể hiện vai trò rất lớn trong việc cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khoẻ tại Malaysia.

Tại Trung Quốc, chương trình BHYT nông thôn mới dành cho người dân nông thôn là một ví dụ điển hình minh chứng cho sự thành công của việc mở rộng độ bao phủ BHYT. Bắt đầu từ năm 2003, tỷ lệ bao phủ BHYT vùng nông thôn chỉ đạt 13% nhưng sau 5 năm tỷ lệ này đã tăng lên là 92% và đến năm 2011 đạt 95%. Mức trợ cấp từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho BHYT tăng dần qua các năm từ 66% lên 80% và mới đây là 90% mệnh giá BHYT.

Tại Thái Lan nổi tiếng với chương trình 30 Bạt để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Đây là chương trình chăm sóc sức khỏe cho tất cả công dân Thái Lan chưa tham gia chương trình BHYT mà chủ yếu là nông dân và người lao động tự do bằng nguồn tiền từ NSNN. Theo đó, những người tham gia chương trình này phải đăng ký với các cơ sở y tế, được cấp một thẻ BHYT miễn phí và đóng một khoản tiền là 30 Bạt (tương đương 0,75 USD) cho mỗi lần khám chữa bệnh ngoại trú hoặc điều trị nội trú; thuốc kê đơn được cấp miễn phí. Theo chương trình chăm sóc sức khỏe này, tỷ lệ người dân không có BHYT ở Thái Lan đã giảm từ mức 30% năm 2000 xuống còn 5% năm 2003.

Quy định tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia đình

Tại Mông Cổ, Luật BHYT được ban hành từ năm 1994 với những thay đổi chính sách quan trọng: Chuyển đơn vị tham gia BHYT từ cá nhân sang hộ gia đình; các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế cho BHYT phải được công nhận chất lượng; thực hiện thanh toán theo định suất đối với bệnh viện. Mông Cổ rất chú trọng đến việc nâng cao hệ thống quản lý thông tin và năng lực của cơ quan BHYT trong việc đạt các thỏa thuận với các cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế.

Tại Đài Loan, BHYT được triển khai thực hiện từ năm 1995 theo hình thức bắt buộc với tất cả mọi người dân. Tỷ lệ bao phủ BHYT hiện nay là 99% dân số bởi Đài Loan áp dụng chính sách người lao động phải đóng BHYT cho người ăn theo.

Tại Nhật Bản, triển khai BHYT bắt buộc áp dụng đầu tiên đối với khu vực lao động chính thức vào năm 1927. Đến năm 1938, chương trình BHYT cộng đồng dành cho các đối tượng lao động phi chính thức được khởi động, theo đó, những người không phải là lao động hưởng lương trong các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia BHYT tại các quỹ BHYT trên địa bàn cư trú. Năm 1943, Nhật Bản thực hiện chương trình BHYT cho thân nhân người lao động. Quy định bắt buộc đóng góp tham gia BHYT được Nhật Bản thực hiện nghiêm ngặt thông qua kiểm soát thu nhập cá nhân hằng năm của các đối tượng không thuộc khu vực chính thức. Bằng các chính sách này, Nhật Bản đã đạt bao phủ BHYT bắt buộc năm 1961.

Tại Hàn Quốc, Luật BHYT được ban hành năm 1963. Chính phủ nước này xác định mục tiêu BHYT toàn dân trong bối cảnh chủ yếu là các mô hình BHYT tự nguyện cộng đồng. Đến năm 1977, Hàn Quốc áp dụng quy định tham gia BHYT bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Quy định tham gia bắt buộc được Chính phủ Hàn Quốc mở rộng dần tới các đối tượng trong xã hội, đến năm 1989, Hàn Quốc tuyên bố đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Để đạt BHYT toàn dân nhất thiết phải có quy định bắt buộc tham gia. Đây là kết luận được đưa ra trong nhiều phân tích quốc tế về kinh nghiệm thực hiện BHYT. Theo phân tích của các chuyên gia, trong số các yếu tố làm hạn chế việc mở rộng bao phủ BHYT thì việc không triển khai BHYT cho thân nhân người lao động là một yếu tố đầu tiên được kể đến. Do đó, lựa chọn hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ đẩy nhanh việc mở rộng độ bao phủ, tăng mức độ chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia BHYT và giảm tình trạng lựa chọn ngược.

PV (Theo Tạp chí Tài chính)

  Theo bhxhtphcm.gov.vn

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: 22 Tr - 28 Tr VND

Hồ Chí Minh

Kid & Us Vietnam
Kid & Us Vietnam

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Alpha Plus
Công Ty TNHH Alpha Plus

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Alpha Plus
Công Ty TNHH Alpha Plus

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng
Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây Dựng Định Tân
Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây Dựng Định Tân

Lương: 17 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương

Công ty TNHH 3D Smart Solutions
Công ty TNHH 3D Smart Solutions

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH SX Và TM Quân Đạt
Công Ty TNHH SX Và TM Quân Đạt

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương: 15 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Bà Rịa - Vũng Tàu

Wall Street English
Wall Street English

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Viện Thẩm mỹ y khoa Dr Hải Lê
Viện Thẩm mỹ y khoa Dr Hải Lê

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Starbucks Vietnam
Starbucks Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn
Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn

Lương: 17 Tr - 30 Tr VND

Đồng Nai

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Coca-Cola
Coca-Cola

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BIỂN TÂN CẢNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BIỂN TÂN CẢNG

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Techtronic Industries Vietnam (TTI)
Techtronic Industries Vietnam (TTI)

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Viện Thẩm mỹ y khoa Dr Hải Lê
Viện Thẩm mỹ y khoa Dr Hải Lê

Lương: 15 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

ILA Việt Nam
ILA Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

Công Ty TNHH Bibabo
Công Ty TNHH Bibabo

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Hana E&C
Công ty TNHH Hana E&C

Lương: 600 - 1,000 USD

Thái Bình

CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT TÚ LỘC
CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT TÚ LỘC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

NANOCO GROUP
NANOCO GROUP

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Đào tạo ASC
Công ty Cổ phần Đào tạo ASC

Lương: Trên 23 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Modan Home
Công Ty TNHH Modan Home

Lương: 15 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH
(NLĐO) - Dự thảo bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH đã điều chỉnh một số bệnh theo quy định hiện hành. Bộ Y tế cũng đề nghị đơn vị liên quan đề xuất thêm các bệnh mới, đặc thù
Bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù khi cải cách tiền lương?
(NLĐO) - Việc bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, dẫn đến tiền lương mới của công chức thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương
Lương hưu được tính như thế nào khi bỏ lương cơ sở?
(NLĐO) - Khi bỏ mức lương cơ sở thì chỉ thay đổi cách tính tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức do đó sẽ thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7
(NLĐO) - Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 1-7-2024
Cơ hội về hưu sớm cho người thừa năm đóng BHXH
(NLĐO) - Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất người lao động thừa số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được nghỉ hưu sớm mà không bị khấu trừ tiền lương hưu trong Hội thảo góp ý dự luật BHXH.
DỰ THẢO LUẬT BHXH (SỬA ĐỔI): Còn nhiều điều khoản chưa đồng thuận
Nhiều ý kiến cho rằng các quy định về hưởng BHXH một lần, chế tài xử lý người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc cần hướng đến việc bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback