Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,646
Giả sử bạn có 1 trong 100 triệu trang web trên thế giới. Vậy bạn làm thế nào để trang web của mình có thể dễ dàng được tìm thấy? Yếu tố quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm, hiện chiếm đến 60% các đường dẫn đến các trang thông tin quan trọng.
Những lý do để bạn chọn nghề SEO
Mạng Internet ngày càng phát triển trở thành một môi trường truyền thông mới. Ảnh hưởng của Internet ngày càng lớn, có phần lấn át các phương tiện truyền thông truyền thống. Nắm bắt cơ hội đó, các công ty kinh doanh cũng nhanh chóng tìm cách khai thác Internet để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Nghề SEO ra đời khi mà các website bắt đầu lớn mạnh và kiếm ra tiền cho doanh nghiệp.
Cùng với xu hướng bùng nổ quảng cáo trên mạng Internet, nhu cầu tuyển người nắm vững các kỹ năng truyền thông trên mạng Internet lên cao hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có trang web riêng cho mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Các công ty về du lịch, chứng khoán, tài chính luôn có nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia SEO giỏi ngày càng tăng mạnh nhằm nâng cao tỉ lệ xuất hiện của trang web.
SEO là một nghề mà bạn có thể "hành nghề" một mình hay cho một công ty. Có một điều đáng chú ý là những khoản lương cho nhân viên SEO cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương cho nhà phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng cáo Web. Là người làm SEO độc lập bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Hầu hết các trang web tự do đều dành chi phí cho dịch vụ SEO theo giờ với mức giá rất cao.
SEO là nghề như thế nào mà có những tiềm năng lớn đến thế?
Chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này |
SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị.
Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.
Công việc của một chuyên viên SEO
Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nhiệm vụ của những người làm SEO (SEOer) là làm sao để trang web của công ty, doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trong quá trình tìm kiếm của người sử dụng Internet. Muốn như vậy, họ phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ SEO và phải thường xuyên cập nhật trang web để có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN. Bên cạnh đó, việc lập trình, thiết kế website bằng những đoạn code thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm đó cũng là cách để nâng cao thứ hạng của website của bạn.
Mục đích của SEO là nhằm nâng cao lượng truy cập từ các cỗ máy tìm kiếm đến website của bạn. Nói cách khác, tức là làm cho website có nhiều người tìm thấy và “click” vào nhất khi họ dùng các công cụ tìm kiếm. Muốn như vậy, các chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này và phần miêu tả của website. Bởi vậy, mỗi một website trong một lĩnh vực thì lại có những keyword riêng của mình, ví như website buôn bán máy tính thì các từ khóa sẽ là “máy tính nguyên bộ”, “máy tính xách tay”, “laptop”, “ram”, “HDD”, “ổ cứng”, “chuột”, “bàn phím”…; website về du lịch thì sử dụng các từ khóa “du lịch trọn gói”, “du lịch nghỉ dưỡng”, “tour”, “tham quan"; còn nếu website đó có nội dung chủ yếu là về phim ảnh thì các từ khóa như “phim”, “phim bộ”, “phim kiếm hiệp”, “phim tâm lí xã hội”, “hoạt hình”… lại là những từ khóa rất đáng để bạn quan tâm. Những từ khóa này được nhắc đi nhắc lại nhiều lầm trong tên website, tiêu đề, phần mở đầu và nội dung bài viết. Các từ khóa này còn thay đổi theo từng thời điểm, khi đó dân trong nghề gọi là “hot keywords”. Qua kỳ thi đại học vừa rồi cho thấy các từ khóa được người sử dụng internet tìm kiếm nhiều nhất là “địa điểm thi”, “điểm sàn”, “điểm chuẩn”, “nguyện vọng 1”, “nguyện vọng 2”…
Những tố chất để có thể bắt đầu bước vào con đường SEOer
Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị.
Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật; các nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng, cần phải thu hút người đọc bằng nội dung hấp dẫn, gây tò mò và có ích cho người đọc. Vì vậy những kiến thức tổng quát về xã hội, khoa học và đời sống giúp ích cho cho các SEOer rất nhiều.
Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Hằng ngày các SEOer phải tiếp xúc thường xuyến với internet, với các công cụ tìm kiếm, với các chương trình hỗ trợ công việc, nếu không có sự am hiểu sâu về internet thì rất khó để làm tốt công việc. Hơn nữa việc nắm bắt được thị hiếu của người sử dụng internet sẽ giúp website tăng hạng rất nhanh trên các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt cũng là một công cụ vô cùng đắc lực giúp bạn trên con đường làm SEO vì nghề SEO trên thế giới rất phổ biến. Chắc bạn không quên được những "gã khổng lồ" về công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Microsoft chứ?
Cần phải kiên nhẫn. Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó.
Học SEO ở đâu?
SEO là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về nghề này. Nhưng không vì thế mà các bạn bỏ qua một nghề hết sức hấp dẫn này chứ? Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “SEO course” hay “SEO contest” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO. Bạn có thể tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm từ internet - thư viện sách khổng lồ. Các website tiếng Việt cung cấp các kiến thức về SEO để bạn tham khảo: www.lamseo.com, www.vietseo.net...
Nguồn: Theo HieuHoc
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này