Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 39,437
Telesales là một trong số những công việc “hot” nhất trên thị trường hiện nay với mức lương hấp dẫn, nhu cầu tìm việc làm khá cao. Tuy nhiên, không ít người cho rằng công việc Telesales chỉ tập trung vào việc gọi điện cho khách hàng. Vậy, thực tế nghề Telesales là gì? Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên Telesales thì cần đáp ứng những nhu cầu gì? Kỹ năng cần có của nhân viên Telesales là gì? Để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên Telesale làm gì, hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây!
Công việc của nhân viên Telesales là gì?
Telesales (Telesale) là một cụm từ ghép của telephone và sales, đây là phương pháp quảng bá và bán hàng thông qua điện thoại. Người bán sẽ gọi điện đến khách hàng để cung cấp thông tin, tư vấn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và chốt đơn ngay trên điện thoại trong trường hợp khách hàng đồng ý.
Nhân viên Telesales là ai?
Nhân viên Telesales hay còn gọi là nhân viên bán hàng qua điện thoại, là người nắm được danh sách, thông tin khách hàng và chủ động liên lạc với khách hàng thông qua điện thoại để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Tương tự như nhân viên Sales, Telesales thuộc bộ phận kinh doanh của công ty góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng và duy trì mạng lưới khách hàng thân thiết. Đây đồng thời là bộ phận góp công lao to lớn cho chiến lược quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty.
Ngày nay, hầu như bất kỳ ngành nghề nào cũng có nhu cầu tuyển Telesale để mở rộng phạm vi kinh doanh. Nhờ thế, cơ hội làm sale tại các doanh nghiệp không gặp bất kỳ hạn chế nào. Vậy, yêu cầu đối với nhân viên Telesales là gì? Tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!
Vậy, yêu cầu đối với nhân viên Telesales là gì? Tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!
Tên gọi “Telesales” đã phần nào nói lên tính chất công việc phải thường xuyên gọi điện với khách hàng mà các nhân viên sẽ phải thực hiện. Cũng vì thế mà có nhiều nhận định rằng cho rằng vị trí này cũng chỉ xoay quanh việc liên hệ với khách hàng qua điện thoại. Ý kiến này tuy không sai, nhưng cũng cần bổ sung thêm những công việc khác mà một Telesales sẽ phải hoàn thành.
Công việc của nhân viên Telesales sẽ được phân công tùy theo đặc thù ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc cơ bản của vị trí này sẽ bao gồm.
Nhân viên bán hàng qua điện thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo đầu mối hay nguồn khách hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng.
Nhân viên Telesales thực hiện nhiệm vụ liên lạc với khách hàng mới hoặc danh sách các khách hàng đã có sẵn trong điện thoại, sử dụng kịch bản đã soạn sẵn để mời chào, thông tin đến khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ hay các chương trình bán hàng của công ty để kích thích nhu cầu của họ.
Nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ tiếp nhận và xử lý đơn hàng để đảm bảo chỉ tiêu. Khi có khách hàng liên hệ đặt đơn hàng mới, các nhân viên sẽ sử dụng kịch bản đã soạn sẵn trước đó để mời chào các sản phẩm/dịch vụ bổ sung dựa vào những thói quen hay hành vi mua hàng của họ trước đó.
Telesales là người trực tiếp xử lý thông tin đơn hàng
Chăm sóc khách hàng là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu để khuyến khích khách hàng tiếp tục lựa chọn sản phẩm của công ty, nhân viên sẽ giữ liên lạc với khách hàng để cập nhật các khuyến mãi, chính sách mới và ghi nhận lịch sử cuộc gọi. Ngoài ra, nhân viên sẽ thực hiện công việc thu thập, phân loại và cập nhật những phản hồi từ khách hàng thành một kho dữ liệu.
Nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ là người trực tiếp giải quyết các vấn đề mà khách hàng thắc mắc từ đơn hàng, phương thức thanh toán, quá trình giao hàng, chất lượng sản phẩm, các chương trình ưu đãi, hậu mãi,...Mục đích cuối cùng một Telesales hướng đến là duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua việc đưa ra phương án xử lý khiếu nại phù hợp và kịp thời.
Nhân viên Telesales thực hiện báo cáo hoạt động, tiến độ của công việc
Trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ thực hiện tạo và cập nhật, báo cáo công việc của họ, bao gồm cả số lượng cuộc gọi, các đầu mối khách hàng, số lượng khách hàng, lượng đơn hàng chốt sales và các thông tin quan trọng khác để báo cáo với cấp trên.
Telesales cũng sẽ yêu cầu bạn phải hợp tác với nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên từ phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu kinh doanh tập thể.
Hiện nay, có nhiều người vẫn còn đang phân vân và không biết khi lựa chọn nghề Telesales sẽ nhận được những lợi ích gì. Đừng lo, CareerViet sẽ giải đáp những vấn đề này.
Người bán hàng thành công luôn gắn liền với hình ảnh những con người khéo léo, năng động, giao tiếp, ứng xử tốt với khách hàng. Công việc Telesales có áp lực rất lớn từ khách hàng, công ty, nếu có thể vượt qua khó khăn này thì đây chính là một môi trường tuyệt vời để phát triển bản thân, không chỉ trong sự nghiệp mà còn mở rộng mối quan hệ, phát triển tư duy, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của khách hàng và lòng kiên trì không bỏ cuộc.
Không dừng lại ở đó, khi thành công ở ngành nghề Telesales thì những kỹ năng, trải nghiệm được học hỏi từ nghề này sẽ giúp bạn thành công dù làm bất kỳ ngành nghề gì trong tương lai.
Các yếu tố đãi ngộ, quyền lợi và mức lương sẽ còn phụ thuộc vào quy mô của mỗi công ty và năng lực của nhân viên. Sale là ngành nghề bạn có thể tối đa thu nhập của mình nhờ vào khả năng cá nhân. Từ đó, mức lương của Telesales sẽ khác nhau.
Khi bước vào nghề Telesales thì nhân viên sẽ có cơ hội giao lưu với nhiều người trong xã hội, từ đó giúp mở ra những cơ hội “vàng” cho công việc sắp tới, được tiếp xúc với những người tài năng và học hỏi những điều hay từ họ.
KPI công việc của nhân viên Telesales cần đáp ứng đó là:
Để trở thành nhân viên Telesales thì cần đáp ứng được những kỹ năng sau đây.
Kỹ năng giao tiếp là “chìa khóa” quan trọng để mở cánh cửa thành công cho vị trí này. Đối với những ai còn ngại giao tiếp, giao tiếp kém thì Telesales không phải là một ngành nghề thích hợp.
Bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc gọi của mình bằng cách luyện tập nhấn nhá, cách trình bày sản phẩm sao cho tự nhiên hơn.
Nhân viên Telesales là người xử lý và nắm bắt thông tin nhanh chóng
Trong kinh doanh, để có thể bán được một sản phẩm, bạn cần có sự am hiểu về sản phẩm và trong công việc Telesales cũng vậy, để thuyết phục được khách hàng thì bạn cần phải nắm bắt được thông tin và truyền tải một cách chính xác, đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng. Do đó, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho nhân viên ở vị trí này đó là phải có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thông tin.
>> Xem thêm: 5 Kỹ năng nghe điện thoại dân Telesales phải học từ Donald Trump
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì sự tự tin và khả năng thuyết phục là điều không thể thiếu. Bởi để chốt được đơn hàng, bạn cần tự tin về bản thân, tự tin về sản phẩm của công ty cung cấp thì mới thuyết phục và làm hài lòng khách hàng.
Thêm vào đó, bạn nên học cách diễn giải tốt hơn khi trao đổi thông qua điện thoại để nắm rõ tâm lý của người đang nghe tư vấn và tạo sức thuyết phục cho phần giới thiệu của mình.
Người làm Telesales thường gặp rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi trao đổi với khách hàng. Do đó, đối với người làm Telesales thì kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt là điều rất cần thiết.
>> Gợi ý: 6 Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Ngoài việc tư vấn về thông tin sản phẩm cho khách hàng thì để đạt hiệu quả và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, nhân viên Telesales cần có kinh nghiệm bán hàng và chốt sales “đỉnh cao”.
>>> Cập nhật thêm: 5 Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
Một kịch bản chốt sales “đỉnh cao” được xây dựng dựa trên kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng, các câu hỏi và câu trả lời phổ biến, các tình huống thường gặp,... Các kịch bản có thể giúp nhân viên đỡ bối rối và lo lắng khi trao đổi với khách hàng và xử lý tốt các câu hỏi “hóc búa” từ khách hàng. Vì thế, nhân viên Telesales phải nắm vững được các kịch bản nghề nghiệp như bán hàng, chốt đơn, tư vấn cho khách hàng tiềm năng.
Ngoài 6 kỹ năng trên, việc làm Telesales yêu cầu bạn kết hợp những kỹ năng mềm khác như quản lý thời gian, phân tích tình huống, năng lực giải trình và kỹ năng quản trị mối quan hệ. Tiếp theo, ứng tuyển nhân viên Telesale thì cần đáp ứng những yêu cầu của công việc ra sao?
Bạn đang cần tìm việc làm nhân viên Telesales nhưng chưa hiểu rõ về công việc cần phải làm của vị trí này là gì? Vậy, hãy cùng xem những yêu cầu công việc của vị trí Telesales dưới đây.
- Nghiên cứu, nắm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của công ty cũng như thông tin của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi làm ở vị trí này.
- Gọi điện cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của công ty, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Thu thập thông tin chi tiết về khách hàng để lần sau có thông tin trò chuyện với khách hàng, chốt sales.
- Tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ.
- Đảm nhận thêm các công việc khác để nâng cao doanh số.
- Quản lý thông tin về doanh số, kiểm tra đánh giá hiệu quả của công ty. Nâng cao kỹ năng để cải thiện hiệu quả làm việc.
Để nâng cao số lượng chốt đơn thành công, nhân viên tư vấn cũng nên cải thiện các yếu tố liên quan đến cách nhìn nhận khi làm nghề.
Yêu cầu đối với công việc Telesales là gì?
Nếu muốn phát triển lâu dài ở vị trí Telesales. Bạn nên tránh những sai lầm thường gặp dưới đây:
Telesales kết nối với khách hàng nhờ vào giọng nói. Do đó, những yếu tố có tác động không tốt lên giọng nói cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Ví dụ như việc phát âm không chuẩn do bẩm sinh hoặc do sử dụng tiếng địa phương có thể khiến khách hàng không hiểu ý tưởng bạn đang truyền đạt. Điều này dẫn đến việc khó cải thiện tỷ lệ chốt đơn thành công.
Bạn nên linh hoạt trong cách áp dụng kịch bản, không nên áp dụng một kịch bản cho mọi cuộc gọi mà bạn thực hiện. Bạn có thể khắc phục điểm yếu này bằng cách kết hợp nghe hiểu và phân tích tình huống hiệu quả mà không quá phụ thuộc vào kịch bản. Sau một thời gian, bạn sẽ dễ nắm bắt được tình huống hơn.
Một số nhân viên tiếp thị mới vào nghề có thể ngắt ngang lời đang nói của khách hàng, cúp máy ngang hoặc có phản ứng gay gắt khi nhận được câu trả lời không như mong đợi. Điều này được xem là tối kỵ trong nghề. Thay vào đó, bạn nên giữ bình tĩnh để ghi nhận lời nói của khách hàng rồi sau đó mới trình bày ý kiến của mình với giọng điệu hòa nhã.
Sai lầm thường gặp mà Telesales nên tránh mắc phải (Nguồn: Internet)
Thu nhập của Telesale là bao nhiêu?
Thu nhập của Telesales được tính tương tự như nhân viên kinh doanh, sẽ có hai loại lương đó là lương cứng và lương mềm. Lương cứng là một khoản cố định, được nhận hàng tháng nếu như hoàn thành công việc được giao. Lương mềm là % hoa hồng họ nhận được khi chốt đơn thành công cùng với các phần thưởng thêm khi hoàn thành xuất sắc công việc.
Tùy theo từng doanh nghiệp mà mức lương của nhân viên Telesale sẽ khác nhau. Về cơ bản, mức lương sẽ dao động từ 5 – 30 triệu đồng, tuy nhiên tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động sẽ có mức lương khác nhau.
Nhân viên Telesales là nhân viên phòng ban kinh doanh có nhiệm vụ liên lạc với khách hàng qua điện thoại nhằm giới thiệu sản phẩm. Nhân viên telesale còn đảm nhận những công việc khác ngoài việc chỉ gọi điện cho khách hàng.
Mức lương trung bình của nhân viên Telesales là 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi từ mức 5 - 30 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào công ty và năng lực cá nhân.
Những thông tin về công việc, kỹ năng cần có của nhân viên Telesales mà CareerViet cung cấp, chắc hẳn đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, nắm rõ được những công việc cần làm của vị trí này rồi phải không nào? Hiện tại, CareerViet đã và đang tuyển dụng nhân viên Telesale, nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ ngay với CareerViet để được hỗ trợ chi tiết nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này