Nhật Bản: Trường tư

Lượt xem: 15,598

Khi các bậc cha mẹ lo sợ rằng hệ thống giáo dục công sẽ khiến con em họ có công việc không đảm bảo, được trả lương thấp và cuộc cạnh tranh giành chỗ học trong các trường tư đang ngày càng khốc liệt, cũng là lúc các juku (hay còn gọi là cram school – trường học thêm, trường luyện thi) đang phát triển rầm rộ ở xứ sở hoa anh đào.

Trường công “không được lòng” phụ huynh

Mới đây, văn phòng Chính phủ Nhật Bản thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến nhằm tìm hiểu quan điểm của phụ huynh HS đối với hệ thống giáo dục hiện hành cũng như về trường sở và giáo viên. 

Kết quả cho thấy 70,1% trong số 3.620 người ở Nhật Bản có con em theo học các trường tư và trung tâm luyện thi ngoài thời gian học ở trường công cho biết, các trường này tốt hơn nhiều so với các trường công trong việc giáo dục trẻ em. 

43,2% người được hỏi cho biết họ hoặc là "không hài lòng" hoặc "vô cùng không hài lòng” với hệ thống giáo dục hiện tại.

Về phần các giáo viên, 27,3% cho biết họ “hài lòng” với công việc, 28,4% “không hài lòng” với nghề nghiệp.

Juku: Ngành kinh doanh lớn

Trong khi ở các nước phương Tây, các trường dạy thêm chỉ dành cho các HS yếu kém, giúp họ thi lại những kỳ thi bị trượt thì ở Nhật Bản, các trường này được coi là phần bổ sung cho các trường công. 

Trên khắp đất nước mặt trời mọc, có hơn 50.000 juku, trường luyện thi đã trở thành một phần có mặt khắp nơi trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, mang lại doanh thu 10 nghìn tỷ yen mỗi năm. 

Theo điều tra năm 2002 của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, 39% HS trường tiểu học công, 75% HS trường THCS công và 38% HS THPT công theo học ở các juku.  

Có khoảng 20 chuỗi juku lớn trong hệ thống các trường luyện thi ở Nhật Bản, trong đó, Viện Giáo dục Kumon là cơ sở luyện thi lớn nhất với 1,5 triệu HS. Cơ sở lớn thứ hai, Eikoh, có hơn 60.000 HS. Trên thị trường giáo dục đang nóng này ở Nhật Bản, ngoài những trường hàng đầu, còn có hàng ngàn trường juku cỡ trung bình ở các địa phương và các trường nhỏ hơn với hơn chục giáo viên.  

Học phí ngất trời 

Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ Nhật Bản muốn cho con theo học ở juku và họ có khả năng chi trả mức học phí rất cao ở những trường này. Bà Toshiko Matsumura, có con trai 12 tuổi, theo học một juku 4 ngày/tuần nhấn mạnh về lợi thế của trường tư. "Ngày nay, các trường tư cung cấp môi trường học tập tốt hơn so với các trường công. Giáo viên thực sự quan tâm đến HS, do vậy HS có thêm cơ hội đạt kết quả tốt”. 

Học phí ở các juku rất đa dạng cũng giống như quy mô các trường này. Học phí với HS lớp 6 vào khoảng 35.000 – 50.000 yen/tháng, mỗi ngày học 4 tiếng, mỗi tuần học 4 ngày. HS cấp 2 phải trả mức học phí khoảng 30.000 yen/tháng, mỗi ngày học 3 tiếng, mỗi tuần học 3 ngày. Học phí của trường Rinkai Seminar - được coi là có mức học phí rất phải chăng – cũng lên tới 800.000 yen/năm đối với HS lớp 6.  

Nhiều HS nhận xét rằng giáo viên ở juku sôi nổi hơn giáo viên ở các lớp học bình thường. Kanako Kitamura có con trai 12 tuổi vừa đỗ vào một trường danh tiếng sau khi theo học juku một năm, nói: "Các giáo viên của con tôi ở juku rất nghiêm túc và quan tâm tới HS. Quả thực, học phí 800.000 yen một năm thật lớn song cũng đáng tiền”. 

Bất ổn từ juku 

Từ trước tới giờ, người ta vẫn quan niệm rằng các kỳ thi tuyển sinh đại học là yếu tố quyết định khả năng kiếm sống lâu dài của mỗi người. Nói cách khác, thi đỗ vào trường ĐH phù hợp mở ra một con đường tới một công việc đảm bảo và được trả lương cao ở một công ty có uy tín. Nhưng giờ đây, ở Nhật Bản, áp lực này bị “lui lại”, nhiều bậc cha mẹ xác nhận rằng tương lai của người ta phụ thuộc phần lớn vào việc được vào học lớp cuối cấp ở trường THPT thích hợp.  

Khi cuộc cạnh tranh vào các trường công lập danh tiếng trở nên khó khăn hơn, người ta chuyển dần lòng tin cậy từ trường công lập sang một hệ thống “giáo dục linh hoạt, nới lỏng” (yutori kyoiku) mà chính phủ đưa ra năm 2002 nhằm khuyến khích việc mở rộng các trường tư thông qua việc miến thuế. HS được phép học các môn chúng thích và bồi dưỡng kiến thức tại các lớp học thêm.

Giống như các công ty khác, một cơ sở luyện thi phải có lợi nhuận thì mới tồn tại được. Vì vậy, ban quản lý muốn cung cấp dịch vụ tới càng nhiều HS càng tốt với lượng tối thiểu giáo viên. Điều này đôi khi dẫn đến các vấn đề như HS ở các trình độ và động cơ học tập khác nhau lại được xếp học cùng một lớp. 

Thông thường, juku vào học lúc 5h chiều, mỗi buổi học kéo dài 2 tiếng, không nghỉ. Đây là một việc cực nhọc đối với các em nhỏ dưới 13 tuổi. Tuy vậy, các bậc cha mẹ rất hài lòng với kết quả học tập của con mình. Natsue Higashi, có 3 con và đã cho cậu con út (hiện là SV năm thứ nhất) theo học một juku từ khi 10 tuổi cho biết: "Nhờ có juku, con trai tôi mới vào được trường THPT công danh tiếng. Không có juku, làm sao nó có thể đỗ ĐH được". 

Mặc dù ở đất nước mặt trời mọc, người ta điên cuồng cho con theo học các trường tốt nhất, ngành kinh doanh juku phát triển nhanh mạnh, song khảo sát năm 2004 của tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho thấy khả năng toán học và đọc của HS Nhật Bản đã giảm so với HS Hồng Kông và Hàn Quốc. 

Dường như loại hình trường juku chỉ cải thiện không đáng kể khả năng học thực sự của HS và người ta vẫn đặt câu hỏi về độ lành mạnh của các trường dạy thêm tư đối với lớp trẻ. 

Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang thảo luận về chương trình cải cách giáo dục, trong đó xem xét việc bãi bỏ bao cấp cho giáo dục bắt buộc. Các nhà quan sát nhận định, nếu nhà nước cắt trợ cấp cho ngành giáo dục, chính phủ địa phương sẽ được tự do hơn về tài chính cũng như về giám sát giáo dục. 

Lịch sử của juku ở Nhật Bản có từ rất lâu đời

Juku đầu tiên ở nước này được thành lập trong thời kỳ Edo (1603-1868) như là một nơi dạy các môn kinh viện, võ thuật và mỹ thuật cho người lớn. Phải đến sau những năm 30 của thế kỷ 20, juku được tái hiện như là phần bổ sung cho các trường học thông thường. Số lượng các juku tăng nhanh trong những thập kỷ tiếp theo, song phải đến thập kỷ 70, juku mới thực sự trở nên phổ biến. Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh, nhiều người có thể chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con cái theo học tại juku với mức học phí lên tới 800.000 yen/năm.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

  (Theo VNN)

Việc Làm VIP ( $1000+)

CHICILON MEDIA
CHICILON MEDIA

Lương: 850 - 1,000 USD

Hà Nội

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS
Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS

Lương: 7 Tr - 30 Tr VND

Thanh Hóa

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

Bài viết cùng chuyên mục

Quá tải vì do “học để thi”
Điều chỉnh một số nội dung và cách đánh giá trong chương trình sách giáo khoa (SGK), dãn thời gian học đối với bậc THPT và THCS thêm hai tuần
Khối A: Trường nào vừa sức?
Theo phân tích của các chuyên gia tuyển sinh, năm 2007 phổ điểm khối A đẹp hơn so với các năm trước. Mặc dù
Phụ đạo hay đạo thầy trò bị phụ?
Buổi học nào SV đến đông đủ, háo hức nhất: chắc chắn là buổi học phụ đạo. Học phụ đạo để có được đề cương
Những áng văn kinh hoàng mùa tuyển sinh
Không ít thí sinh hồn nhiên viết "Tô Hoài mất năm 2002", trong khi nhà văn vẫn khoẻ mạnh. Nhân vật Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo) bị nhầm sang nhân vật Thống lý Pá Tra...

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback