Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 37,458
Theo phân tích của các chuyên gia tuyển sinh, năm 2007 phổ điểm khối A đẹp hơn so với các năm trước. Mặc dù số thí sinh đến dự thi ở nhiều trường giảm đáng kể nhưng điểm chuẩn vẫn có sự phân hóa rõ nét. Tỷ lệ phần trăm bài đạt trên trung bình (15 điểm) đã cao hơn. Phía Bắc: Tỷ lệ "chọi" giảm nhưng điểm chuẩn vẫn cao
Thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ thí sinh đến thi ở hầu hết các trường khối Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng đều giảm.
Số thí sinh đến làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2007 chỉ đạt 54,11%, giảm gần nửa so với gần 10.600 lượt đăng ký.
Học viện Tài chính được "liệt" vào danh sách 1 trong 3 trường có tỷ lệ thí sinh dự thi thấp (ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 49,18%; ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 51,33%). Tỷ lệ thí sinh đến dự thi của học viện đạt 51,99%; Trường ĐH Kinh tế quốc dân có số thí sinh đến thi giảm hơn 11.200 so với lượt đăng ký là 27.200; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng giảm gần 5.000...
Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, lý do "quay lưng" của nhiều thí sinh với các trường "top 1" bởi điểm chuẩn mấy năm gần đây luôn cao.
Ngược với dự đoán trước kỳ thi, số đến thi của các trường giảm nhiều sẽ dẫn đến sự "đảo chiều" của mức điểm đầu vào. Nhưng ngược lại, điểm chuẩn năm 2007 của các trường "top 1" vẫn cao...
Để có được "vé" vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Ngân hàng năm 2007, thí sinh phải đạt trung bình mỗi môn trên 7,5 điểm. Trường ĐH Bách khoa ấn định điểm chuẩn là 23.
Còn điểm chuẩn hệ ĐH của Học viện Ngân hàng là 22. Riêng với ngành Tài chính - Ngân hàng là 23 điểm.
Đạt điểm sàn vào Trường ĐH kinh tế quốc dân, trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt 8 điểm. Mức điểm chuẩn quy định tối thiểu dành cho học sinh phổ thông khu vực 3 là 24 điểm. Ngành Tài chính - Ngân hàng có mức điểm chuẩn cao nhất 26,5 điểm...
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) ngành thấp nhất là 18, cao nhất 26 điểm.
Một số ngành tuyển sinh khối A vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng có mức điểm chuẩn cao nhất 24 điểm (ngành Sư phạm Sinh hóa và Sư phạm Vật lý). Với những ngành đào tạo ĐH ngoài sư phạm có mức điểm chuẩn "dễ thở" hơn gồm Công nghệ thông tin, Hóa học với 16 điểm.
Điểm chuẩn cơ sở 1 Học viện Bưu chính viễn thông cao ngất: Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin 26 điểm; hai ngành Quản trị kinh doanh và Điện tử điểm chuẩn 20,5. Tính trung bình mỗi môn thi thí sinh phải đạt 7 điểm/môn.
Trường ĐH Xây dựng ấn định điểm chuẩn là 20 đối với khối A.
Ở phía Bắc, bên cạnh những trường có điểm chuẩn cao, nhiều trường/ngành ấn định mức điểm chuẩn mức vừa phải giúp thí sinh có nhiều lựa chọn...
Năm 2007, điểm chuẩn vào Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 1) ấn định 19 điểm. HV Hành chính Quốc gia điểm chuẩn cơ sở phía Bắc cả hai khối khối A và khối C bằng nhau, 18 điểm.
Còn Học Viện Kỹ thuật Mật mã điểm chuẩn là 17, tương đương năm 2006.
Điểm chuẩn Trường ĐH Mỏ địa chất "dễ thở" hơn: ngành cao nhất 20 điểm. Các ngành còn lại điểm chuẩn trường ấn định trong khoảng từ 15,5 đến 18,5 điểm.
Trường ĐH Nông nghiệp I đã chính thức công bố mức điểm chuẩn cho các ngành khối A là 17, cao hơn so với năm 2006 là 2 điểm.
Phía Nam: Nhiều cơ hội?
Nếu ấn định mức điểm chuẩn 20 trong năm 2006 chỉ một số ngành (thuộc các Trường ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Ngoại thương (cơ sở 2)... ) thì phổ điểm của nhiều trường ĐH khu vực phía Nam năm 2007 nhích hơn.
Ở năm 2006, đa số các trường ĐH khu vực TP.HCM đều ấn định mức điểm chuẩn trong khoảng 20 điểm thì năm 2007 "bức tranh" ngược lại. Nhiều trường có điểm chuẩn tương đương, thậm chí cao hơn các trường khu vực phía Bắc.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ấn định điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành là 21,5 điểm. Trung bình học sinh phổ thông, khu vực 3 phải đạt trên 7 điểm/ môn trở lên mới đậu.
Để đủ điểm vào 2 ngành "đắt giá" (gồm Cơ điện tử và Công nghệ thông tin) của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) thí sinh phải có điểm đạt xấp xỉ mỗi môn khoảng 8 điểm/môn. Mức điểm trường ấn định 2 ngành này là 23,5 điểm và không còn chỉ tiêu cho xét tuyển nguyện vọng 2. Các ngành còn lại điểm chuẩn dao động trong khoảng 18 - 23 điểm.
Ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mức điểm chuẩn cao ngất với 22,5 điểm. Các ngành còn lại điểm chuẩn từ 18 - 20 điểm.
Điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) là 20 điểm.
Với các trường ĐH có 2 cơ sở (Bắc - Nam) thì điểm chuẩn cơ sở phía Nam thường thấp hơn. Cụ thể: HV Hành chính quốc gia, điểm chuẩn khối A là 17,5 (thấp hơn cơ sở 1 là 0,5 điểm) và khối C là 16 (thấp hơn 2 điểm).
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, có ngành định điểm trúng tuyển cách biệt so với phía Bắc từ 1 đến 4,5 điểm. Nhưng một số ngành có điểm chuẩn cao hơn như Xây dựng cầu đường (20,5) và Xây dựng dân dụng và công nghiệp (20 điểm).
Xét tổng thể, các trường và nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, sư phạm có điểm chuẩn vượt trội hơn so với các trường còn lại. Với các trường đào tạo song song cả hệ cử nhân và Sư phạm như Trường ĐH Qui Nhơn, ĐH sư phạm TP.HCM, ĐH Đà Lạt… điểm chuẩn các ngành thuộc khối cử nhân thường thấp hơn khá nhiều so với các ngành khối sư phạm.
ĐH Nha Trang điểm chuẩn một số ngành chỉ nhỉnh hơn điểm sàn quy định của Bộ (từ 14,5 - 16,5 điểm); trừ một số ngành SP Toán, SP Hóa, SP Lý, SP Sinh, các ngành còn lại của ĐH Tây Nguyên điểm chuẩn cũng dao động trong khoảng từ 14-16,5 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn ở nhiều ngành khối cử nhân của Trường ĐH Đà Lạt cũng bằng hoặc cao hơn sàn quy định của Bộ GD-ĐT khoảng 1-2 điểm....
Ở nhiều trường ĐH dân lập khu vực TP.HCM và một số ĐH vùng mức điểm chuẩn không cao lắm đã khiến nhiều thí sinh "đổ xô" dự thi trong vài năm gần đây. Cơ hội vào nhóm trường này cũng khá rộng bởi đây là những trường có chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 khá cao.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VietNamNet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này