Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,389
Hàng tháng, người lao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tương xứng với công việc đã thực hiện và trích nộp một số khoản trong lương để người lao động được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình
Cách tính tiền lương
Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Điều 94 Bộ Luật Lao động quy định, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Ngoài ra, tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, cách tính lương của người lao động theo ngày công được tính theo công thức sau: Tiền lương/ngày = (bằng) tiền lương tháng : (chia) số ngày làm việc bình thường.
Trong đó, tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động (căn cứ Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL). Số ngày làm việc bình thường tối đa không quá 26 ngày.
3 khoản tiền trừ hàng tháng trong lương
Dù tiền lương là số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về mức hưởng, hình thức hưởng, cách thức nhận… Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, lương hàng tháng của người lao động sẽ bị trừ một số khoản để thực hiện các nghĩa vụ, gồm:
1. Đóng các loại bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.
Do đó, hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:
- BHXH: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất (theo khoản 1, Điều 85 Luật BHXH năm 2014 ).
- BHYT: 1,5% tiền lương. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% tiền lương.
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng 3%) và người lao động đóng 1/3 (tương ứng 1,5%) theo khoản 7, Điều 1 Luật BHYT mới nhất sửa đổi khoản 1, Điều 13 Luật BHYT 2008 .
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương (căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 57 Luật Việc làm).
2. Nộp đoàn phí Công đoàn nếu người lao động là đoàn viên
Mức nộp: 1% tiền lương (căn cứ theo khoản 1, Điều 23 Quyết định 1908 năm 2016);
3. Nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119 năm 2014, người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế.
Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
Từ ngày 1-7-2020, chỉ người có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/tháng (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ).
Nguồn: Theo Báo Người Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này