Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 8,047
Chúng tôi được biết hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đề nghị liệt kê giúp Việt Nam hiện nay có những văn bản quy phạm pháp luật nào liên quan đến người lao động nước ngoài khi họ có nhu cầu làm việc tại Việt Nam? Xin cảm ơn!
Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) xin trả lời như sau:
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể:
a) Ban bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2010 về tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam;
b) Quốc hội ban hành các văn bản Luật:
- Bộ luật lao động 2012 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 (quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ Điều 169 đến Điều 175);
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 (Điều 8 quy định về ký hiệu thị thực, quy định cụ thể loại thị thực cấp cho các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam);
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2013.
c) Chính phủ ban hành:
- Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2016);
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của BLĐTBXH.
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu;
- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định số 48/2015/NĐ-CPngày 15 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật giáo dục nghề nghiệp;
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2014 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2014 trong đó quy định điều kiện đối với lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
d) Thủ tướng Chính phủ ban hành:
- Chỉ thị số 734/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC;
- Chỉ thị số 1315/CT-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2011 về chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.
đ) Các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các Thông tư hướng dẫn:
- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03 tháng 01 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an - Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh;
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Các văn bản hướng dẫn này đã góp phần tăng cường công tác quản lý và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nguồn: Theo baodansinh.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này