PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

Lượt xem: 35,381

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, khi mà mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số thống trị, việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu là vô cùng quan trọng. Khi đó PR chính là chiếc chìa khóa giúp các doanh nghiệp vượt qua "rừng" thông tin, tạo dựng được tiếng vang và chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.
Vậy PR là gì? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về PR nhé!

PR là gì?

PR là gì? Hay đơn giản PR là viết tắt của từ gì? PR - là cách viết tắt của cụm từ "Public Relations" có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là lĩnh vực chuyên về việc quản lý thông tin giữa một tổ chức (công ty, thương hiệu, cá nhân) và công chúng. Mục tiêu của PR là xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực, tạo sự tin tưởng và kết nối với các đối tượng như khách hàng, nhà đầu tư, truyền thông và cộng đồng.

PR là gì? Đây là từ viết tắt của cụm từ Public Relations
PR là gì? Đây là từ viết tắt của cụm từ Public Relations

Trong lĩnh vực Marketing, PR nghĩa là gì? PR được hiểu là quá trình giao tiếp nhằm tạo dựng các mối quan hệ có lợi cho tổ chức. PR có thể được xem như là hoạt động quảng bá và phát triển hình ảnh cho một thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Có nhiều hình thức khác nhau trong PR Marketing, bao gồm họp báo, tổ chức sự kiện, tham gia các chương trình, và các hội thảo nghiên cứu, v.v.

Nhân viên PR là gì?

Nhân viên PR là gì? Nhân viên PR hay chuyên viên quan hệ công chúng, là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho một tổ chức, thương hiệu hoặc cá nhân. Để trở thành nhân viên PR chuyên nghiệp, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng sau:

Khả năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng viết lách và thuyết trình lưu loát

Tư duy sáng tạo và luôn sáng tạo, đổi mới

Khả năng tạo lập kế hoạch - tổ chức công việc

Thành thạo các phần mềm máy tính

Hiểu biết và đam mê về tiếp thị và truyền thông báo chí

Kỹ năng lắng nghe đối phương, v.v.

Công việc của nhân viên PR là gì?

Nhiệm vụ công việc của nhân viên PR là gì? Thông thường, nhân viên PR sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến truyền thông và quảng cáo, bao gồm:

Lập kế hoạch PR và tổ chức các sự kiện đặc biệt để quảng bá hoạt động hoặc sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Viết các bài PR, bao gồm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, thông cáo báo chí và tài liệu truyền thông.

Phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các kênh truyền thông và báo chí.

Đánh giá hiệu quả của các chương trình PR để cải thiện kế hoạch trong tương lai.

Xử lý khủng hoảng thương hiệu: nhận diện rủi ro và ngăn ngừa các tình huống khủng hoảng có thể xảy ra.

Nhân viên PR là gì? Nhiệm vụ công việc của nhân viên PR là gì?
Nhân viên PR là gì? Nhiệm vụ công việc của nhân viên PR là gì?

Việc làm PR thường được các công ty chú trọng, vậy nên mức lương cho vị trí này cũng khá cao. Trung bình trên thế giới, một người mới vào nghề có thể nhận mức lương từ 20.000 đến 30.000 USD mỗi năm, trong khi một nhà quản trị cao cấp có thể kiếm được khoảng 150.000 USD. Dù khoảng cách giữa hai vị trí này khá lớn, nhưng bạn sẽ có cơ hội tích lũy nhiều kinh nghiệm quý giá khi từng bước thăng tiến trong lĩnh vực PR.

Theo nghiên cứu tại VietnamSalary.vn, mức lương của các vị trí ngành PR cụ thể như sau:

Mức lương việc làm Chuyên Viên Truyền Thông Nội Bộ trung bình 11,7 Tr/ tháng (Thấp nhất: 5 Tr/Tháng - Cao nhất: 23 Tr/Tháng).

Mức lương việc làm Chuyên Viên Đối Ngoại Truyền Thông trung bình  16,5 Tr/ tháng (Thấp nhất: 5 Tr/Tháng - Cao nhất: 34,5 Tr/Tháng).

Mức lương việc làm Nhân viên Truyền Thông trung bình 9,4 Tr/ tháng (Thấp nhất: 5 Tr/Tháng - Cao nhất: 20 Tr/Tháng).

Mức lương việc làm Trưởng phòng Truyền Thông trung bình 29,1Tr/ tháng (Thấp nhất: 10 Tr/Tháng - Cao nhất: 20 Tr/Tháng).

Mức lương việc làm Nhóm phòng Truyền Thông trung bình  17,8 Tr/ tháng (Thấp nhất: 10 Tr/Tháng - Cao nhất: 40 Tr/Tháng).

 

Vai trò của PR trong Marketing

PR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Vậy trong việc làm Marketing, vai trò của PR là gì?

Xây dựng diện mạo cho các tổ chức/doanh nghiệp: Khi PR được thực hiện hiệu quả, khách hàng và công chúng sẽ có cái nhìn tích cực về thương hiệu, điều này giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của doanh nghiệp.

Tiếp cận - thu hút thị trường mục tiêu: Bằng cách sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông, hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Chẳng hạn, một bài báo có đánh giá tốt về một loại sữa có thể thu hút sự chú ý của các bà mẹ hơn so với một quảng cáo xuất hiện đại trà và tràn lan trên mạng xã hội.

Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp: Qua PR, chúng ta có thể nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ khác.

Tạo nguồn khách hàng tiềm năng: Việc PR trên các phương tiện truyền thông giúp tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vai trò trong Marketing của PR là gì?
Vai trò trong Marketing của PR là gì?

Ưu - Nhược điểm của PR

Ưu điểm của PR

Ưu điểm của PR là gì trong Marketing? PR mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tạo độ tin cậy: Thông tin được truyền tải qua PR thường được công chúng đánh giá là đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trực tiếp.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ: PR giúp xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả, tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: PR giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua việc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ.

Tiếp cận nhanh với khách hàng mục tiêu: PR giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thông đa dạng.

Tăng cường hiệu quả của các hoạt động marketing: PR làm gia tăng hiệu quả của các hoạt động marketing khác như quảng cáo, khuyến mãi.

Giảm chi phí: So với quảng cáo truyền thống, PR thường có chi phí thấp hơn nhưng lại mang lại hiệu quả cao.

Ưu - nhược điểm của PR là gì?
Ưu - nhược điểm của PR là gì?

Nhược điểm của PR

Ngoài những ưu điểm trên, PR cũng tồn tại một vài nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Khó đo lường hiệu quả: Việc đo lường hiệu quả của các hoạt động PR thường khó khăn hơn so với các hoạt động marketing khác.

Không thể kiểm soát hoàn toàn: Doanh nghiệp không thể kiểm soát hoàn toàn cách thông tin được truyền tải và diễn giải bởi các phương tiện truyền thông.

Mất nhiều thời gian: Các hoạt động PR thường đòi hỏi nhiều thời gian để đạt được kết quả mong muốn.

Rủi ro khủng hoảng: Nếu không được quản lý tốt, PR có thể dẫn đến các khủng hoảng truyền thông, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu.

Các loại hình PR thịnh hành nhất 2024

Truyền thông chiến lược

Loại hình PR truyền thông chiến lược là phương pháp tiếp cận có hệ thống nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh của tổ chức thông qua các hoạt động truyền thông có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Dưới đây là một số hoạt động

chính của loại hình này:

Xây dựng thương hiệu: Phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông nhất quán.

Tổ chức sự kiện: Lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện lớn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp của tổ chức.

Giao tiếp khủng hoảng: Phát triển kế hoạch ứng phó với các tình huống khủng hoảng để bảo vệ danh tiếng và hình ảnh của tổ chức.

Tạo nội dung truyền thông: Sản xuất các tài liệu truyền thông như thông cáo báo chí, bài viết, video và nội dung cho mạng xã hội.

Tương tác với truyền thông: Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà báo và phóng viên để đảm bảo thông tin tích cực được lan tỏa.

Quan hệ khách hàng

PR là gì? Có liên quan gì đến quan hệ khách hàng? Theo đó, hình thức PR quan hệ khách hàng sẽ tập trung vào việc tương tác trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ nhu cầu của họ, và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Các hoạt động PR hỗ trợ cho quan hệ khách hàng:

Tổ chức các sự kiện: Các sự kiện như hội thảo, hội nghị khách hàng giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, thu thập ý kiến phản hồi.

Xây dựng cộng đồng: Tạo ra các diễn đàn, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội để khách hàng tương tác với nhau và với doanh nghiệp.

Chăm sóc khách hàng qua các kênh truyền thông: Đáp ứng nhanh chóng các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết: Tạo ra các chương trình ưu đãi, quà tặng để tri ân khách hàng.

PR là gì? Các loại hình PR phổ biến hiện nay?
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến hiện nay?

Truyền thông nội bộ

PR truyền thông nội bộ là một khía cạnh quan trọng của hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp, tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với chính các nhân viên của mình. Đây là cầu nối để truyền đạt thông tin, giá trị, văn hóa doanh nghiệp đến từng cá nhân, tạo nên một môi trường làm việc gắn kết và hiệu quả.

Các hoạt động PR truyền thông nội bộ điển hình:

Tổ chức các sự kiện nội bộ: Sinh nhật công ty, teambuilding, hội thảo nội bộ,...

Xây dựng kênh truyền thông nội bộ: Báo nội bộ, website nội bộ, mạng xã hội nội bộ,...

Tổ chức các cuộc khảo sát: Thu thập ý kiến, phản hồi của nhân viên để cải thiện môi trường làm việc.

Chương trình khen thưởng, ghi nhận: Tôn vinh những đóng góp của nhân viên.

Xây dựng các câu chuyện, video về nhân viên: Tạo ra sự kết nối giữa các nhân viên.

Quan hệ cộng đồng

PR là gì? Có liên quan gì đến quan hệ cộng đồng? PR quan hệ cộng đồng là một nhánh của quan hệ công chúng (PR), tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp với cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động. Điều này bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng, và tạo ra những tác động tích cực đến cuộc sống của người dân.

Các hoạt động PR quan hệ cộng đồng điển hình

Hỗ trợ các hoạt động xã hội: Tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường.

Tài trợ cho các sự kiện cộng đồng: Tài trợ cho các sự kiện văn hóa, thể thao, giáo dục.

Tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng: Tham gia vào các dự án xây dựng trường học, bệnh viện, đường giao thông.

Tổ chức các hoạt động tình nguyện: Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện.

Xây dựng các chương trình phát triển bền vững: Tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm.

PR là gì? PR không chỉ thực hiện trong nội bộ mà còn hướng đến cộng đồng
PR là gì? PR không chỉ thực hiện trong nội bộ mà còn hướng đến cộng đồng

Tổ chức sự kiện

PR là gì? Mối quan hệ với tổ chức sự kiện ra sao? PR bằng cách tổ chức sự kiện là một hoạt động truyền thông, kết hợp giữa việc lên kế hoạch, tổ chức các sự kiện và sử dụng các công cụ PR để đạt được mục tiêu truyền thông đã đề ra. Các hoạt động PR trong tổ chức sự kiện

Lên kế hoạch truyền thông: Xác định mục tiêu, đối tượng, thông điệp, kênh truyền thông.

Tạo ấn phẩm truyền thông: Khẩu hiệu, logo, banner, tài liệu giới thiệu sự kiện.

Tổ chức họp báo: Giới thiệu sự kiện đến giới truyền thông.

Sử dụng mạng xã hội: Tạo sự kiện trên các nền tảng mạng xã hội, tương tác với khách mời.

Quảng bá sự kiện: Sử dụng các kênh truyền thông đa dạng để quảng bá sự kiện.

Đo lường hiệu quả: Đánh giá hiệu quả của sự kiện thông qua các chỉ số như số lượng người tham dự, độ phủ sóng truyền thông, mức độ tương tác trên mạng xã hội.

Truyền thông khủng hoảng

Truyền thông khủng hoảng tập trung vào việc quản lý và giải quyết các tình huống khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Khủng hoảng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như sai sót trong sản phẩm, dịch vụ, sự cố an toàn, thông tin sai lệch, hoặc các hành vi vi phạm đạo đức.

Các công cụ truyền thông trong xử lý khủng hoảng

Họp báo: Tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức.

Thông cáo báo chí: Phát hành thông cáo báo chí để truyền đạt thông tin đến các cơ quan truyền thông.

Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tương tác với công chúng, giải đáp thắc mắc.

Website: Cập nhật thông tin trên website của công ty.

Liên hệ với các bên liên quan: Giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhân viên để giải quyết vấn đề.

PR là gì? Cách xử lý truyền thông khủng hoảng như thế nào cho hiệu quả?
PR là gì? Cách xử lý truyền thông khủng hoảng như thế nào cho hiệu quả?

Truyền thông công vụ

Truyền thông công vụ là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả trong quá trình điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào quá trình quản lý xã hội. Nói cách khác, truyền thông công vụ là quá trình giao tiếp hai chiều giữa cơ quan nhà nước và công dân, nhằm xây dựng mối quan hệ tin cậy và hợp tác.

Các hình thức truyền thông công vụ:

Truyền thông đại chúng: Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, radio để cung cấp thông tin đến công chúng rộng rãi.

Truyền thông trực tuyến: Sử dụng các trang web, mạng xã hội, email để tương tác với công dân.

Truyền thông trực tiếp: Tổ chức các buổi họp báo, hội thảo, tiếp xúc cử tri để giao tiếp trực tiếp với công dân.Truyền thông nội bộ: Truyền đạt thông tin đến cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.

Các kênh truyền thông công vụ phổ biến:

Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước: Cung cấp thông tin về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan.

Mạng xã hội: Facebook, Twitter, YouTube để tương tác với công dân, giải đáp thắc mắc.

Báo chí, truyền hình: Cung cấp thông tin đến công chúng rộng rãi.

Hệ thống thông tin một cửa: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

PR là gì? Truyền thông công vụ là gì?
PR là gì? Truyền thông công vụ là gì?

PR trực tuyến

PR trực tuyến (hay còn gọi là Digital PR) là hoạt động quan hệ công chúng được thực hiện trên các nền tảng trực tuyến như website, blog, diễn đàn, MXH & các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu chính của PR trực tuyến là xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trên môi trường số, đồng thời tăng sự tương tác với khách hàng và các đối tượng liên quan.

Các hoạt động PR trực tuyến điển hình:

Xây dựng và quản lý website: Tạo một website chuyên nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.

Viết bài PR: Tạo ra các bài viết chất lượng cao, hấp dẫn để đăng trên các website, blog, diễn đàn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Giúp website của bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Marketing qua email: Xây dựng danh sách email và gửi các thông điệp tiếp thị đến khách hàng.

Truyền thông xã hội: Tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter.

Quan hệ với blogger và influencer: Hợp tác với các blogger và influencer để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Quản lý danh tiếng trực tuyến: Theo dõi và xử lý các bình luận, đánh giá của khách hàng trên mạng.

PR là gì? Truyền thống trực tuyến là gì?
PR là gì? Truyền thống trực tuyến là gì?

Quy trình xây dựng kế hoạch PR hoàn chỉnh

Quy trình xây dựng kế hoạch PR là gì? Doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước quan trọng sau đây để đảm bảo hiệu quả và sự thành công của các hoạt động truyền thông:

Bước 1. Nghiên cứu và Phân tích

Xác định mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho chiến dịch PR (tăng cường nhận diện thương hiệu, nâng cao uy tín, quảng bá sản phẩm, v.v.).

Phân tích đối tượng mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu và thói quen của đối tượng mà bạn muốn tiếp cận.

Phân tích môi trường: Đánh giá bối cảnh thị trường, xu hướng ngành, và các hoạt động PR của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2. Lập kế hoạch chiến lược

Xác định thông điệp chính: Phát triển thông điệp rõ ràng và nhất quán mà bạn muốn truyền tải.

Chọn kênh truyền thông: Lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp (truyền thông xã hội, báo chí, sự kiện, v.v.) để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Xây dựng lịch trình: Lập thời gian cụ thể cho từng hoạt động trong kế hoạch PR.

Cần phân tích và lập kế hoạch PR
Cần phân tích và lập kế hoạch PR

Bước 3. Triển khai các hoạt động PR

Tổ chức sự kiện: Nếu có, lên kế hoạch và thực hiện các sự kiện để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm.

Viết nội dung: Tạo ra các tài liệu truyền thông như thông cáo báo chí, bài viết blog, và nội dung cho mạng xã hội.

Thực hiện các chiến dịch truyền thông: Tiến hành các hoạt động truyền thông theo kế hoạch đã đề ra.

Bước 4. Theo dõi và Đánh giá

Giám sát kết quả: Theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPIs) để đánh giá sự thành công của chiến dịch, như số lượt tiếp cận, tương tác, hoặc số lượng bài viết báo chí.

Phân tích phản hồi: Lắng nghe phản hồi từ công chúng và truyền thông để hiểu rõ hơn về cách mà thông điệp được tiếp nhận.

Triển khai thực hiện và theo dõi đánh giá chiến lược PR
Triển khai thực hiện và theo dõi đánh giá chiến lược PR

Bước 5. Điều chỉnh và Cải tiến

Đánh giá hiệu quả: Dựa trên các dữ liệu thu thập được, đánh giá xem kế hoạch đã đạt được mục tiêu hay chưa.

Điều chỉnh chiến lược: Nếu cần thiết, điều chỉnh chiến lược và các hoạt động để cải thiện hiệu quả cho các chiến dịch sau.

Bước 6. Báo cáo - Tổng kết

Tổng hợp kết quả: Lập báo cáo tổng kết các hoạt động PR đã thực hiện, những gì đã đạt được và những điều cần cải thiện.

Chia sẻ kết quả: Chia sẻ báo cáo với các bên liên quan và đội ngũ nội bộ để cùng học hỏi và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau.

Tổng kết kết quả chiến lược PR để rút kinh nghiệm về sau

Q&A

Học chuyên ngành gì để làm PR?

Để làm việc ở ngành PR, bạn nên học các chuyên ngành sau:

Truyền thông

Marketing

Quan hệ công chúng

Báo chí

Quản trị kinh doanh

Tâm lý học

Cơ hội việc làm của ngành PR hiện nay như thế nào?

Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và nhu cầu xây dựng hình ảnh thương hiệu ngày càng cao, các doanh nghiệp, tổ chức đều cần đến những chuyên gia PR để hỗ trợ. Bạn có thể làm việc tại:

Các công ty truyền thông: Làm việc tại các công ty truyền thông, bạn sẽ được tham gia vào các dự án PR đa dạng cho nhiều khách hàng khác nhau.

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp lớn thường có bộ phận PR riêng để quản lý hình ảnh của công ty.

Cơ quan nhà nước: Các cơ quan nhà nước cũng cần đến các chuyên gia PR để truyền thông các chính sách, hoạt động của mình.

Tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức phi chính phủ cần PR để kêu gọi tài trợ, nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội.

Startup: Các startup thường cần các chuyên gia PR để xây dựng thương hiệu và thu hút đầu tư.

Những câu hỏi liên quan đến PR
Những câu hỏi liên quan đến PR

Tìm việc làm ngành PR uy tín ở đâu?

Để tìm việc làm ngành PR uy tín, bạn nên truy cập vào các website tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam như CareerViet với hơn 20.000 vị trí việc làm đa dạng ngành nghề.. Đặc biệt, website này còn tích hợp hàng loạt tiện ích hấp dẫn như tạo CV hoàn toàn MIỄN PHÍ, tra cứu mức lương chuẩn xác,...để bạn tham khảo.

PR là gì? Cơ hội nghề nghiệp PR hiện nay như thế nào? Các loại hình PR phổ biến và hiệu quả nhất 2024 đều đã được CareerViet chia sẻ qua bài viết này. Mong rằng kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên tìm kiếm và ứng tuyển các vị trí tuyển dụng việc làm ngành PR HOT nhất tại website CareerViet.vn bạn nhé! 

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ahamove
Ahamove

Lương : Lên đến 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á
Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY TNHH ADIGIT
CÔNG TY TNHH ADIGIT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Nghệ An | Thanh Hóa

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Đại Phát Tín
Công ty TNHH Đại Phát Tín

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam
Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hưng Yên | Hà Nội

CEA Project Logistics
CEA Project Logistics

Lương : 37 Tr - 42 Tr VND

Quảng Bình

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Lương : 16 Tr - 23 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Goody Group
Công Ty Cổ Phần Goody Group

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Quân Đội
Ngân Hàng TMCP Quân Đội

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Vascara Group
Vascara Group

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Con đường sự nghiệp"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
Luật hấp dẫn là gì? Ứng dụng luật hấp dẫn trong công việc và cuộc sống
Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback