Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,767
Nếu thăng tiến là mục tiêu lớn nhất của bạn trong năm nay, vậy bạn đã làm gì để mục tiêu đó trở thành sự thật? Làm việc chăm chỉ và thể hiện sự thông minh nhanh nhẹn trong công việc? Tất nhiên, nhưng nó sẽ chỉ dẫn bạn tới việc tăng lương, tăng trách nhiệm. Còn thăng tiến lên một vị trí cao hơn ư, chưa đủ!
Tự makerting bản thân
Thử rà soát lại nhé, bạn còn có cả năm phía trước để đạt mục tiêu. Nhưng bạn cần phải nhận định ngay từ bây giờ: Ai sẽ là người lựa chọn nhân sự vào vị trí ấy? Ai sẽ là người có vai trò quyết định? Bạn sẽ làm việc cùng những người nào và ai có thể cho bạn lời khuyên hữu ích?
Sau đó, hãy ngồi lại và suy nghĩ một cách có hệ thống phương pháp tiếp cận và cách để bạn có được mục đích của mình. Có rất nhiều phương án bạn có thể áp dụng. Chẳng hạn như tình nguyện tham gia phục vụ trong cuộc họp có những người mà bạn cần biết chẳng hạn. Hoặc tinh tế hơn, gửi cho những người này các bài báo hoặc tài liệu hay ho có liên quan đến công việc chuyên môn của họ. Đó cũng là một gợi ý hay.
Phụ tá đắc lực cho sếp
Thông thường, sếp sẽ là người quyết định bạn sẽ có được vị trí mong muốn hay không, đường thăng tiến của bạn sẽ thế nào. Nhưng nếu như sếp không phải là người có vai trò quyết định chuyện đó, lời nói của ông vẫn có ý nghĩa tư vấn nhất định với những người quyết định. Do đó, gây ấn tượng với sếp vẫn phải được coi là thứ có vị trí ưu tiên hàng đầu.
Theo lời khuyên của Marianne Adoradio, chuyên gia tuyển dụng và nhân sự ở Silicon Valley thì để gây ấn tượng với sếp, bạn nên tập trung nghiên cứu mục tiêu chính của công ty sau đó bàn bạc với sếp để tìm ra thứ gì là quan trọng nhất trong bộ phận của bạn. "Việc tìm ra và hiểu thứ gì sẽ làm cho sếp thành công, thứ gì quan trọng với sếp là một việc cực kỳ quan trọng với việc thăng tiến của bạn".
Thể hiện
Thể hiện không nhất thiết phải là làm một thứ gì đó quá khác thường nổi bật hoặc cư xử giống như thể bạn đã ở vào vị trí mà sếp của bạn đang giữ. Thể hiện đôi khi chỉ đơn giản là bạn cho mọi người thấy bạn có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí cao hơn vị trí hiện tại của bạn.
"Thông thường, khi muốn thăng tiến, mọi người thường làm mọi cách chỉ cho sếp thấy, mình đã sẵn sàng đảm đương được nhiệm vụ ấy tốt nhất", Steve Levin, người đứng đầu một công ty tư vấn ở California nói. "Nếu như bạn muốn trở thành quản lý của một nhóm, bạn phải bắt đầu bằng việc nhận trách nhiệm công việc tương xứng với vị trí đó. Bắt đầu bằng việc nghĩ như thế".
Bởi chỉ sau khi hoàn thành xuất sắc công việc hiện tại, ở mức cao hơn với vị trí bạn đang nắm giữ, bạn mới có thể tự tin trước sếp: "Tôi đã sẵn sàng với vị trí mới. Điều tôi cần bây giờ chỉ là một chức danh". Việc này sẽ gây ấn tượng rất mạnh với sếp của bạn.
Chuẩn bị kế hoạch B
Rất nhiều người nghĩ rằng công ty bao giờ cũng có cả một hệ thống chăm sóc họ và chăm sóc con đường thăng tiến của họ. Họ hy vọng thăng tiến sẽ đến tất yếu sau 1,2 hoặc 3 năm. Họ nghĩ họ làm tốt và đương nhiên họ thăng tiến. Họ quá lầm. Thực tế không diễn ra như vậy.
Trên thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra chuyện: "bạn hoàn thành tốt công việc, bạn làm mọi thứ để có được vị trí ấy nhưng rút cuộc, vị trí ấy lại thuộc về một cái tên khác chứ không phải bạn". Hãy hiểu một điều đơn giản nhưng quan trọng rằng, chẳng có thứ gì là chắc chắc cả. Và chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho việc "mất" vị trí thăng tiến là điều bạn nên làm.
Tuy nhiên nếu như bạn còn trẻ, con đường "hoạn lộ" của bạn đang sáng và sếp luôn khuyến khích bạn cho dù bạn có gặp phải thất bại trong công việc, thì cũng rất đáng cho bạn dành thêm một năm nữa cống hiến và đặt niềm tin vào vị trí mong muốn. Song, trong thời gian này, bạn cũng cần phải dự phòng trước đường đi bằng việc tìm kiếm các cơ hội công việc bên ngoài. Có như thế, thành công sẽ luôn mỉm cười với bạn.
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này