Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,797
Bên lề hội thảo “Hậu gia nhập WTO - cơ hội và thách thức” do Phòng Thương mại - công nghiệp VN (VCCI) vừa tổ chức tại Đà Nẵng, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng - bà Phạm Chi Lan - chia sẻ về WTO ảnh hưởng đến lao động (LĐ). Bà nói:
- Nói chung là lực lượng LĐ sẽ có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn. Chẳng hạn chúng ta đang tiếp nhận những dự án đầu tư công nghệ cao, ở đó là những việc làm có chất lượng. Nó cũng đòi hỏi kỹ năng làm việc cao nhưng người LĐ có điều kiện làm việc tốt và lương cao.
* Hiện những ngành sử dụng nhiều LĐ ở VN rất lo lắng?
- Thách thức đối với LĐ ở chỗ nguy cơ mất việc làm treo trên đầu bất cứ ai. Khi gia nhập WTO, hàng hóa, dịch vụ nước ngoài tràn vào thị trường VN; các doanh nghiệp, lĩnh vực VN không cạnh tranh được, sản xuất bị thu hẹp hoặc khó tồn tại, ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Tác động trực tiếp nhất của việc thu hẹp sản xuất là người LĐ có nguy cơ mất việc làm.
Không loại trừ ngành dệt - may, da - giày mà những lĩnh vực dịch vụ, nông sản yếu kém cũng bị đe dọa.
* Theo bà, cơ cấu nguồn LĐ hiện nay như thế nào?
- Tỉ lệ LĐ đã qua đào tạo còn thấp quá, kỹ năng làm việc lại yếu. Hiện chỉ có 27% LĐ được đào tạo, có kỹ năng. Người ta vẫn nói là “thừa thầy, thiếu thợ” nhưng thực tế “thầy” đâu có thừa. Tốt nghiệp đại học ra đâu thể gọi là thầy được bởi họ làm việc chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. Hoặc trong cơ cấu đại học bây giờ, các em cứ lao vào học ngành kinh doanh nhưng ít vào ngành kỹ thuật. Đó cũng là một cái khó cho việc tạo một thị trường LĐ đa dạng.
Theo nghiên cứu, có đến 80% các trường đại học đang đào tạo lực lượng làm quản trị, trong lúc đó đội ngũ kỹ thuật còn thiếu. Song Nhà nước cần đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa và khuyến khích bằng những ưu đãi cho các doanh nghiệp để người ta lo về LĐ.
* Hội nhập WTO, khía cạnh đáng lo nữa là nguồn LĐ nước ngoài đổ vào?
- Vấn đề này có tác động hai mặt. Nó tạo sức ép cạnh tranh. Những LĐ kỹ thuật cao của VN phải học tập, nghiên cứu, vươn lên liên tục nếu muốn giữ công việc tốt. Nếu anh không khẳng định để giành một vị trí công tác tốt thì doanh nghiệp sẽ lấy LĐ nước ngoài.
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân của ta cũng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thích thuê LĐ nước ngoài làm hơn. Hoặc LĐ VN nhiều lúc không thua gì nước ngoài về kỹ năng nhưng trình độ ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin không được tốt.
* Xin cảm ơn bà.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo TTO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này