Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,539
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi còn nhỏ, chúng ta thường đòi bố mẹ phải kể đi kể lại những chuyện cổ tích, giàu trí tưởng tượng. Lớn lên, chúng ta bắt đầu học cách nói với bố mẹ những điều hay ho, kể cả phải nói dối để tránh khỏi những rắc rối khi bố mẹ không hài lòng mà la mắng. Chúng ta biết chia sẻ với bạn bè mọi chuyện buồn vui trong cuộc sống.
Khi bước vào đời sống công sở, xây dựng con đường sự nghiệp, chúng ta cần phải biết kết nối, thuyết phục mọi người lắng nghe, ủng hộ mình. Trong công việc, cách nói chuyện, kể chuyện đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của bạn.
Peter Guber - tác giả của cuốn "Bí quyết nói chuyện để thành công" cho rằng, ai cũng có thể kể một câu chuyện. Bạn không cần phải kể những chuyện đặc biệt, kỳ lạ nhưng ít nhất cũng phải biết một câu chuyện về thương hiệu, lịch sử công ty sao cho hấp dẫn, để người khác muốn nghe. Lúc đó, sự tiếp cận khách hàng, đối tác và những người làm cùng lĩnh vực với bạn cũng dễ hơn rất nhiều.
Điều quan trọng là bạn phải biết cách làm thế nào để bắt đầu và kết thúc câu chuyện cho hiệu quả, cho dù là trong một cuộc phỏng vấn, một sự kiện lớn hay bạn đang nói chuyện với sếp. Guber nhấn mạnh, dù nói gì, điều cốt yếu là bạn phải có mục đích cụ thể. "Rất ít người nhớ sự kiện kèm theo những con số, dữ liệu chính xác, họ thường chỉ nói một cách qua loa, bỏ qua những chi tiết hấp dẫn. Vì thế, nếu bạn có thể nhớ rõ một số chi tiết chính, ấn tượng, thì câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Khi bạn liên kết được thông tin với cảm xúc của mình, câu chuyện của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn".
Tất nhiên, không phải ai sinh ra cũng là diễn giả, cũng có kỹ năng nói chuyện duyên dáng nhưng điều đó không có nghĩa là không thể học được.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn thực hành và nhanh chóng rèn luyện khả năng nói chuyện, thuyết phục của mình:
- Đừng quá ôm đồm mọi dữ liệu, chi tiết nhỏ nhặt mà hãy chọn lọc những thông tin quan trọng, hấp dẫn.
- Mỗi câu chuyện có mục đích rõ ràng sẽ là một lời kêu gọi hành động, bạn hãy chắc chắn truyền đạt được thông điệp đến với mọi người một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Hãy chắc chắn câu chuyện của bạn nói những điều liên quan đến mọi người. Đừng bao giờ lôi những người không liên quan vào những chuyện không đâu.
- Quan tâm đến lợi ích của người nghe, họ sẽ thấy câu chuyện của bạn thú vị và lắng nghe mục tiêu bạn muốn hướng tới.
- Sự trải nghiệm của bạn chính là nguyên liệu tốt nhất cho câu chuyện thêm thuyết phục.
- Sử dụng những yếu tố bất ngờ.
Nguồn: Theo Bưu Điện Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này