Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,306
Mặc dù ngoại ngữ của học sinh VN được xem là "tệ’ nhưng nhiều người lại lo lắng về quy định "dùng ngoại ngữ làm ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường". Ngoại ngữ ở đây nghĩa là tiếng Anh.
"Nhất Anh, nhì Tin, tam Kinh (kinh tế), tứ Luật" - câu truyền miệng về ngành nghề mà thí sinh lựa chọn vẫn thời sự trước mỗi mùa tuyển sinh.
Cơn sốt tiếng Anh đã bùng nổ cách đây hơn 20 năm từ khi truyền hình phát chương trình học tiếng Anh "Follow Me" năm 1985. Chẳng bao lâu nữa, người ta sẽ bị cuốn theo một trào lưu mới English Know How sau những Streamline, Headway, LifeLine...
Hội đồng chức danh GS Nhà nước đang tính đến chuyện thay đổi tiêu chuẩn xét công nhận các chức danh GS, PGS, trong đó yêu cầu ngoại ngữ thông thạo phải là tiếng Anh thay vì vẫn xét nhiều thứ tiếng như hiện nay.
Thậm chí, tại một cuộc hội thảo "Dùng tiếng nước ngoài làm chuyển ngữ (ngôn ngữ giảng dạy) trong quá trình hội nhập" do Hội Ngôn ngữ học Việt
Trong 4 ngoại ngữ được dạy ở phổ thông, có tới 97,5% học sinh lựa chọn tiếng Anh. Chỉ vỏn vẹn gần 3% còn lại dành cho 3 thứ tiếng: Pháp, Nga, Trung.
Cẩn thận khi tiếng Anh "thống trị"!
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã lên tiếng về nguy cơ tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi.
Ông Nguyễn Văn Chiến, làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ Anh tại Viện Đông Nam Á, có con học ở Malaysia, cho hay: "Cả cuộc đời tôi loay hoay học ngoại ngữ": Hồi bé, học tiếng Pháp; lớn lên, theo thời cuộc, không thể không học tiếng Nga. Và cũng theo thời cuộc, bây giờ "ngả" sang tiếng Anh. Chạy theo thời sự ngoại ngữ là để "mưu sinh". Tôi thấy đau khổ khi mấy đứa con đi du học ở
PGS.TS Bùi Hiền, Hội ngôn ngữ học Việt
Điều mà GS Hiền lo lắng là những tác động của nhân tố chính trị sau chính sách ngôn ngữ. Ông Hiền cho rằng, nếu dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ dạy trong nhà trường là ngược với chính sách đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam và rất bất lợi cho sự phát triển hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các nước không nói tiếng Anh.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quốc hội bình tĩnh hơn: Luật quy định như thế nhưng sẽ có điều ràng buộc: "Bộ trưởng quy định" chứ không phải hễ đưa vào luật là thực thi được ngay!
Tuy nhiên, ông Thuyết, người đảm nhiệm vai trò chủ biên sách giáo khoa tiếng Việt cho học sinh phổ thông, cũng không giấu nổi lo lắng nếu kỳ họp Quốc hội tháng 5 tới, các đại biểu dễ dàng thông qua điều mà ông cho là chưa hợp lý này. Theo ông Thuyết không cần thiết phải quy đinh trong Luật như vậy: "Trước là tiếng Nga, sau sang tiếng Anh, việc chọn tiếng Anh tại thời điểm này mang ý nghĩa "kiếm cơm" nhiều hơn. Và chúng ta, thay vì một chiến lược dạy và học ngoại ngữ tự chủ thì lại luôn "chạy theo thời sự".
Chính sách giáo dục hay chính sách ngôn ngữ?
Còn Trung Quốc, mới đây, các quan chức cho hay nước này đang khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ mở rộng mạng lưới toàn cầu dạy và học thứ tiếng này.
Dự án thí điểm dạy tiếng Pháp mới đây có ý tưởng triển khai đại trà dạy tiếng này trong trường phổ thông để làm ngoại ngữ hai. Năm 2004, phía Nhật đã tích cực xúc tiến để có một lớp thí điểm dạy tiếng Nhật tại trường THPT
Ông Hồ Hải Thuỵ, Hội Ngôn ngữ học Việt
Tuy nhiên, muốn nói gì thì nói, trong xu thế hội nhập, khó có thể cưỡng lại thứ tiếng đang được sử dụng phổ biến trên toàn cầu này.
Nói như TS Nguyễn Huy Cẩn, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, tiếng Việt cũng phải chấp nhận "cạnh tranh". Theo ông Cẩn, sự xâm nhập của tiếng nước ngoài, về một khía cạnh nào đó, đã làm phong phú tiếng mẹ đẻ. Điều quan trọng hơn phải tạo được sức đề kháng trước sự xâm lấn về văn hóa vô hình nhưng sẽ vô cùng bền bỉ của tiếng nước ngoài khi được dùng rộng rãi.
"Nếu đưa điều khoản này vào Luật mà Nhà nước không đủ điều kiện thực hiện, thì đây sẽ là cơ hội vàng cho một số quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn được đầu tư hợp pháp, hỗ trợ chính phủ VN thực thi việc "dùng tiếng nước ngoài để giảng dạy, học tập". Với nhiều động cơ chính trị, kinh tế, văn hóa khác nhau và với tiềm năng to lớn, nhất định họ sẽ giúp Bộ GD-ĐT hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong Luật sớm nhất" - PGS Bùi Hiền
Nguồn: (VietNamNet)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này