Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,424
Tăng tuổi hưu, có lợi hay thiệt với lao động nữ? doanh nghiệp Nhật Bản lo tuyển thêm 32.000 lao động khi giảm số giờ làm/tuần; đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 10 năm có thể nhận hơn 200 triệu đồng; mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019; người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Quốc khánh 2/9?...
Tăng tuổi hưu, có lợi hay thiệt với lao động nữ?
“Khảo sát thực hiện năm 2018 của Tổ chức lao động quốc tế cho thấy, trong 176 quốc gia, số lượng quốc gia có tuổi hưu của nam và nữ bằng nhau đang có xu hướng tăng nhanh. Ngược lại, số lượng các quốc gia quy định tuổi hưu nam nữ chênh lệch như Việt Nam đang có xu hướng giảm xuống…”.
Ảnh minh hoạ
Ông Phạm Trường Giang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đánh giá về tính bình đẳng trong việc điều chỉnh tuổi hưu trong dự án sửa đổi Luật Lao động năm 2012 tại Hội thảo về chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức chiều 8/8 tại Hà Nội.
Phân tích ở nhiều khía cạnh, ông Phạm Trường Giang cho rằng, về cơ bản, việc tăng tuổi hưu là điều tất yếu và có lợi đối với lao động nữ.
Về thu nhập, báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, thu nhập của nữ thấp hơn nam khoảng 15 % (năm 2011) và 12,4 % (năm 2014). Điều này dễ hiểu bởi tuổi hưu của nữ hiện thấp hơn nam giới 5 năm. Bởi thời gian tham gia BHXH cũng ít hơn nam giới. Do đóm việc tăng tuổi hưu sẽ là giải pháp giúp lao động nữ có thêm quyền lợi về thu nhập và lương hưu sau này.
Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ mấy ngày?
Ngày Quốc khánh năm 2019 (2/9) rơi vào thứ Hai. Tuỳ thuộc vào chế độ ngày nghỉ cuối tuần liền kề trước đó, người lao động có thể được nghỉ từ 2-3 ngày dịp Quốc khánh 2/9.
Đối với nhóm cán bộ, công chức, người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có 2 ngày nghỉ cuối tuần là thứ Bảy và Chủ nhật, cộng với Ngày Quốc khánh là thứ Hai tuần liền kề: Dịp Quốc Khánh sẽ được nghỉ liền 3 ngày.
Với người lao động trong các cơ quan, cơ sở hoặc doanh nghiệp có chế độ có chế độ nghỉ ngày cuối tuần là 1 ngày vào Chủ Nhật, cộng với Ngày Quốc khánh là thứ Hai tuần liền kề: Dịp Quốc Khánh sẽ được nghỉ liền 2 ngày…
Doanh nghiệp Nhật Bản lo tuyển thêm 32.000 lao động nếu bỏ quy định 48 giờ làm/tuần,
“Nếu giảm giờ làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần, 56 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phải chịu áp lực tuyển thêm khoảng 32.000 lao động để đáp ứng cùng một khối lượng sản xuất trong năm...”
Đây là phát biểu của bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (Hiệp hội) tại Hội thảo góp ý về dự thảo sửa đổi Luật lao động.
Lo lắng về nguy cơ có thể diễn ra, bà Huyền cho biết: “Thời giờ làm việc tiêu chuẩn cũng bị cắt giảm, các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể gây mất niềm tin và không còn đơn đặt hàng nào từ khách hàng trong tương lại”.
Trong khi đó, thách thức từ việc việc “nén” thời gian làm việc trong tuần sẽ buộc doanh nghiệp tìm tới phương án tuyển thêm lao động chỉ để đáp ứng tốc độ sản xuất vốn có. Thậm chí với phương án tuyển dụng đủ nhân lực, các chi phí kéo theo như đào tạo, bảo hiểm xã hội cũng sẽ buộc doanh nghiệp phải chi thêm một khoản không nhỏ.
Nhận hơn 200 triệu đồng khi đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 10 năm
“Nếu tham gia liên tục từ năm 2009, với chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, người lao động sẽ nhận trợ cấp thất nghiệp ở mức 209 triệu đồng” - ông Lê Quang Trung, Cục phó Phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết tại Chương trình Giao lưu giải đáp chính sách bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 được Báo Dân trí và Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) sang 8/8 tại Hà Nội.
Đơn cử một trường hợp tham gia liên tục chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2009 - thời điểm bắt đầu có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, ông Lê Quang Trung cho biết, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm thì: “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa tính đến thời điểm hiện nay mà người lao động nhận được là: 10 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp, tương đương với 10 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp”.
Đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: 5 lần lương tối thiểu vùng x 4.180.000 đồng (mức lương tối thiểu của vùng 1) = 20.900.000 đồng.
“Như vậy, tổng số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định có thể nhận tối đa được là: 10 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nhân với 20.900.000 đồng/tháng là 209.000.000 đồng” - Phó Cục trưởng Cục Việc làm cho biết.
Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019?
Theo quy định của pháp luật lao động và BHXH, cả người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Mức đóng dựa trên tiền lương hằng tháng của người lao động. Trong đó, tiền lương tính đóng các loại bảo hiểm gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Cô công nhân gầy yếu “đòi” làm thêm: Nên hay không tăng giờ làm?
Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi kể chuyện đi thực tế tại Bình Dương, có cô công nhân trẻ gầy gò, xanh xao đúng lên đề nghị được làm thêm giờ để có thêm thu nhập, để đủ sống, đủ nuôi con. Mổ xẻ câu chuyện này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh làm thêm là nhu cầu thực tế, ý kiến khác lại cho rằng đó là biểu hiện tiêu cực…
Đề cập cụ thể đến nội dung mở rộng khung thoả thuận thời gian làm thêm, ông Lợi cho biết: “Khi đi thực tế Tại Bình Dương, tôi rất cảm động khi thấy có cô công nhân trẻ gầy gò, xanh xao mà vẫn đề nghị được làm thêm giờ để có thêm thu nhập, nếu không thì không đủ sống, không đủ nuôi con. Chúng tôi cũng khuyên các cháu phải suy nghĩ, nếu làm quá nhiều, sinh ốm đau thì lấy tiền đâu chữa bệnh”.
Từ nhu cầu thực tế, ông Lợi cho rằng có thể sửa luật hiện hành theo hướng cho phép mở rộng thêm 100 giờ làm thêm (từ mức tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm - PV) nhưng chỉ trong một số ngành nhất định. Đồng thời, tiền lương làm thêm cần được tính luỹ tiến.
“Hiện chúng tôi đưa ra hai phương án cho cách tính tiền lương luỹ tiến để xin ý kiến. Thứ nhất là tính ngay từ giờ đầu tiên, ngày đầu tiên làm thêm, thứ hai là tính từ giờ thứ 301 trở đi cho đến giờ thứ 400” - Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội thông tin.
Mức thanh toán ra sao tại cơ sở không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT?
Bạn Lâm Nhật Tiến hỏi: “Khi khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thì mức thanh toán kinh phí trực tiếp sẽ ra sao?”.
Về vấn đề này, Điều 30 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã nêu rõ.
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau. Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh…
Hoàng Mạnh tổng hợp
Nguồn: Theo dantri.com.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này