Vũ khí cho "cuộc chiến" tìm ứng viên giỏi

Lượt xem: 13,269

Phỏng vấn và tổ chức phỏng vấn luôn là việc rất cần đầu tư thời gian và công sức, cần sự chuẩn bị chu đáo ở cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Không phải chỉ ứng viên mới cần quan tâm tới việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Với nhà tuyển dụng, học cách tổ chức một buổi phỏng vấn thành công, học cách đặt câu hỏi làm sao để ứng viên có thể thể hiện tốt nhất, đúng nhất bản thân, học cách "khai thác" tiềm năng ứng viên... cũng là những việc rất cần làm.

Công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tuyển dụng của bạn. Nhưng để có thể tuyển dụng đúng người, đúng việc thực sự không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đọc hồ sơ và lựa chọn một vài ứng viên phỏng vấn mới chỉ là một nửa của "cuộc chiến". Phần quan trọng nhất của nó chính là việc bạn tổ chức cuộc phỏng vấn làm sao để bạn có thể thấy rõ được con người mà bạn mong muốn thấy, muốn tuyển dụng khác thế nào với con người đang ngồi đối diện với bạn.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn tạo ra một cuộc phỏng vấn thành công và những câu hỏi bạn có thể hỏi để giúp tìm ra ứng viên thực sự nặng ký.

Gặp trước ứng viên trên... giấy
Bạn luôn hy vọng ứng viên khi bước vào phòng phỏng vấn sẽ luôn nắm chắc được những thông tin về công ty và về những gì họ phải làm, đúng không? Vậy thì ngược lại, bạn cũng cần phải hiểu rõ ứng viên giống như họ hiểu về công ty vậy.

Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn bằng cách nghiên cứu kỹ hồ sơ của ứng viên, sẵn sàng cho cuộc gặp mặt đối mặt với họ. Ít nhất bạn phải nhớ được những điều căn bản nhất về hồ sơ, thư xin việc hay bất cứ thứ gì khác có liên quan đến ứng viên mà bạn chuẩn bị gặp.

Trước khi phỏng vấn bắt đầu, hãy dành thời gian để sử dụng Google tìm hiểu thêm về ứng viên. Nếu như họ có các trang cá nhân trên MySpace hay FaceBook, thì đó chính là cơ hội để bạn có thể tìm hiểu họ rõ ràng hơn, thực chất hơn và xem họ có vấn đề gì không thể hoà hợp với bạn và công ty về đạo đức hay văn hoá không. Đây cũng là nơi mà bạn có thể sẽ có những phát hiện thú vị về ứng viên, chẳng hạn như họ đã từng cứu sống... một chú cá heo chẳng hạn.

Rõ ràng, lợi ích của việc nghiên cứu kỹ ứng viên trước khi gặp họ sẽ làm bạn không mất quá nhiều thời gian lãng phí để làm việc ấy trong buổi phỏng vấn. Và khi bạn bước vào phòng phỏng vấn, bạn sẽ chỉ cần tập trung câu hỏi của bạn vào kinh nghiệm, kiến thức nền, công việc... những vấn đề cơ bản của ứng viên. Thời gian còn lại, bạn sẽ tha hồ khám phá ứng viên thực sự ngồi trước mặt họ là ai và họ khác gì với ứng viên mà bạn đã "gặp" trên giấy.

Những câu hỏi nên hỏi để "phá băng" khi cuộc phỏng vấn bắt đầu:
- Anh thấy đội bóng A (một đội bóng địa phương quen thuộc) hôm qua chơi thế nào?

- Thời tiết hôm nay tệ nhỉ?

- Anh tìm chỗ này có dễ không?

Tuyệt đối không hành động theo ấn tượng ban đầu
Thông thường, chúng ta thường áp đặt quan điểm của chúng ta về ai đó chỉ bằng hình thức của họ hoặc bằng ấn tượng của chúng ta về họ trong vài phút đầu gặp. Vấn đề là ở chỗ, không phải lúc nào chúng ta cũng có ấn tượng tốt và nếu như ấn tượng đó là không thiện chí, đó thực sự là thảm hoạ cho ứng viên để vượt qua được "ác cảm đó".

Lời khuyên là: Nên dừng ngay kiểu áp đặt đó. Khi ứng viên bước vào phòng phỏng vấn, hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để không bị ấn tượng ban đầu chi phối suy nghĩ của bạn về ứng viên. Nếu cần, hãy tự răn mình rằng bạn tin rằng ứng viên không phải là người như thế này và tìm cách gạt hình ảnh ứng viên mà bạn vừa định hình không tốt đó ra khỏi đầu trước khi thực sự bước vào vòng phỏng vấn. Hãy cho ứng viên cơ hội để thể hiện sự thông minh và năng lực thực sự của mình, xoá ấn tượng không được tốt lắm mà bạn có về họ trước đó. Và chắc chắn rằng, nếu bạn là một nhà tuyển dụng có nghề, sẽ không đời nào bạn loại bỏ một ứng viên chỉ vì bạn thấy họ có gì đó "nhang nhác" với lão hàng xóm đáng ghét của bạn, đúng không?

Sau đây là vài câu hỏi bạn có thể tham khảo làm lựa chọn thứ hai cho bạn trong buổi phỏng vấn:

- Hãy nói với tôi đôi chút về công việc trước đây của anh (chị)?

- Hãy nói cho tôi biết đôi chút về thành công nào trước đây mà bạn cảm thấy ưng ý nhất của mình?

Đặt câu hỏi có "chiến lược"
Đặt câu hỏi yêu cầu thí sinh thể hiện cho bạn khả năng, năng lực và kinh nghiệm họ có, cũng như mô tả những gì họ đã từng làm là điều cần thiết phải làm ở vị trí của bạn. Hồ sơ của họ có thể dùng nhiều mỹ từ tô vẽ cho khả năng của họ như "có khả năng làm việc nhóm", "khả năng tổ chức tốt", "đảm nhiệm được nhiều công việc đa dạng" hay "có khả năng lãnh đạo thiên bẩm"... Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy và ai cũng có thể viết những dòng đó vào hồ sơ của mình.

Hãy đặt những câu hỏi chính xác để bạn có thể khám phá ra ứng viên có hay không có những năng lực mà họ nêu ra đó. Bạn nên đặt lượng lớn câu hỏi tập trung vào giữa buổi phỏng vấn và "dồn" ứng viên bật ra các câu trả lời nhanh và chính xác. Tuy nhiên cũng nên cẩn trọng.

Những câu hỏi bạn có thể sử dụng trong tình huống này:
- Hãy nói với tôi về thời gian bạn đảm nhiệm chức vụ đó và những việc tích cực mà bạn đã làm cho công ty cũ của bạn trong thời gian đó?

- Trong tình huống bạn bị ép về thời gian phải hoàn thành, bạn đã quản lý thời gian của mình thế nào?

- Bạn có một đồng nghiệp "không hợp" tính với bạn và lúc này bạn phải "đối đầu" với họ. Bạn đã làm thế nào để hoà hợp được với họ?

Đưa ra những câu hỏi... bất thường
Bạn đã đi được nửa chặng đường để kiến tạo một buổi phỏng vấn ưng ý, và đây là thời điểm để bạn có một chút ý tưởng "điên rồ" một chút. Hãy hỏi ứng viên những câu hỏi "không có một đáp án chuẩn, sai hay đúng". Nó có thể là những câu hỏi kiểu như: "Tại sao bầu trời lại xanh?"; "Tại sao cỏ lại có màu xanh non?"; "Tại sao con sâu không có mắt?"... Bất cứ câu hỏi nào mà bạn có thể nghĩ ra trong đầu lúc đó cũng có thể sử dụng để đặt cho ứng viên và xem họ trả lời sao, vượt qua ra sao những câu hỏi đó.

Nếu họ bình thản trả lời câu hỏi đó như thể họ biết được đáp án đúng thì đó chính là ứng viên mà bạn tìm kiếm. Ngay cả khi họ bật cười ngay khi bạn đặt câu hỏi để rồi sau đó có câu trả lời tốt, theo đánh giá của bạn, bạn cũng sẽ biết được người đó đối mặt với các tình huống "bất ngờ" thế nào.

Trong trường hợp ứng viên thực sự lúng túng và bối rối với câu hỏi mà bạn vừa đặt ra thì bạn cần phải cân nhắc về khả năng phản ứng và xử lý tình huống, áp lực của ứng viên này. Đương nhiên, đó không phải là thước đo chuẩn nhất để bạn tìm ứng viên bởi đó chỉ là câu hỏi để bạn tìm ra ứng viên có thể xử lý tốt áp lực và các tình huống bất ngờ trong công việc mà thôi. Tuy nhiên đó cũng là dạng câu hỏi bạn nên cân nhắc sử dụng.
Những câu hỏi tham khảo:

- Bạn nghĩ rằng cá có chết đuối được không?

- Tại sao người ta không làm đường cao tốc ở Hawaii?

Linh hoạt trong khâu quyết định

Bởi vì bạn đã tổ chức một buổi phỏng vấn mặt đối mặt, không có nghĩa là quá trình tuyển dụng của bạn đã kết thúc. Sau phỏng vấn bạn rất cần xem xét và kiểm tra lại những câu trả lời của ứng viên và chấm điểm cho các câu trả lời dựa trên đáp án có sẵn.

Tuy nhiên, việc chấm theo đáp án này đôi khi cũng nên linh hoạt. Đúng đáp án không có nghĩa đó là câu trả lời chất lượng, quan trọng là ý tưởng, là cách thức ứng viên trả lời câu hỏi đó. Đó cũng là cách để bạn có thể tìm ra ứng viên phù hợp với công ty, với yêu cầu công việc một cách công bằng nhất.

Và cuối cùng, đương nhiên là bạn hoàn toàn có thể có những cách thức riêng của bạn để trang bị cho mình vũ khí cho cuộc chiến tìm nhân tài, quan trọng là kết quả cuối cùng thế nào mà thôi.

 

 

  Theo VTV

Việc Làm VIP ( $1000+)

FE CREDIT
FE CREDIT

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Vuihoc.vn
Vuihoc.vn

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH A Sóc
Công ty TNHH A Sóc

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương: 20 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Vietnam Concentrix Services Company Limited
Vietnam Concentrix Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Nhất Tín Logistics
Nhất Tín Logistics

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam
Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Lương: 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU MỚI ZHANCHEN (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU MỚI ZHANCHEN (VIỆT NAM)

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Công ty cổ phần Lumi Việt Nam
Công ty cổ phần Lumi Việt Nam

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

ISB Viet Nam Co.Ltd
ISB Viet Nam Co.Ltd

Lương: 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Đồng Nai

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương: 24 Tr - 42 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Phúc Gia
Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Phúc Gia

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

KV Bắc Trung Bộ | Nghệ An

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

Wall Street English
Wall Street English

Lương: 10 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KANETORA
CÔNG TY CỔ PHẦN KANETORA

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Lương: 35 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hưng Yên

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hưng Yên | Hải Phòng

CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ PHƯƠNG VY
CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ PHƯƠNG VY

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

DIAG
DIAG

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DatvietVAC Group Holdings
DatvietVAC Group Holdings

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách điền thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!
Bí quyết viết designation trong CV ấn tượng với nhà tuyển dụng
Designation là gì? Vai trò của designation và một số lưu ý khi trình bày designation trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Cách Viết Mẫu CV Dịch Vụ Khách Hàng Chuẩn Form Và Thu Hút Nhất
Cách viết CV Dịch vụ khách hàng Chuẩn Form, phù hợp nhu cầu nhà tuyển dụng với màu sắc, thiết kế phong phú, đa ngôn ngữ. Tham khảo ngay cách viết CV Chăm sóc khách hàng cực chất và những điều cần lưu ý.
Hướng dẫn cách tạo CV IT Phần Mềm Độc Đáo, Sáng Tạo Chi Tiết
Tổng hợp 5 mẫu CV IT Phần mềm Độc Đáo thu hút nhà tuyển dụng cho lập trình viên iOS, Java, Backend,... Cách tạo CV IT sao cho Chuẩn Form, những điều cần lưu ý khi viết CV lập trình viên phần mềm.
Cách Viết CV Chuyên Viên Cho Mọi Ngành, Nghề Chuẩn, Hot Nhất Hiện Nay
Cách viết CV Chuyên Viên sao cho ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Mẫu thiết kế CV Chuyên Viên sáng tạo, độc đáo, chuẩn form, đa ngôn ngữ và màu sắc cho người mới bắt đầu. Tạo Ngay!
Hướng Dẫn Viết Mẫu CV IT Phần Cứng/ Mạng Sáng Tạo, Hot Nhất Hiện Nay
Mẫu CV IT phần cứng/Mạng Đa ngôn ngữ, Màu sắc, Phong cách Thiết kế Sáng tạo, Độc đáo. Cách tạo CV xin việc IT Chuẩn Form giúp thu hút nhà tuyển dụng và những lưu ý cần thiết cho người mới bắt đầu.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback