Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,867
Giáo sư, tiến sĩ Davis J.Schwartz, một chuyên gia hàng đầu về môn "Đắc nhân tâm" từng viết rằng: "Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai tức là cuộc sống của chúng ta là có mục đích. Cuộc đời bạn ''sẽ'' là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”.
Trong lúc chờ xe buýt, nhân vật chính của bộ phim "Forrest Gump" đã mời những người khách chờ xe những hộp bánh và nói với họ. "Cuộc đời giống như hộp bánh, bạn sẽ chẳng thể biết được trong hộp đó có những gì?". Sau đó, ông đã xây dựng cho mình một kế hoạch cho tương lai với đầy những biến cố khác thường và đã đạt được thành công.
Theo các nhà tâm lý học , để cuộc đời của chúng ta giống như cuộc đời của nhân vật chính trong bộ phim "Forrest Gump” chúng ta phải xây dựng cho mình một kế hoạch cho tương lai, ít nhất cũng xây dựng được những mục tiêu mà chúng ta cần vươn tới, những hoài bão mang tính khả thi. Theo giáo sư Davis J. Schwartz, kế hoạch cho lương lai sẽ là công cụ để chúng ta có thể tác động - dù là nhỏ nhất - theo ý muốn tới những biến cố xảy ra trong cuộc đời. Còn những người không đồng tình với nhân vật chính trong phim "Forrest Gump” thì cho rằng, hoạch định tương lai là điều không thực tế, mang nặng tính thuyết lý, rằng con người khó có thể “điều khiển" được số phận, rằng làm sao có thể hoạch định được những gì sẽ xảy ra trong vòng 10 -15 năm tới đối với một cá nhân, rằng ai có thể kế hoạch hoá được những dự định về học hành và quá trình thăng tiến của mình cả khi họ không biết được rằng điều gì sẽ xảy ra vào ngày hôm sau?
Các nhà khoa học nghiên cứu về những tác động của thời gian đối với cuộc đời cũng không mấy lạc quan cho rằng, xu hướng xuất hiện trong xã hội đương đại là sống cho hiện tại. Theo như nữ giáo sư Elzbieta Tarkowska, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học. Ba Lan - tác giả cuốn "Thời gian trong cuộc đời người Ba Lan"- đa số người dân cho rằng, cuộc sống là ngắn ngủi, cần gì phải ôm vào mình những kế hoạch tương lai cho “rặm bụng", đối với họ - hiện tại là quan trọng nhất. Qua những khảo cứu thực tế của mình, bà thấy rằng, những thuật ngữ "quản trị thời gian” hay "kế hoạch chiến lược cho tương lai”… Vẫn là rất mới và khá xa lạ với đa số thanh, thiếu niên tại nhiều quốc gia. Bà cho rằng, nguyên nhân của tình trạng “mù” về kế hoạch cho tương lai là do những hạn chế nhận thức của xã hội được “di truyền" từ những thế hệ trước, do thiếu sự quan tâm trong việc bồi dưỡng những kiến thức về nhu cầu hoạch định tương lai, do lối sống tiêu dùng "mì ăn liền” chi phối và do những giáo lý của các tôn giáo không thừa nhận các giá trị như kế hoạch cho cuộc sống, suy nghĩ hướng tới tương lai...
Theo phần lớn các nhà tâm lý học, kế hạch cho cuộc sống có một ý nghĩa quan trọng, vì đó là sự khẳng định những mục tiêu cần vươn tới. Gáo sư tiến sĩ Davis J. Schwartz đã viết: "Sống không có mục đich thì cũng chẳng khác gì kẻ hành khất trong cuộc đời, chỉ đi, đi mãi, chẳng biết mình sẽ đi đâu và đặt chân đến nơi nào". Ông cho rằng mục đích sống cũng quan trọng chẳng khác gì không khí đối với sự sống. Dave Mahoney, từ một nhân viên bình thường làm tại một Công ty quảng cáo đã trở thành Chủ tịch Công ty Good Humor ở tuổi 33 đã tâm sự về mục đích sống: "Điều quan trọng không phải là bạn đã ở đâu hay bạn đang ở đâu mà là bạn muốn đến được đâu". Một doanh nghiệp thành công trên thương trường luôn phải đặt kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn ít nhất là 10 đến 15 năm. Những nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt phải luôn đặt câu hỏi: “Trong 10 năm tới Công ty sẽ đi đến đâu?". Ông Piotr Mosak, nhà tâm lý thuộc Trung tâm Tư vấn và Liệu pháp “Wars Co" cho rằng, mặc dù cuộc sống luôn thay đổi, song cần phải xây dựng kế hoạch cho tương lai. Chúng ta không phải là những con bướm, chỉ sống 24 tiếng đồng hồ. Theo nhà tâm lý học Hanna Hamer, kế hoạch cho cuộc đời thành đạt là điều kiện "cần" chứ chưa phải là điều kiện "đủ", vì trong cuộc sống có rất nhiều điều diễn biến phụ thuộc vào chúng ta, song cũng có nhiều điều mà chúng ta "bó tay”. Bà cho rằng con người không có kế hoạch gì giống như con rối, không biết được rằng ai sẽ giật dây cho rối hoạt động. Bà cũng cho rằng, xây dựng kế hoạch cho tương lai là sự khẳng định sự trưởng thành của con người, sự trưởng thành này không tính theo tuổi tác già hay trẻ mà là sự trưởng thành về sự hoàn thiện trí tuệ và xã hội, mà con người có thể đạt tới ở tuổi 16 hay tuổi 60. Nói đến kế hoạch là nói tới mục đích cần vươn tới. Theo giáo sư Davis J. Schwartz, một kế hoạch cho cuộc sống khả dĩ là phải cho 10 năm, bạn phải trả lời được câu hỏi: 10 năm nữa hình ảnh của mình sẽ như thế nào? Cụ thể, bạn muốn mình sẽ trở thành con người như thế nào?
Nếu không đặt cho mình những mục tiêu dài hạn để phấn đấu, bạn sẽ sống không có trách nhiệm với cả chính cuộc đời của mình, nếu không muốn nói là buông trôi theo số phận. Ông đã tư vấn cho một sinh viên tốt nghiệp kinh tế đang loay hoay với những toan tính chọn nơi làm việc rằng, việc chọn nơi làm việc cũng giống như bạn tới cửa hàng bán vé máy bay và nói rằng: Cho tôi mua một vé! Bạn chỉ nhận được vé khi bạn nói với người bán vé cái đích mà bạn muốn đến. Do vậy, điếu cốt yếu không phái là tính toán việc này có nhiều thuận lợi hay nhiều khó khăn mà là việc làm thế nào để đặt ra được những mực tiêu cho mình. Giáo sư tâm lý Elzbieta Tarkowska cho rằng, tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh trong xã hội tại các quốc gia Đông Âu đã quan tâm nhiều tới việc xây dựng cho mình cuộc sống trong tương lai. Theo kết quả khảo cứu của Trung tâm Thăm dò dư luận Ba Lan (CBOS), có tới 30% số người trung lưu mong muốn làm "cái gì đấy” để lại cho con cái sau này so với 9% của 10 năm trước đây ông Sebastian Florek, nghị sĩ quốc hội và là nhân vật chính trong show “Big Brother” phát biểu: “Trong cuộc sống luôn có những điều bất ngờ có lợi và bất lợi song nếu kế hoạch tốt thì sẽ giảm thiểu được những điều bất lợi. Tôi cố gắng xây dựng cho mình một kế hoạch cho cuộc sống, đặt cho mình những mục tiêu để phấn đấu.
Theo các kết quả thăm dò mới đây của Trung tâm nghiên cứu xã hội (SBPS) tại Sopot (Ba Lan) thì phần lớn thanh niên tin tưởng vào những thành công có kế hoạch và cũng cho rằng, những thành công trong cuộc đời phụ thuộc rất nhiều vào bản thân và vào những hành động của họ. Có tới 80% số học sinh THPT được hỏi đã bày tỏ mong muốn được học Đại học và cho rằng tốt nghiệp Đại học là nền tảng cho việc phát triển nghề nghiệp, 90% số người được hỏi đã cho rằng để kế hoạch cho tương lai thành công cần phải nâng cao trình độ tay nghề và các kỹ năng nghề nghiệp. Bà Elzbieta Tarkowska cho rằng: "Thanh niên là những người cắn phải có những ước mơ, hoài bão và nuôi nhiều hy vọng. Song, những hoài bão không chỉ là hoài bão mà trở thành những mục tiêu phấn đấu mang tính khả thi cao, thì đã phải xây dựng kế hoạch cho tương lai". Cô Iwona Schymalla, 23 tuổi phát thanh viên đài truyền hình Ba Lan thì cho biết: "Tôi kế hoạch một cách chính xác mỗi ngày làm việc. Tôi có cảm tưởng rằng tôi điều khiển được số phận của mình. Những người làm việc chẳng có một kế hoạch gì thì khó có thể đạt được một cái gì có ý nghĩa trong cuộc sống". Còn Cô Magda Malkowska, sinh viên năm thứ II Đại học kinh tế Trường Tổng hợp Vácxava thì cho rằng: "Cần phải có những kế hoạch cho cuộc sống. Tôi đã đặt kế hoạch tương lai cho mình, như chọn ngành học, khi nào lập gia đình, sẽ làm việc ở đâu..." Cô Zofia Kabas, sinh viên năm thứ IV, Khoa xã hội học phát biểu: "Tôi đã lập kế hoạch cho tương lai ngay khi tôi còn ngồi trên ghế THPT. Tôi có 3 kịch bản cho tương lai của mình". Kết quả thăm dò của Trung tâm Thăm dò dư luận Ba Lan (CEOS) cho thấy có tới 93,2% số sinh viên cho rằng, cần phải xây dựng kế hoạch trong tương lai, 68,7% đã phác thảo cho mình những kế hoạch học tập và làm việc, chỉ có 10,4% cho rằng thành công của con người là do sự may rủi. Giáo sư tiến sĩ Davis J. Schwartz đã khuyên các bạn trẻ rằng: "Bạn ạ, hãy gắng hình dung về tương lai của mình đừng cho rằng như thế là viển vông, phải biết mong muốn, ước mơ".
Giáo Sư Davis J. Schwartz kể lại rằng, ông đã đọc một bản "Kế hoạch cho cuộc sống" của học trò cũ của mình có đoạn viết: "Tôi muốn có một trang trại tại vùng thôn quê yên tĩnh. Ngôi nhà sẽ được xây dựng theo kiến trúc Nam Mỹ. Tôi sẽ đào một hồ nuôi cá cạnh vườn cây ăn trái. Tôi mong muốn trong vòng 10 năm tới sẽ đưa cả gia đình đi du lịch tại vùng Châu Á. Tôi hiểu, tất cả những mơ ước của tôi có thành hiện thực được hay không đều phụ thuộc vào công việc của tôi tiến triển như thế nào. Để đạt được mong muốn tôi phải không ngừng làm việc". Bản kế hoạch này được viết cách cách đây 8 năm. Còn bây giờ tác giả của nó đã là ông chủ của 5 dinh cơ lớn và đã tậu được 5.000m2 đất tại vùng trung du và đang tiến đến đến cái đích của mình. Ông cho rằng, mọi tiến bộ của loài người, từ những phát minh vĩ đại, những khám phá về y học, những thành tựu về những thành công trong kinh doanh... trước khi trở thành hiện thực đều đã được hình dung và nung nấu trong tâm niệm, ý tưởng của con người. Trong những lần phỏng vấn các chính khách, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các học giả hàng đầu các ngành khoa học, do Tổ chức Mckinsey về nghiên cứu quản lý thực hiện với đề tài "Làm thế nào để trở thành chuyên gia giỏi?" thì hầu hết các ý kiến đều cho rằng, yêu cầu quan trọng nhất là phải có hoài bão vươn lên. Ông Davis J. Schwartz đã đưa ra kết luận, dựa trên những khảo cứu của mình được tiến hành trong nhiều năm: "Phần lớn những người thực sự thành đạt họ dành tâm trí vào mục đích mà họ đã đặt ra và chính đều này tạo cho họ năng lực làm việc không mệt mỏi”. Ông đã đưa ra một "thực đơn" cho những người muốn đạt thành công trong cuộc đời:
- Xác định được cái đích mà bạn muốn đến. Hãy xây dựng hình ảnh của mình trong 10 - 20 năm trong tương lai.
- Xây dựng một kế hoạch l0 năm. Hãy đặt bút viết ra những nếu bạn mong muốn về công việc, cuộc sống gia đình và cuộc sống xã hội. Đừng phó mặc cuộc đời cho sự may rủi.
- Hãy ước muốn, hy vọng và đặt ra các mục đích sống để nuôi thêm sức mạnh. Đặt ra các mục tiêu và hoạt động để đạt các mục tiêu đó.
- Để đạt được mục tiêu, hãy tiến hành từng bước một.
- Mỗi bước đi phải chuẩn bị nhiều phương án dự phòng. Song phương án nào cũng phải giữ vững mục tiêu.
- Hãy đầu tư vào chính mình. Đầu tư cho học tập, cho việc nâng cao kiến thức những kỹ năng để phát huy sức sáng tạo và năng lực trí tuệ của bạn
Nguồn: (Theo CNNTĐ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này