Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,275
Xây dựng và phát triển nghề nghiệp là một quá trình cần có sự hoạch định cụ thể và nghiêm túc, bao gồm việc xác định các kỹ năng cá nhân và cũng như những mục tiêu cụ thể cho bản thân mình. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nghành nghề để có thể ứng dụng khi xin việc là điều rất cần thiết, không chỉ cho các ứng viên lần đầu tiên xin việc mà cả cho những ai đang muốn xây dựng sự nghiệp của mình thật vững chắc.
Bước 1: Tự đánh giá lại khả năng của chính mình.
Hãy tự đánh giá một cách khách quan bạn là ai? bạn có những gì? Khả năng, tính cách hay những gì nổi trội nhất của bạn có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với mọi người? Điều gì khiến cho mọi người nhớ đến bạn nhất? Hãy xem xét lại mọi thứ một cách toàn diện để chuẩn bị thật hoàn hảo cho công cuộc xin việc sau này. Bạn có thể liên hệ với các trung tâm tuyển dụng, giới thiệu việc làm để có các thông tin tuyển dụng - ở đó sẽ có đầy đủ các yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần cho các ứng viên.
Bước 2: Nghiên cứu (Thăm dò nghề nghiệp).
Hãy tìm những mặt tích cực nhất của nhiều nghề khác nhau, nhất là những nghề thuộc lĩnh vực bạn đang hướng tới. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các phương tiện như email, điện thoại hay trực tiếp. Có thể bạn không ngờ nhưng thường các chuyên gia sẽ rất thích thú khi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm, trăn trở nghề nghiệp của họ. Bạn cũng có thể hỏi những cựu sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng đang thành công trong sự nghiệp, để biết được những nguyên nhân thành công của họ. Việc này sẽ cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về các lĩnh vực nghề nghiệp, đồng thời cho bạn cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm thăng tiến của nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những lần thực tập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hoặc nếu được bạn hãy thử làm việc trong một công ty nào đó để biết được trách nhiệm cần có của người đang làm việc trong từng lĩnh vực, để hiểu sâu sắc hơn về lĩnh vực mang đang có ý định hướng tới. Nghiên cứu những công việc có tương lai tốt trong các cẩm nang nghề nghiệp, các tạp chí tuyển dụng, các chỉ dẫn nghành nghề, … Những cẩm nang này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về nghề nghiệp, giúp bạn có một cái nhìn sáng suốt hơn khi tiến hành xây dựng kế hoạch lập nghiệp cho mình cũng như tìm một hướng đi đúng nhất trong sự nghiệp.
Bước 3: Quyết định
Sau khi đã xác định được khả năng của mình, và cũng đã tiến hành nghiên cứu cặn kẽ về các lĩnh vực nghề nghiệp, bây giờ là lúc bạn đưa ra quyết định. Có thể sẽ có một số khó khăn cho bạn khi bạn chưa tin tưởng lắm vào lựa chọn của mình, nói đúng hơn là bạn còn đang phân vân, bạn còn hơi sợ…Nhưng có một điều chắc chắn rằng: chúng tôi có thể cho bạn rất nhiều thông tin hỗ trợ cho bạn quyết định, nhưng chúng tôi không thể quyết định thay bạn. Việc này sẽ chẳng dễ dàng với một số người, nhưng có một điều bạn nên nhớ là cơ hội có thể đến với bạn bất kỳ từ đâu, kể cả những công việc bình thường nhất. Quan trọng là bạn có khả năng và biết cách vận dụng những khả năng ấy trong quá trình xây dựng sự nghiệp cho mình hay không.
Bước 4: Tìm kiếm (Bắt đầu hành động)
Đã đến lúc bạn tiến hành tìm kiếm công việc cho mình rồi đấy, bạn có thể nhờ người quen giới thiệu, nhưng cách thông dụng nhất vẫn là gửi hồ sơ của mình đến cho các nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên nhớ rằng: hồ sơ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bạn có được việc làm cho mình hay không, vì vậy hãy trau chuốt để chúng thật rõ ràng đẹp mắt. Đôi khi những “chi tiết nhỏ” này lại tạo được những ấn tượng tốt đẹp đến không ngờ với các nhà tuyển dụng. Hồ sơ phải thể hiện được những khả năng, những sở trường nổi bật và phù hợp nhất của bạn với nhà tuyển dụng, đồng thời bạn cũng nên chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi bước vào buổi phỏng vấn sắp tới.
Bước 5: Tiếp nhận.
Wow! Sau bao nhiêu công sức đổ ra, cuối cùng bạn cũng đã được chấp nhận, đã có được công thật phù hợp với mình. Tôi xin gửi đến bạn lời chúc mừng! Theo Cục Thống kê lao động, có tới 64, 1% người lao động thay đổi công việc từ 5 – 14 lần trong cuộc đời. Do đó, việc trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình luôn là một việc cần thiết và không bao giờ thừa, điều này vừa giúp bạn có thể dễ dàng thích ứng trong công việc và cuộc sống, vừa tạo cho bạn sự tự tin và nhất là không bị sốc trước bất kỳ một thay đổi nào trong công việc. Thậm chí sự thay đổi (nếu có) này còn cho bạn nhiều kinh nghiệm và những trải nghiệm quí báu khác. Điều này có nghĩa là: bạn sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các bước vừa kể trên ngay cả khi công việc của mình đang rất tốt, rất ổn định.
Nguồn: Theo HrVietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này