Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế

Lượt xem: 16,696

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận pháp chế của công ty hoặc tập đoàn, chuyên hỗ trợ và tư vấn các vấn đề luật pháp. Vậy trách nhiệm và những yêu cầu tuyển dụng vị trí này là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu qua mô tả công việc của trưởng phòng pháp chế trong bài viết sau nhé.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế

1. Trưởng phòng pháp chế là ai?

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp cần tư vấn pháp lý. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà ban lãnh đạo tìm kiếm các chuyên gia pháp lý bên ngoài (các nhà cung cấp dịch vụ) hoặc thuê đội ngũ nhân viên pháp lý để làm việc.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận tư vấn pháp lý của công ty

Trưởng phòng pháp chế là người chịu trách nhiệm kiểm tra, quan sát mọi hoạt động của công ty nhằm điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Nói một cách ngắn gọn, họ là người đứng đầu bộ phận pháp chế của một công ty chuyên lãnh đạo các nhân viên pháp chế để đạt được mục tiêu chung. 

2. Vai trò của phòng pháp chế trong doanh nghiệp

Các công ty và doanh nghiệp cần có các quy định tuân theo theo pháp lý của Nhà nước. Nhiều công ty, tập đoàn lớn chỉ vì tham lợi trước mắt sau đó bị lừa gạt lúc nào không hay, sau đó vướng vào pháp lý rồi phá sản. Vì vậy, trưởng bộ phận pháp chế có vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp. 

Bộ phận pháp chế sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, tuân thủ các văn bản pháp lý do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó cũng đưa ra văn bản quy định hoặc quy chế của nội bộ công ty nhằm duy trì hoạt động và loại bỏ các rủi ro pháp lý khi kinh doanh. Ở đây, trưởng bộ phận pháp chế là người chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động pháp lý của công ty, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Đội ngũ pháp chế phụ trách đưa ra các văn bản pháp lý của công ty

3. Mô tả công việc trưởng phòng pháp chế

Với doanh nghiệp có đội ngũ nhiều nhân viên, chuyên viên pháp chế thì trưởng bộ phận pháp chế sẽ là người chỉ đạo, giám sát và phê duyệt các tài liệu và quyết định pháp lý. Nếu bộ phận có ít người hơn, họ có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn hơn. 

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Trưởng bộ phận pháp chế là người phê duyệt các tài liệu pháp lý của công ty

Công việc chính bao gồm: 

- Tư vấn và hướng dẫn tất cả các vấn đề pháp lý như đầu tư, tranh chấp, xung đột, kiện tụng,... 

- Chuẩn bị thư pháp lý, thỏa thuận sáp nhập, mua lại,... của doanh nghiệp. 

- Đảm bảo quy định nội bộ công ty, tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan đến vấn đề an toàn lao động, kinh doanh,...

- Nghiên cứu hợp đồng và các văn bản pháp lý để đảm bảo rằng không có sai sót xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty. 

- Xử lý các vụ kiện của công ty (nếu có). 

- Chuẩn bị báo cáo, đánh giá và trình bày hiện trạng pháp lý của công ty trước các cơ quan chức năng. 

- Đàm phán hợp đồng cho công ty. 

- Nộp đơn kiện của công ty lên Tòa án.

- Điều tra các thủ tục tố tụng do bên khác hoặc công ty đệ trình để tìm cách thích hợp nhằm tiết kiệm và giảm thiểu thiệt hại cho công ty nếu các tình huống tương tự xảy ra. 

- Bảo vệ mọi tài sản hợp pháp của công ty. 

- Đảm bảo rằng tất cả các tài liệu pháp lý được bảo mật an toàn.

- Thực hiện một số công việc khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong công ty. 

Bản mô tả công việc có thể thay đổi tùy theo quy mô và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu ứng tuyển vị trí này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng việc làm trưởng phòng pháp chế tại CareerViet.vn.

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí trưởng phòng pháp chế

4.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Bản chất công việc trưởng bộ phận pháp chế chính là cố vấn pháp lý cho công ty nên mọi sai sót về mặt pháp lý đều rất nghiêm trọng đối với sự sống còn của công ty. Để đảm nhiệm vai trò này, ứng viên phải đáp ứng nền tảng chuyên môn tốt, trong đó có một số yêu cầu căn bản sau:

- Do tính chất công việc nên điều kiện ứng viên học đúng ngành luật rất được coi trọng. Ứng viên phải là cử nhân Luật (ưu tiên trình độ sau đại học và các văn bằng bổ sung) xếp hạng bằng loại khá trở lên và có chứng chỉ hành nghề luật sư.

- Kiến thức sâu về quy chế và quy định của công ty. 

- Đã từng là luật sư hoặc quản lý pháp lý, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong đó có ít nhất 03 năm đã làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ.

- Có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

- Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực pháp lý ở vị trí tương tự trước đó.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Các ứng viên phải có sự am hiểu về quy chế và quy định của công ty

4.2 Yêu cầu về kỹ năng, tố chất

Ngoài các yêu cầu chuyên môn trên, trưởng phòng pháp chế cũng cần có một số kỹ năng mềm kèm theo các tố chất đạo đức như: 

- Khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin, tư duy logic xuất sắc. 

- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. 

- Khả năng chịu áp lực công việc để hỗ trợ giải quyết các khó khăn pháp lý công ty gặp phải. 

- Tổ chức, sắp xếp và duy trì độ chính xác trong khi làm việc. 

- Có khả năng giữ bí mật tất cả các vấn đề pháp lý của công ty.

- Khả năng ngôn ngữ vượt trội, nhất là trình độ tiếng Anh.

- Thành thạo tin học văn phòng và một số phần mềm ứng dụng.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Để trúng tuyển, bạn phải có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

5. Mức lương của trưởng phòng pháp chế

Quyền lợi và mức lương các công việc liên quan đến cố vấn pháp lý khá cao tương xứng với khối lượng công việc của họ. Mức lương trưởng phòng pháp chế đương nhiên cũng không thể thấp.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Công việc áp lực cao đi kèm với mức lương hấp dẫn

Theo thông tin CareerViet tổng hợp từ các bài tuyển dụng trưởng bộ phận pháp chế của doanh nghiệp thì mức lương trung bình vị trí này là từ 20 đến 25 triệu đồng. Đây cũng được xem là mức lương mơ ước của nhiều người. 

Ngoài mức lương căn bản thì chế độ đãi ngộ vị trí này cũng khá tốt, bạn sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi lao động. Bên cạnh đó, khả năng thăng tiến trong công việc cũng rất rộng mở để bạn theo đuổi.

6. Lộ trình thăng tiến lên vị trí trưởng phòng pháp chế

6.1 Nhân viên pháp chế

Phần lớn các trưởng phòng pháp lý đều bắt đầu với tư cách là một nhân viên pháp lý. Sau một khoảng thời gian làm thực tập sinh phòng pháp chế, sinh viên luật sẽ được tuyển dụng vào vị trí này. 

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật sẽ được cân nhắc vị trí nhân viên pháp chế

Công việc của một nhân viên pháp chế không đòi hỏi sự xuất sắc mà cần sự cẩn thận và chính xác. Việc phối hợp với sếp và các bộ phận khác có thể khó khăn nhưng là cơ hội cho bạn phát triển các kỹ năng và kiến ​​thức. Đây một bệ phóng tốt để bạn trở thành trưởng phòng pháp lý trong tương lai. Mức thu nhập nhân viên pháp chế trong khoảng 6 đến 8 triệu đồng/tháng.

6.2 Chuyên viên pháp chế

Cao hơn nhân viên pháp chế một bậc là chức vụ chuyên viên pháp chế. Nhìn chung, nhiệm vụ của một chuyên viên pháp chế khá giống công việc của một nhân viên pháp chế, nhưng đòi hỏi tính chuyên môn hơn. Tất nhiên mức lương cho vị trí này cao hơn so với nhân viên pháp chế. 

Tùy theo cơ cấu tổ chức của công ty/doanh nghiệp mà công ty sẽ có chuyên viên pháp chế hay nhân viên pháp chế. Mức lương cho các chuyên viên pháp chế là từ 9 đến 15 triệu đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Chuyên viên pháp chế có vai trò gì? Mô tả công việc chi tiết

6.3 Trưởng phòng pháp chế

Để lên được chức vụ này thì bạn cần có thâm niên, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Bạn không nhất thiết phải làm cho một công ty duy nhất mới lên được vị trí này mà có thể làm nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng lĩnh vực.

Trước khi lên được chức vụ này, bạn cũng phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp hơn như chuyên viên pháp chế. Trong thời gian này, bạn có thể nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn bằng cách học cao học, văn bằng 2 hay là tham gia các lớp đào tạo luật để bổ trợ kiến thức về tư vấn, tranh tụng. Luôn học hỏi, hoàn thiện bản thân cho đến khi bạn đáp ứng đủ mọi yêu cầu, tố chất công việc thì đã có thể phấn đấu lên vị trí này. 

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế
Bạn có thể học thêm văn bằng 2 để mau chóng thành trưởng bộ phận pháp chế 

7. Ứng tuyển vị trí trưởng phòng pháp chế ở đâu?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ứng viên không cần phải đi ra ngoài tìm việc làm nữa mà có thể tìm đến các trang tuyển dụng trên Internet. Thế nhưng không phải trang tuyển dụng nào cũng uy tín. Việc ứng tuyển trên các trang không uy tín sẽ làm ứng viên mất thời gian và có thể mất cơ hội tìm việc. 

CareerViet tự hào là một trong những trang tuyển dụng uy tín tại Việt Nam có đa dạng ngành nghề tuyển dụng mà bạn có thể tin cậy. Hiện tại, bạn có thể tham khảo việc làm trưởng phòng pháp chế trên trang CareerViet.vn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, CareerViet đã cho bạn thêm thông tin hữu ích về trưởng phòng pháp chế, giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Chúc bạn sớm trúng tuyển vị trí này nhé!

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

FE CREDIT
FE CREDIT

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Vuihoc.vn
Vuihoc.vn

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH A Sóc
Công ty TNHH A Sóc

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương: 20 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Vietnam Concentrix Services Company Limited
Vietnam Concentrix Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Nhất Tín Logistics
Nhất Tín Logistics

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam
Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Lương: 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU MỚI ZHANCHEN (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU MỚI ZHANCHEN (VIỆT NAM)

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Công ty cổ phần Lumi Việt Nam
Công ty cổ phần Lumi Việt Nam

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

ISB Viet Nam Co.Ltd
ISB Viet Nam Co.Ltd

Lương: 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Đồng Nai

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương: 24 Tr - 42 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Phúc Gia
Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Phúc Gia

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

KV Bắc Trung Bộ | Nghệ An

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

Wall Street English
Wall Street English

Lương: 10 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KANETORA
CÔNG TY CỔ PHẦN KANETORA

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Lương: 35 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hưng Yên

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Lavish Việt Nam
Công ty TNHH Lavish Việt Nam

Lương: 30 Tr - 50 Tr VND

Hưng Yên | Hải Phòng

CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ PHƯƠNG VY
CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ PHƯƠNG VY

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

DIAG
DIAG

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DatvietVAC Group Holdings
DatvietVAC Group Holdings

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback