Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,517
Khấu hao - Khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường sự mất giá của tài sản theo thời gian. Đây là một khía cạnh không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm khấu hao là gì cùng với cách tính khấu hao mới nhất để bạn nắm vững và áp dụng hiệu quả trong quản lý tài sản, kế toán doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:
Kế Toán Chi Phí Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Chi Phí Trong Doanh Nghiệp
Công việc của kế toán giá thành là gì?
Cash flow là gì? Cách quản lý dòng tiền đơn giản, hiệu quả nhất
Khấu hao là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán thường được áp dụng để phản ánh quá trình mất đi giá trị của tài sản theo thời gian.
Các loại tài sản tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thường được áp dụng khấu hao bao gồm máy móc, thiết bị, nội thất và một số dụng cụ cũng như trang thiết bị văn phòng khác. Khi tài sản này được sử dụng trong quá trình hoạt động, chất lượng và giá trị của chúng sẽ trải qua quá trình suy giảm theo thời gian. Điều này thường dẫn đến việc doanh nghiệp cần thiết lập quỹ khấu hao nhằm điều chỉnh và bù đắp tình hình hao mòn tài sản theo thời gian.
>>> Xem thêm: Net Income là gì? Ý nghĩa và cách tính net income đơn giản nhất
Khấu hao đo lường sự mất giá của tài sản theo thời gian - Nguồn: Freepik
Tài sản cố định (TSCĐ) trải qua hiện tượng hao mòn là một sự thật khách quan không thể tránh trong quá trình sử dụng tại mọi doanh nghiệp. Việc phản ánh, ghi chép và đánh giá mức độ hao mòn thường gặp phải những khó khăn. Không chỉ vậy, việc quản lý và theo dõi cũng đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và công sức.
Vì vậy, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đã được áp dụng để giải quyết những vấn đề này. Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có thể phản ánh chính xác giá trị thực của tài sản cố định. Phần khấu hao này sẽ được dự vào vào chi phí hoạt động kinh doanh. Từ đó làm giảm lợi nhuận ròng của tổ chức.
Khấu hao trong tài chính bản chất là việc biểu diễn giá trị thực của tài sản cố định dưới dạng tiền tệ. Trong trường hợp bán đi, số tiền thu được sẽ ghi nhận vào chi phí sản xuất hoặc quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc tăng giá bán của sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường.
>> Xem thêm
Nhà tư vấn tài chính: người dẫn đường
Những điều cần biết về công việc của chuyên viên phân tích tài chính
Khấu hao mang tới ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh - Nguồn: Internet
Phương pháp tính khấu hao đường thẳng, còn gọi là khấu hao tuyến tính, được áp dụng để đo lường mức độ mất giá của tài sản cố định theo thời gian cụ thể. Bản chất của phương pháp này là xác định một mức khấu hao cố định trong mỗi giai đoạn, chẳng hạn như một năm và sau đó duy trì mức này trong các giai đoạn tiếp theo.
Công thức:
Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá / Thời gian khấu hao
Trong đó, mức trích khấu hao trung bình hàng tháng có thể tính bằng cách chia số khấu hao hàng năm cho 12 tháng.
Phương pháp này thường được ưa chuộng bởi vì tính đơn giản và ít gặp sai sót. Mức khấu hao giảm đều và công thức tính chỉ sử dụng ba biến số khác nhau để tính khấu hao trong từng kỳ kế toán.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là một hệ thống khấu hao tăng dần, ghi nhận chi phí khấu hao lớn hơn trong giai đoạn đầu của tài sản và giảm dần trong giai đoạn sau. Đây là một cách tiếp cận ngược lại so với phương pháp khấu hao đường thẳng và thường được áp dụng cho các tài sản có giá trị giảm dần theo thời gian trong sổ sách. Phương pháp này đánh giá chính xác hơn quá trình khấu hao do tài sản thường có hiệu suất kinh doanh tốt hơn trong giai đoạn đầu.
Lấy ví dụ, nếu bạn sở hữu một chiếc máy kéo mới trong doanh nghiệp của mình thì tính năng và giá trị của chiếc xe sẽ cao hơn trong giai đoạn đầu cũng như khả năng đem lại lợi nhuận cho công ty cũng sẽ lớn hơn. Điều này đặc biệt đúng khi chi phí bảo trì cũng còn thấp. Do đó, phương pháp này đảm bảo việc tính khấu hao được thực hiện một cách chính xác dựa trên chức năng, giá trị và năng suất làm việc của tài sản cũng như khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Công thức:
Giá trị khấu hao hàng năm = Giá trị tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
- Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính x Hệ số điều chỉnh.
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo phương pháp đường thẳng (%) = (1 / Thời gian trích khấu hao của TSCĐ) x 100.
Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm là một cách tính toán giá trị hao mòn của tài sản cố định dựa trên thời gian. Thường thì phương pháp này tập trung vào việc trích khấu hao lớn hơn trong những năm mà tài sản cố định được sử dụng nhiều.
Phương pháp này thích hợp khi tài sản cố định liên quan trực tiếp đến sản xuất như máy móc, thiết bị. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định được tổng sản lượng sản phẩm mà tài sản đó có khả năng sản xuất ra. Công suất sử dụng không thể thấp hơn 100% so với công suất thiết kế.
Công thức:
Mức khấu hao trong tháng của TSCĐ = Sản lượng sản xuất trong tháng x Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
- Mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / Sản lượng theo công suất thiết kế.
- Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định là tổng mức khấu hao trong 12 tháng, hoặc có thể tính theo công thức sau: Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ = Tổng sản lượng sản xuất trong năm X mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
>>> Xem thêm: Cost of goods sold (cogs) là gì? Tìm hiểu định nghĩa và cách tính chính xác
Hướng dẫn cách tính khấu hao chính xác - Nguồn: Internet
Thông tư số 23/2023/TT-BTC về chế độ quản lý và khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ) tại cơ quan, tổ chức đã được ban hành bởi Bộ Tài chính. Thông tư này quy định thời gian tính hao mòn cùng tỷ lệ hao mòn cho tài sản cố định như sau:
DANH MỤC TÀI SẢN (Một số danh mục tham khảo) |
THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm) |
TỶ LỆ HAO MÒN (% năm) |
Nhà, công trình xây dựng |
||
- Biệt thự, công trình xây dựng cấp đặc biệt |
80 |
1,25 |
- Cấp I |
80 |
1,25 |
- Cấp II |
50 |
2 |
- Cấp III |
25 |
4 |
- Cấp IV |
15 |
6,67 |
Vật kiến trúc |
||
- Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi |
20 |
5 |
- Giếng khoan, giếng đào, tường rào |
10 |
10 |
- Các vật kiến trúc khác |
10 |
10 |
Máy móc, thiết bị |
|
|
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến |
|
|
- Máy vi tính để bàn |
5 |
20 |
- Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) |
5 |
20 |
- Máy in |
5 |
20 |
- Máy fax |
5 |
20 |
- Tủ đựng tài liệu |
5 |
20 |
- Máy scan |
5 |
20 |
- Máy huỷ tài liệu |
5 |
20 |
- Máy photocopy |
5 |
20 |
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh |
8 |
12,5 |
- Bộ bàn ghế họp |
8 |
12,5 |
- Bộ bàn ghế tiếp khách |
8 |
12,5 |
- Máy điều hòa không khí |
8 |
12,5 |
- Quạt |
5 |
20 |
- Máy sưởi |
5 |
20 |
- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác |
5 |
20 |
Một số ví dụ danh mục khấu hao - Nguồn:Thư viện pháp luật
Tóm lại, khấu hao không chỉ là một khái niệm thông thường mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị thực tế của tài sản và ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hiểu rõ về khái niệm này và cách tính khấu hao sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định kế toán và chiến lược kinh doanh thông minh hơn. CareerViet hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn củng cố kiến thức và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm:
CIT là thuế gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà bạn nên biết
Lương khoán là gì? Cách tính, hình thức trả lương khoán cho người lao động
EXP và MFG là gì? Những thông số quan trọng cần biết của một sản phẩm
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này