Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,019
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
"Tự mãn" (Narcissism) là một khái niệm tâm lý học được định nghĩa bởi việc tập trung quá mức vào bản thân, tự đánh giá cao và cảm thấy bản thân ưu việt so với người khác. Người mắc chứng tự mãn thường có xu hướng tự hào về bản thân mình, thường xuyên đặt nhu cầu, mong muốn cá nhân lên hàng đầu cũng như họ có thể thiếu sự đồng cảm và quan tâm đến cảm xúc của người khác.
>> Xem thêm:
Một trong những tác hại lớn nhất của tự mãn trong công việc là có thể khiến cho hiệu suất làm việc không hiệu quả. Người tự mãn thường không chấp nhận sự phê bình hoặc ý kiến đóng góp từ người khác. Họ coi mình là người xuất sắc và không cần sự cải thiện. Kết quả, họ dễ mắc phải sai lầm và không thể tiến bộ.
Người tự mãn luôn tự cho rằng mình đúng và hài lòng về mọi thứ - Nguồn: Freepik
Sự tự mãn có thể tạo ra một bức tường vô hình xung quanh người đó, khiến họ khó thấu hiểu và thiếu sự đồng cảm với đồng nghiệp. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa mọi người trở nên căng thẳng hơn. Trong môi trường làm việc đòi hỏi sự hợp tác, điều này có thể làm giảm hiệu suất và tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh.
Một nguy cơ đáng lo ngại của tự mãn là nó có thể cản trở cho sự phát triển nghề nghiệp. Người tự mãn thường không muốn học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và không dám thử nghiệm những dự án mới. Họ tỏ ra tự tin về kiến thức và kỹ năng của mình, chính vì lẽ đó có thể làm họ bỏ lỡ cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Người tự mãn thường cho rằng họ đã ở trên đỉnh cao và không còn cần học hỏi thêm. Họ có thể không cần việc nâng cao kiến thức hoặc phát triển kỹ năng mới vì họ tin rằng họ đã "đủ giỏi." Nó có thể làm giảm khả năng tiến bộ và đồng thời gây ảnh hưởng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Người tự mãn thường không muốn chấp nhận ý kiến khác biệt hoặc thậm chí không đồng tình với một quyết định hay ý kiến của người khác. Thay vì tham gia xây dựng cuộc thảo luận, họ có thể giữ im lặng, khiến cho làm việc nhóm không đạt hiệu quả.
Sự tự mãn có thể tạo ra một bức tường vô hình khiến họ khó thấu hiểu và thiếu sự đồng cảm với người khác - Nguồn: Freepik
Người tự mãn thường không chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội hoặc đặt ra mục tiêu mới trong công việc. Họ chỉ tập trung vào việc duy trì tình trạng hiện tại và không tìm cách thách thức bản thân hoặc đưa ra những ý tưởng mới cũng như có thể làm trì hoãn sự phát triển năng lực cá nhân
Sự tự mãn có thể làm giảm động lực để cải thiện hiệu suất làm việc. Người tự mãn sẽ thường không chú tâm vào việc hoàn thành nhiệm vụ và không còn hứng thú để cố gắng đạt được điều mới mẻ trong cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến sự thụ động và giảm động lực trong công việc.
>> Xem thêm:
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tự mãn thường bắt nguồn từ tâm lý cá nhân. Một số người có xu hướng luôn cảm thấy mình phải dẫn đầu, phải vượt trội hơn người khác. Họ tự thấy mình là người giỏi, thông minh hơn và luôn muốn khẳng định bản thân. Điều này dẫn đến sự tự mãn khi họ cảm thấy họ đã đạt được điều này và không cần phải cải thiện bản thân nữa.
Người tự mãn thường cho rằng họ có kiến thức hơn người và họ có thể hiểu sâu hơn về mọi vấn đề. Nó có thể dẫn đến sự tự mãn khi họ cảm thấy không cần phải lắng nghe ý kiến hay đóng góp từ người khác vì họ cho rằng họ đã biết rất nhiều.
Người tự mãn thích kể về thành tích, luôn muốn mình là trung tâm của vũ trụ - Nguồn: Internet
Để khắc phục tính tự mãn, điều quan trọng là bạn phải bắt đầu từ việc nhận thức về bản thân. Hãy thử tập trung vào việc nhận diện những đặc điểm tích cực và tiêu cực của mình mà không cần so sánh với người khác. Tự hiểu rõ mình và biết cách kiểm soát những đặc điểm này là bước đầu tiên để thoát khỏi tính tự mãn.
Một cách quan trọng để vượt qua tự mãn là học cách lắng nghe ý kiến của người khác và đón nhận sự phê bình một cách tích cực. Hãy tạo một môi trường nơi bạn có thể trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Những lời phê bình và đóng góp này có thể giúp bạn nhận thức về những điểm cần cải thiện để thay đổi.
Để vượt qua sự tự mãn, hãy luôn đón nhận cho trải nghiệm mới. Hãy tham gia vào các hoạt động, dự án, hoặc sự kiện mà bạn chưa từng trải qua trước đây. Điều này có thể giúp bạn tìm thấy cách kết nối với mọi người, nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hãy luôn nhớ rằng việc giải thoát bản thân khỏi tính tự mãn là cả một quá trình. Điều quan trọng nhất là khi đã nhận ra được thiếu sót của bản thân nghĩa là bạn đang tiến gần đến việc trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã tìm thấy cách khắc phục tính tự mãn và cải thiện đời sống, sự nghiệp. Truy cập ngay cẩm nang bí quyết nghề nghiệp để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Tìm Việc Làm Bình Dương | Việc Làm Bình Định | Việc Làm Long An | Việc Làm Vũng Tàu | Tìm Việc Làm Đà Nẵng | Việc Làm Đồng Tháp | Việc Làm Sóc Trăng | Việc Làm Ninh Thuận | Việc Làm Bắc Ninh | Việc Làm Thủ Đức | Việc Làm Vĩnh Long | Việc Làm Cà Mau | Việc Làm Hà Nam | Việc Làm Kiên Giang | Tuyển Dụng Việc Làm Tphcm
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này