Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 36,277
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, bản lý lịch như một sự quảng cáo, một cơ hội để marketing bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nên nó cần phải được hoàn thiện.
Những hướng dẫn để viết lý lịch của chúng tôi sẽ chỉ cho bạn mọi điều cần biết để tạo ra một bản sơ yếu lý lịch thành công.
Thông tin cá nhân
Bạn không cần viết chữ “Bản sơ yếu lý lịch” ở ngay đầu tờ giấy - nó đã rất rõ ràng rằng nó là cái gì rồi! Hãy viết tên bạn ở ngay trên đầu và cỡ chữ to hơn những phần còn lại trong bản lý lịch để nó nổi bật hơn hẳn. Dưới đó, tất cả những gì bạn cần ghi là địa chỉ (và khoa chủ quản nếu bạn vẫn còn đang học ở trường đại học) và thông tin liên lạc. Đừng ghi một địa chỉ email lạ thường như - girlsanhdieu@hotmail.com bởi nó không có vẻ chuyên nghiệp.
Mục tiêu trong công việc/Trình bày thông tin cá nhân
Điều này không bắt buộc nhưng nếu bạn ghi vào, hãy chắc chắn rằng nó không mập mờ hoặc chung chung (ba hay bốn dòng là nhiều nhất). Thể hiện mục tiêu trong công việc và có thể là hai hay ba điểm mạnh và những ưu điểm đã được phát triển trong môi trường nào. Phần này nên được biến đổi để thích hợp với vị trí mà bạn đang xin vào công ty. Dù sao để tiết kiệm diện tích, mục này bạn có thể gửi kèm với thư giải thích đi cùng.
Giáo dục và bằng cấp
Hãy bắt đầu với việc học gần đây nhất của bạn - chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đại học. Bằng tốt nghiệp đại học sẽ hấp dẫn các nhà tuyển dụng hơn là bạn đã làm được những gì ở trường vì vậy hãy dành nhiều khoảng trống cho điều này. Ghi cả ngày tháng, tên trường, tên bằng ví dụ Cử nhân Tiếng Anh và số điểm bạn nghĩ mình sẽ đạt được hoặc đã đạt được.
Chúng tôi cũng khuyên rằng bạn nên ghi thêm bất cứ điều gì mà bạn đã học có liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển thêm vào các luận văn, luận án nghiên cứu hoặc các dự án trong công việc của bạn. Thời gian ở nước ngoài hay những vị trí công việc từng đảm nhiệm cũng như những khoá học lấy chứng chỉ của bạn cũng nên được đề cập.
Việc học ở trường, bao gồm ngày tháng, tên trường và bằng cấp khá hay những bằng cấp tương đương đi cùng với điểm số cụ thể. Trừ phi nó thật đặc biệt, còn bình thường thì bạn không cần thiết phải liệt kê tất cả những gì bạn đã học ở trường trung học hay những gì tương tự như vậy. Số lượng những môn bạn đã học xong là đủ nhưng cũng nên nêu rõ điểm bạn có được ở môn Toán và môn Tiếng Anh.
Kinh nghiệm làm việc
Mục kinh nghiệm làm việc trong bản lý lịch của bạn là nơi nhà tuyển dụng tập trung sự chú ý nhiều nhất. Bạn phải nêu cả thời gian làm việc, chức danh công việc mà bạn đã làm và tên của nhà tuyển dụng. Những đơn xin việc cấp quốc tế, phải trích dẫn thêm đất nước nơi bạn đã được tuyển dụng.
Những nhà tuyển dụng rất thực tế về việc các sinh viên bây giờ hầu như đều đi làm thêm và có những công việc trong kỳ nghỉ hè, không có liên quan gì tới công việc mà họ muốn theo đuổi. Dù sao, họ cũng vẫn mong bạn thể hiện trách nhiệm và những kỹ năng bạn có được ngoài kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cách thông dụng nhất để thể hiện kinh nghiệm trong công việc là làm theo trình tự đảo ngược về thời gian (gần nhất trước). Dù sao, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang xin tuyển dụng như là thực tập viên cho một công ty, bạn có thể ghi điều này đầu tiên dưới một mục riêng như là “Kinh nghiệm liên quan tới công việc” và liệt kê một vài công việc liên quan khác ở dưới “Những kinh nghiệm làm việc khác”. Điều này ngay lập tức thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực về kiến thức trong lĩnh vực đó và có kinh nghiệm trong môi trường làm việc đó.
Đừng thất vọng nếu bạn không nằm trong trường hợp này. Hàng ngàn ứng viên không có những kinh nghiệm quý báu đó nhưng họ vẫn có được vị trí họ muốn bởi họ tận dụng được những kinh nghiệm mà họ đã có. Nhớ rằng, những nhà tuyển dụng tìm kiếm những kỹ năng bạn đã sử dụng và phát triển chúng, và đặc biệt hơn họ tìm ra những mối liên hệ giữa kinh nghiệm của bạn và những kỹ nang và yêu cầu trong công việc. Dưới đây là một vài điều có thể giúp bạn:
Hướng bản lý lịch của bạn tới những yêu cầu cụ thể trong quảng cáo của nhà tuyển dụng.
Đọc qua những thuật ngữ được sử dụng và những kỹ năng được đề cập trong mẩu quảng cáo và chỗ thích hợp để sử dụng những từ này trong bản lý lịch của bạn.
Rút lại những lời khẳng định của bạn Tránh viết những nội dung nhàm chán; nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt hãy thể hiện bạn đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào để đạt được những điều gì rồi.
Nói về những điều bạn đã đóng góp
Thay vì chỉ liệt kê những việc bạn đã làm, hãy nghĩ về cách giúp bạn thể hiện sự thành công trong một vai trò cụ thể nào đó. Đề cập tới những thành tựu bạn đã đạt được trong công việc và kết quả rõ ràng nào bạn đã tạo ra (dùng những từ ngữ hữu hình nếu có thể). Ví dụ, thay vì bạn viết “thiết kế website cho công ty”, bạn có thể nói “thiết kế website cho công ty, điều này tăng tổng sản phẩm bán ra của công ty lên 50%”.
Khi nói về trách nhiệm trong công việc, tránh tạo ra sự đơn điệu trong bản lý lịch và hãy sử dụng những động từ hành động và những kỹ năng.
Kinh nghiệm chuyên môn
Liệt kê bất cứ kinh nghiệm chuyên môn nào và những bằng cấp liên quan tới công việc dưới một mục riêng được thiết kế đặc biệt. Ví dụ, những nhà nghiên cứu có thể đưa ra mục “Nghiên cứu” hoặc “Những điều thú vị trong nghiên cứu”, và những ai đã làm việc ở nước ngoài có thể chọn thêm mục có tựa đề “Kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài”. Giáo viên có thể thêm mục “Kinh nghiệm giảng dạy”, “Giảng dạy ở nước ngoài”, hoặc “Diễn giảng và thuyết trình”; trong khi đó, các bác sĩ có thể thêm mục “Phục vụ cộng đồng” hay “Khả năng khám chữa bệnh”.
Các hoạt động / Sở thích / Địa vị, trách nhiệm trong công việc
Đây là những mục liên quan cần thêm vào bởi chúng thể hiện bạn có động lực để theo đuổi những hoạt động khác và bạn là một con người toàn diện. Địa vị, trách nhiệm và thành tựu có thể từ những hoạt động ngoại khoá, ví dụ, những vị trí quan trọng trong Hội đồng Sinh viên, tổ chức sự kiện trong cộng động hoặc câu lạc bộ thể thao, người đứng đầu một tổ chức gây quỹ từ thiện ở trường. Nói ra các sở thích của bạn không có nghĩa là chỉ viết ra một danh sách. Hãy cố gắng chỉ ra tầm quan trọng của bạn và những điều bạn đã đạt được từ hoạt động đó.
Thông tin phụ thêm
Ngoại ngữ
Nếu bạn xin việc ở nước ngoài vậy bạn nên thể hiện khả năng ngôn ngữ của bạn ở tiếng mẹ đẻ và bất cứ ngoại ngữ nào khác bạn biết và đi kèm với mức độ thành thạo của bạn.
Những kỹ năng
Những kỹ năng trong mục này bao gồm bất cứ kỹ năng nghề nghiệp nào chưa xuất hiện ở những phần trước trong bản lý lịch, ví dụ, kỹ năng xử lý thông tin và bằng lái xe. Đối với kỹ năng xử lý thông tin, liệt kê những phần mềm và ứng dụng mà bạn có thể sử dụng và mức độ am hiểu của bạn đối với từng phần. Bất cứ chứng chỉ nào bạn có như cấp cứu hay an toàn sức khoẻ chẳng hạn cũng nên được liệt kê trong mục này.
Hội thảo, hội nghị
Nếu nó có liên quan tới công việc bạn đang xin vào làm, bạn có thể đề cập tới bất cứ hội thảo, hội nghị hay hội nghị chuyên đề nào bạn từng tham gia. Đưa ra tên hội nghị, ngày tháng, địa điểm và người tổ chức.
Giấy giới thiệu
Nếu bạn không có chỗ trống nào trong bản lý lịch, một giấy giới thiệu theo yêu cầu có thể được chấp nhận. Nếu bạn không còn chỗ, sẽ là bình thường khi đưa ra chi tiết về hai người chứng nhận: một người giảng dạy bạn và một người từng tuyên dụng bạn. Đưa ra tên, vị trí, địa vị, số điện thoại và địa chỉ email. Hãy hỏi xin sự đồng ý của họ trước và nhớ cho họ biết mong muốn trong công việc cũng như những thành tựu của bạn.
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function