Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,169
Kiểm tra nguồn tham khảo, tại sao như thế? Kiểm tra nguồn tham khảo là một thành tố không thể thiếu để tuyển được những con người ưu tú nhất cho công ty của bạn một cách thành công, không may thay bước quan trọng này thường không được chú ý đúng mức.
Một khi bạn đã xác định những ứng viên đáp ứng được các yêu cầu của vị trí bạn cần, bạn chỉ mới thực hiện một phần của công việc, một chút xíu nỗ lực có thể giúp bạn không gây ra một sơ xuất tai hại. Hãy tưởng tượng bạn định mua một chiếc xe máy hoặc xe hơi mới mà trước tiên không xem lại là bạn sẽ thực sự có được cái mà bạn phải trả tiền để có nó.
Kiểm tra nguồn tham khảo về cơ bản là một quy trình đơn giản và sẽ không tốn nhiều thời gian của bạn và có khả năng tiết kiệm cả thời gia và tiền bạc cho bạn. Khi thực hiện việc kiểm tra ấy có nghĩa là bạn đang tìm kiếm thông tin không thể tìm thấy trong hồ sơ hoặc có được thông qua việc phỏng vấn.
Những lĩnh vực cần luôn luôn được kiểm tra bao gồm:
Những thói quen xấu có thể ngăn cản sự đóng góp tích cực của ứng viên cho công ty của bạn.
Những thành tích cụ thể mà ứng viên nói rằng là của riêng họ nhưng biết đâu đó là nỗ lực của cả một nhóm hoặc trong một số trường hợp lại hoàn toàn lại là chuyện bịa đặt.
Những lý do họ không làm việc cho những công ty trước đó.
Lịch sử lương bổng.
Khả năng quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên.
Tất cả những thông tin này có thể dễ dàng có được bằng một vài cuộc gọi riêng cho những người mà ứng viên giới thiệu để tham khảo hoặc những người khác có quan hệ công việc với ứng viên trước đây. Rõ ràng sự quan trọng của vị trí mà bạn đang cố gắng điền vào sẽ ảnh hưởng mức độ sâu sắc của việc kiểm tra nguồn giới thiệu, nhưng nó vẫn quan trọng ở chỗ bạn không xem việc này như là cách làm duy nhất. Thông thường bạn sẽ biết rất ít về nỗ lực trước đây của ứng viên thông qua cuộc nói chuyện khoảng chừng 2 – 3 phút đồng hồ. Hãy dành ra ít nhất 20 phút để phát thảo cuộc gọi, có trước mặt danh sách những câu hỏi và ghi lại những câu hỏi nào mà bạn định hỏi.
Sau đây là một số câu hỏi hay:
Anh/chi đã biết về người này bao lâu và họ có khả năng gì?
Những Ưu điểm và Khuyết điểm chính của Ứng viên là gì?
Anh/chị có ý kiến gì về khả năng nói chung của Ứng viên và những thành tích chính của Ứng viên là gì?
Mối quan hệ của Ứng viên với cấp trên, cấp dưới và đồng sự như thế nào?
Tại sao Ứng viên lại xem xét việc thay đổi nơi làm việc vào thời điểm này?
Hãy nhớ luôn luôn cám ơn người tham khảo vì đã dành thời gian trả lời và nói họ đảm bảo bí mật về cuộc nói chuyện với bạn.
Thỉnh thoảng, những người này lưỡng lự cung cấp thông tin tiêu cực về ứng viên và một số công ty thậm chí có những quy định không cung cấp bất kỳ thông tin gì trong thời gian ứng viên làm việc cho họ. May thay ở Việt Nam điều này rất hiếm và bằng cách sử dụng phong cách chuyên nghiệp và nói chuyện thoải mái, những người tham khảo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
Một khía cạnh quan trọng khác của việc kiểm tra nguồn giới thiệu là hãy nói chuyện với hầu hết những người thích hợp. Lý tưởng nhất là bạn nên nói chuyện với cấp trên đã làm việc gần gũi với ứng viên, một đồng sự thân thiết và một người cấp dưới báo cáo trực tiếp cho ứng viên. Những người ứng viên trong thời gian hiện tại dĩ nhiên là thích hợp hơn những người có mối quan hệ với ứng viên cách đây tới 10 năm. Thông thường ba công ty trước đây mà ứng viên làm việc là đủ.
Nỗ lực của ứng viên trong quá khứ là con đường tốt nhất dẫn đến nỗ lực trong tương lai của họ.
Source: Theo Vietnamwork
Please sign in to perform this function