Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 31,944
1) Chuẩn bị cuộc phỏng vấn
Để cho cuộc phỏng vấn đạt được kết quả tốt đẹp, không những phỏng vấn viên/ nhà tuyển dụng mà ngay cả ứng viên cũng phải chuẩn bị chu đáo.
Về phía ứng viên, ứng viên phải đem theo những giấy tờ cần thiết như văn bằng, chứng chỉ, giấy giới thiệu, tài liệu liên hệ đến những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, những tác phẩm, khai sanh, hôn thú, và tất cả những giấy tờ cần thiết khác để chứng minh các dữ kiện đã ghi trong hồ sơ xin việc…
Đối với phỏng vấn viên hay nhà tuyển dụng cũng phải thực hiện những điểm sau đây để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:
Trước tiên cần phải chú giải hồ sơ. Hồ sơ gồm có đơn xin việc của ứng viên, sơ yếu lý lịch, và học bạ. Nghĩa là nhà tuyển dụng phải ghi ra những điểm thắc mắc của mình đối với ứng viên bởi vì cần làm sáng tỏ một số điểm thì công việc phỏng vấn mới khách quan được. Chẳng hạn như một thay đổi bất ngờ trong chiều hướng làm của ứng viên, một chi tiết xấu xuất hiện trong học bạ, sự chênh lệch về lương bổng đối với hai công việc làm khác nhau của ứng viên….Dĩ nhiên việc chú giải những điểm nghi ngờ, khó hiểu phải được thực hiện ngay sau khi nhận hồ sơ xin việc của ứng viên.
Ngoài ra nhà tuyển dụng/ phỏng vấn viên cũng phải sửa soạn những tài liệu và vật dụng để trình bày cho ứng viên như khế ước, hình ảnh, phiếu điều kiện làm việc, những chi tiết liên hệ đến công ty mà ứng viên cần biết, đọc kỹ lại tòan bộ hồ sơ để có một khái niệm tổng quát về một ứng viên trước khi phỏng vấn.
2) Không khí buổi phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn phải có tính cách theo hai chiều, nghĩa là ứng viên đến dự không phải chỉ để bị nhận xét, mà ngược lại ứng viên đến là để tham dò cũng như tìm hiểu về công ty và những điều kiện làm việc của công ty.
Đôi khi, vì nhà tuyển dụng là người có kinh nghiệm hay kiến thức tổng quát kém hơn ứng viên, do đó những câu hỏi quá dở của nhà tuyển dụng hay phỏng vấn viên vô tình tạo cho ứng viên nhiều khó chịu. Điều này sẽ đào sâu hố ngăn cách giữa hai người, làm cho ứng viên có ý niệm xấu về công ty và đôi khi ứng viên không còn giữ ý muốn vào làm việc với công ty nữa.
Ngược lại nếu nhà tuyển dụng hay phỏng vấn viên là người có trình độ hiểu biết quá cao và thường đặt ra những câu hỏi quá khó khăn để xem phản ứng của ứng ra sao. Điều này đôi khi vô tình làm cho ứng viên lúng túng, sợ sệt và từ khởi điểm này, nhà tuyển dụng đã tạo cho ứng viên một mặc cảm tự ti.
Do đó buổi phỏng vấn phải rất thỏai mái, cả nhà tuyển dụng và ứng viên không nên làm việc trong tình trạng căng thẳng. Sau đây là những điểm cần lưu ý:
- Nhà tuyển dụng/ phỏng vấn viên phải điều hướng như thế nào để ứng viên có dịp đặt câu hỏi, vì đa số ưng viên đều có khuynh hướng thụ động, họ chỉ trả lời hơn là đặt câu hỏi.
- Nhà tuyển dụng không nên tiếp đón ứng viên trong phòng làm việc của ông ta vì như vậy ứng viên sẽ có cảm tưởng e dè, sợ sệt…vì khung cảnh phòng làm việc của nhà tuyển dụng có thể chứng minh phần nào uy quyền của ông ta.
- Trong khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không nên ghi chú nhiều vì như vậy vô tình làm cho ứng viên đâm ra lo sợ và rối trí.
- Hơn nữa, để giúp cho không khí được cởi mở thân mật, nhà tuyển dụng có thể mời ứng viên cùng giải khát.
- Nhà tuyển dụng nên dành tất cả thời gian cần thiết vào buổi phỏng vấn, nghĩa là nhà tuyển dụng nên thu xếp một thiờ khóa biểu thuận lợi nhất để không bị quấy rầy trong suốt buổi phỏng vấn để cho ứng viên không có cảm tưởng mình bị hất hủi, khó chịu…Nói cách khác là nhà tuyển dụng phải tạo một khung cảnh thích hợp, tạo sự thông cảm, hấp dẫn cho ứng viên, cũng như đừng bao giờ làm cho ứng viên cảm thấy e dè, nghi ngờ hoặc sợ hãi trong đối thoại.
Nói tóm lại, để thành công thì chúng ta không nên đặt cuộc phỏng vấn trong tinh thần thi tuyển. Chính vì vậy mà giáo sư Koontz đã cho rằng phỏng vấn là một nghệ thuật.
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function