Lời khuyên nghề nghiệp duy nhất dành cho năm mới

Viewed: 17,297

Bạn đã sẵn sàng cho sự nghiệp trong năm 2017? Nếu câu trả lời là CÓ, bạn đã lên kế hoạch chưa?

Seth Godin đã nói rằng: “Một người nhân viên thực sự cần thiết trong mỗi công ty là người mang tính nhân văn và sự gắn kết kèm thẩm mỹ đến cho công ty. Đây là nhân viên chủ chốt, một người không thể thiếu được và có thể là nền móng để công ty đạt nhiều thành quả hơn nữa.”

Chúng tôi xin đưa ra những lời khuyên cần thiết để bạn đạt được mục tiêu trong năm mới và trở thành ngôi sao sáng giá ở bất cứ nơi đâu bạn công tác.

Vì sao công việc quan trọng đối với bạn?

Đầu tiên, hãy nhìn tình hình hiện tại của bạn. “10 câu hỏi cho những công việc quan trọng” trên trang blog của Seth Godin là nơi đầu tiên bạn có thể tìm hiểu khi tổng kết năm 2016 của mình. Những câu hỏi này sẽ đảm bảo rằng bạn luôn quan tâm đến những vấn đề nhất định hơn là chỉ có tiền lương hoặc cấp bậc của mình thôi. Hãy tự cam kết với bản thân, với công ty và những điều tốt đẹp nhất mà bạn đam mê.

Hãy thử trả lời những câu dưới đây:

1. Việc gì bạn đang làm là khó khăn?

2. Những việc gì mà mọi người tin rằng chỉ có bạn làm được?

3. Bạn thường gắn kết/làm việc cùng những ai?

4. Người ta nói gì khi nói về bạn?

5. Bạn sợ gì?

6. Bạn sở hữu nguồn tài nguyên quý hiếm gì?

7. Bạn đang cố gắng thay đổi ai?

8. Sự thay đổi đó sẽ như thế nào?

9. Nếu ngừng làm công việc đang làm bạn có cảm thấy nhớ hay không?

10. Bạn đại diện cho điều gì/người nào?

11. Bạn có thể đóng góp gì?

Theo Seth Godin, những câu hỏi nào mà bạn cảm thấy khó trả lời thì bạn cần phải suy nghĩ về vấn đề đó nhiều hơn nữa. Bất kỳ câu trả lời nào mà bạn còn thấy loằng ngoằng, rối rắm, hoặc phức tạp là những dấu hiệu của những việc quan trọng.

Củng cố cam kết của bạn với nghề nghiệp bằng Kế hoạch Phát triển Cá nhân (Individual Development Plans - IDPs)

Một kế hoạch phát triển bản thân không chỉ đơn giản là một lộ trình bạn sẽ đi trên con đường sự nghiệp vì kế hoạch này sẽ không đảm bảo kết quả đạt được. Nhưng nếu bạn kết hợp IDP và sự cam kết nhất định, bạn sẽ có thêm sức mạnh. IDP chính là sự cam kết hai chiều giữa bạn và công ty của bạn để hỗ trợ bạn phát triển tốt nhất bằng những cơ hội và thử thách mới. IDP sẽ nói cho bạn biết:

  • Bạn nằm trong “vùng an toàn” tại công ty (công ty hoạch định tương lai của bạn)
  • Bạn thuộc về công ty này (công ty đề ra về những việc bạn sẽ tạo tác động tích cực)
  • Bạn rất quan trọng đối với công ty (công ty cùng bạn định hướng để bạn tỏa sáng hơn)

Bạn có thể thấy vì sao IDP rất quan trọng, và vì sao bạn cần phải trao đổi với sếp của mình để lên kế hoạch thật tốt. Bạn sẽ phải chủ động, đặc biệt là khi công ty bạn chưa quen với khái niệm này. IDP là nguồn động viên thực sự - vì chỉ có những cá nhân mong muốn phát triển mới cần IDP. Công ty bạn cũng sẽ xem xét nghiêm túc hơn vì đây là cam kết chính thức từ hai phía. Bạn sẽ cần thúc đẩy kế hoạch này để nhận được nhiều lợi ích trong quá trình phát triển bản thân và nghề nghiệp, đặc biệt là thăng chức trong nghề nghiệp.

IDP hoàn chỉnh sẽ bao gồm 2 phần: nghề nghiệp và cá nhân. Đây là công cụ để bạn theo dõi mục tiêu của mình và đo lường đánh giá hiệu quả.

Kế hoạch Phát triển Nghề nghiệp:

Xác định 2 hoặc nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc trong 1-3 năm tới. Kỹ năng này có thể giúp bạn đào sâu kỹ năng chuyên môn của vị trí hiện tại hoặc kỹ năng có thể sử dụng được cho các công việc khác

  • Kỹ năng nghề nghiệp nào cần thiết?
  • Kỹ năng lãnh đạo nào cần thiết?
  • Thời gian tích lũy những kỹ năng này
  • Kế hoạch, ngân sách, cam kết hỗ trợ của ban giám đốc
  • Các bước kế tiếp hoặc quy trình kiểm tra tiến độ
  • Thỏa thuận rằng kế hoạch sẽ do bạn chủ động thực hiện, không phải sếp bạn

Kế hoạch Phát triển Cá nhân (khuyến khích thực hiện):

  • Mục tiêu cá nhân của bạn (giảm cân, chăm chút hình thể, học ngôn ngữ mới…)
  • Đề ra những đóng góp của bạn với công ty từ kỹ năng này
  • Thời gian tích lũy những kỹ năng này
  • Kế hoạch, ngân sách, cam kết hỗ trợ của ban giám đốc
  • Các bước kế tiếp hoặc quy trình kiểm tra tiến độ
  • Thỏa thuận rằng kế hoạch sẽ do bạn chủ động thực hiện, không phải sếp bạn

Bạn cần phải tự theo dõi tiến độ của mình cùng sếp trực tiếp để đảm bảo rằng mục tiêu có khả năng đạt được hàng quý. IDP cần phải được cập nhật để đảm bảo sự phát triển của bản thân bạn. IDP thường cần nhiều thông tin nhưng sẽ không quá phức tạp.

(Nguồn ảnh: Internet)

Source: CareerViet Vietnam

VIP jobs ( $1000+ )

THE GANGS
THE GANGS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : Up to 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH VN NETWORK
CÔNG TY TNHH VN NETWORK

Salary : Up to 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi | Ho Chi Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH GLOBAL COMMERCIAL PARTNER
CÔNG TY TNHH GLOBAL COMMERCIAL PARTNER

Salary : 34 Mil - 38 Mil VND

Ho Chi Minh

HSK Vietnam Audit Company Limited
HSK Vietnam Audit Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN LYCHEE
CÔNG TY CỔ PHẦN LYCHEE

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

HEM APPAREL
HEM APPAREL

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 30 Mil - 44 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE - GENE SOLUTIONS
CÔNG TY CP CƠ KHÍ TÂN MINH
CÔNG TY CP CƠ KHÍ TÂN MINH

Salary : 12 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AN HẢI VN
CÔNG TY TNHH AN HẢI VN

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

CÔNG TY CP MLS
CÔNG TY CP MLS

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Hai Phong

CÔNG TY CP MLS
CÔNG TY CP MLS

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Hai Phong

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback