#Ngưngảotưởng vs #Ngưngbắtnạt hay người lớn đã thật sự chuyên nghiệp chưa?

Viewed: 27,466

Hơn một tuần nay, cộng đồng mạng dậy sóng với bài viết “Ngưng ảo tưởng với câu hỏi em muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp”, mang nội dung vạch ra những khuyết điểm về thái độ làm việc của những người trẻ với giọng điệu khá gay gắt. Và bài báo đã nhận được rất nhiều phản hồi mà đa số là đồng tình, thể hiện sự bức xúc của những “người tự nhận mình lớn” dành cho các bạn trẻ.

Hôm nay Mr. Buddy muốn giới thiệu một ý kiến trái chiều khá thú vị, phản biện lại bằng những trải nghiệm thực tế qua nhiều doanh nghiệp đa quốc gia của bạn có nick Facebook là Trann – một người không quá trẻ nhưng cũng chẳng hề già, và đặc biệt là đã dành nhiều tâm huyết đào tạo lớp nhân sự trẻ tài năng. Mời bạn cùng đọc và suy ngẫm với Buddy nhé!

#ngungbatnat #lamviecchuyennghiep

Dạo này mọi người nô nức chia sẻ bài báo "Ngưng ảo tưởng với câu hỏi em muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp". Cảm xúc của Trann sau khi đọc bài này thì lại ngược với số đông, có thể vì Trann được "may mắn" trải qua các loại môi trường làm việc mà theo Trann là "đặc sắc" về cái gọi là "chuyên nghiệp. Nếu bản thân người viết bài có tâm, thì Trann nghĩ cách dùng từ sẽ mang tính định hướng và chia sẻ nhiều hơn là "lên lớp" và tạo khảng cách với các bạn trẻ như trong bài viết trên. Trann cảm nhận đâu đó là giọng điệu "bắt nạt" của một người lâu năm dành cho các bạn mới chân ướt chân ráo vào đời!

Muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp- Đây là mong muốn không chỉ của các bạn trẻ mới đi làm, mà còn là mong muốn của rất nhiều người đi làm nhiều năm muốn tìm cho mình một trường làm việc "chuyên nghiệp" thật sự, chứ không phải kiểu chạy quảng bá rầm rộ hằng năm, rồi đến khi tuyển được người tài vào công ty rồi để nhân tài bị vỡ mộng “à thì ra công ty mình cũng đâu chuyên nghiệp gì!”.

Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu trách người trẻ vào làm việc trong công ty không chuyên nghiệp thì những người làm việc lâu năm như thế nào?

1.      Những người làm việc lâu năm là những người hiểu rõ về quy trình hiện tại của doanh nghiệp và các nút thắt trong quy trình này, vậy tại sao họ lại không phải là người giúp những người mới hiểu được nút thắt của các bạn là nằm ở đâu, và nó ảnh hưởng đến công việc của những người khác như thế nào?

Mình từng đi làm ở công ty rượu lớn nhất thế giới, nơi đó mình quan sát được các bạn trẻ mới vào đều có những buổi gọi là induction và các trưởng bộ phận sẽ giới thiệu cho các bạn về nhiệm vụ và vai trò của các phòng ban. Rồi sau đó sếp các bạn ấy sẽ phải là người giải thích cho các bạn hiểu các bạn sẽ cần làm việc với ai là cần làm những gì. Và mình thấy sau đó các bạn trẻ ai làm việc cũng mang tính tự lập rất cao, năng suất làm việc tốt và ngay cả bản thân các bạn cũng trưởng thành nữa. Nên thay vì trách các bạn trẻ, hãy tạo cho họ một môi trường chuyên nghiệp thật sự và truyền lửa sự chuyên nghiệp này cho các bạn. Không phải cứ quan sát rồi đúc kết và đưa ra định kiến mà phải là người giải quyết được vấn đề.

 

2. Sự chuyên nghiệp đôi khi còn mâu thuẫn với văn hoá doanh nghiệp. Trải qua nhiều công ty, Trann phát hiện rằng những người làm lâu năm lại là những người làm “biến chất" văn hoá doanh nghiệp và sự chuyên nghiệp bấy lâu nay mà nhiều người đi trước đã xây dựng lên. Thực tế thì làm lâu năm nên nhiều người (có sức ảnh hưởng rộng) tự ý cắt bớt quy trình, hoặc dùng các mối quan hệ không phải phép để đàn áp người khác. Hoặc một anh làm "lớn" mới vào, ảnh mang luôn cái văn hoá công ty cũ của ảnh theo và khiến mọi thứ hỗn độn, giấy tờ công tác thay vì phải tự mình khai và nộp để duyệt nhưng lại đẩy cho nhân viên của mình để thực hiện, lắm lúc còn phải bịa ra giao dịch vì sếp không có hoá đơn. Đến lúc bị phát hiện thì trách nhiệm đẩy về cho cấp dưới hoặc nổi một trận lôi đình kiểu như vừa ăn cướp vừa la làng. Vậy thì trong trường hợp này người cấp dưới cũng là một mắt xích, không làm thì bị sếp mắng, mà làm thì đến lúc xé ra chuyện lại bị nói là không chuyên nghiệp. Nên câu chuyện có thể đúng dưới góc nhìn này nhưng sẽ sai nếu nhìn theo góc khác.

3. Không phải ngẫu nhiên là ở các nước phát triển, họ có hẳn 1 chương trình mentorship để hỗ trợ cho sinh viên lúc ra trường tìm kiếm việc làm. Lúc mới đi làm của những người làm việc lâu năm sẽ như thế nào? Họ đều là những người giỏi sẵn? Câu trả lời có thể là có nhưng luôn luôn là ngoại lệ, vì họ vẫn cần một người mentor giúp họ định hướng đúng trong công việc cũng như trở nên chuyên nghiệp và trưởng thành hơn trong cách ứng xử. Có thể nhiều người sẽ nghĩ mentor chắc chắn phải là sếp, nhưng thực ra thì không phải. Mentor có thể là những người làm việc lâu năm, có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giúp mentee của mình tiến bộ. Điều này giúp cho môi trường làm việc trở nên trong sạch, chuyên nghiệp và tốt hơn. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những người mới đi làm lần đầu trong đời không những không nhận được sự giúp đỡ mà còn cảm thấy lạc lõng giữa một tập thể mà ai cũng cố tỏ ra mình chuyên nghiệp hơn người khác nhưng lại không giúp nhau tiến bộ? Chuyên nghiệp phải xuất phát từ chính những con người trong công sở đối xử văn minh với nhau, và phải là một người văn minh từ chính trong suy nghĩ thì mới hành xử chuyên nghiệp được.

 

4. Những người trẻ lẫn những người đi làm lâu năm, tự tin quá mức cũng có, tự tin cũng có, cầu tiến cũng có và thủ đoạn cũng có. Nhưng không thể gom hết tất cả những gì ngoại lệ để biến những người trẻ mới đi làm chưa lâu bị mang tiếng là "thích chuyên nghiệp"? Thích sự chuyên nghiệp có gì là xấu? Vậy những người đi làm lâu năm có thích sự chuyên nghiệp không? Nếu tất cả đều có thì đừng nghĩ rằng người trẻ tham lam, chỉ biết đòi hỏi chứ không biết làm. Trann được tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ rất chịu khó học hỏi trong công việc, tiến bộ rất nhanh và làm việc rất chuyên nghiệp. Chắc chắn là cũng có những thành phần ỷ lại vào bằng cấp rồi đòi hỏi này nọ. Nhưng sau một thời gian, sự chuyên nghiệp và năng lực mới là thứ chứng minh cho giá trị của bản thân, nên nếu doanh nghiệp thực sự đủ tốt và chuyên nghiệp, thì ngại gì "lửa thử vàng gian nan thử sức". Còn nếu như tuyển dụng phải nhiều người trẻ làm việc không chuyên nghiệp, thì nên xem lại quá trình tuyển dụng và chương trình đào tạo của công ty nữa, chứ sao lại chỉ lên án người trẻ?

 

5. Vì mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nên các bạn mới không ngại khó khăn nộp đơn xin việc và trải qua muôn vàn khó khăn của các bài kiểm tra để trở thành một nhân viên chính thức. Ở môi trường công sở thì hiếm có cái gọi là "chuyên nghiệp" thật sự, mà phải là "sự dung hoà" và "hội nhập". Vì bạn làm việc không thể dựa trên ý thức cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến tập thể, người trẻ cũng vậy và người đi làm lâu năm cũng vậy. Nếu như văn hoá các công ty toàn cầu chú trọng năng lực của người làm sếp, vì khi có bất kì vấn đề nào trong team thì sếp sẽ là người chịu trách nhiệm, thì chúng ta lại thích dồn hết mọi áp lực cho cấp dưới của mình.

6. Giới trẻ ngày nay có thể vì sống trong môi trường đầy đủ nên theo mọi người có thể "tệ" hơn thê hệ trước nhưng cũng không cần quá nhiều bài viết hiện nay lên án họ một cách phiến diện như vậy. Vì có người này sẽ có người khác, và những người đi làm lâu năm cũng vậy. Họ còn trẻ, họ vẫn có quyền ước mơ về một môi trường chuyên nghiệp mà họ chưa thật sự được trải nghiệm, chắc gì công ty lớn đã chuyên nghiệp mà công ty nhỏ lại không tốt? Tất cả chúng ta đều không biết khi nào chúng ta sẽ gặp được một công việc "thật sự" khi mà chúng ta quên ăn quên ngủ để sống cùng với nó. Nếu vẫn chưa gặp được công việc như vậy, thì những người trẻ vẫn có cơ hội được tìm kiếm và họ cũng đâu có ngần ngại thể hiện quan điểm và mong muốn của bản thân trong lúc phỏng vấn? Nếu như công ty không đáp ứng đc những kì vọng của họ, thì có thể trao đổi thẳng thắn ngay lúc đó, còn nếu đã nhận họ vào thì phải đối xử với họ tử tế như cam kết, chứ vào làm rồi chê này nọ thì không đúng, không lịch sự một chút nào.

Trann tin rằng, người trẻ họ được quyền nói lên cái họ muốn, và chúng ta những người đi làm lâu năm cần giúp họ khắc phục để tạo nên môi trường công sở lành mạnh chứ không phải giữ trong lòng rồi chê bai lẫn nhau.

"Đừng vô tình bắt nạt người trẻ, hãy cố tình làm họ tốt lên"

(Nguồn ảnh: Internet)

Source: CareerViet Vietnam

VIP jobs ( $1000+ )

Ngân hàng TMCP Bản Việt - BVBank
Ngân hàng TMCP Bản Việt - BVBank

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Salary : 800 - 1,200 USD

Quang Ninh | Hung Yen

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Salary : 800 - 1,200 USD

Quang Ninh | Hung Yen

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VILAI VIỆT

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Quang Ninh | Hung Yen

CÔNG TY TNHH MINTHACARE
CÔNG TY TNHH MINTHACARE

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Panasonic Appliances Vietnam
Panasonic Appliances Vietnam

Salary : Competitive

Hung Yen

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÊ LA
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÊ LA

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Hung Yen | Ha Noi

KKV Vietnam
KKV Vietnam

Salary : 28 Mil - 38 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN CASPER VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN CASPER VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ha Noi

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Salary : Competitive

Ha Noi

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 30 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH MINTHACARE
CÔNG TY TNHH MINTHACARE

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH TNI KING COFFEE
Công Ty TNHH TNI KING COFFEE

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty NABATI Việt Nam
Công Ty NABATI Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DECHANG VIỆT NAM

Salary : 18 Mil - 30 Mil VND

Dong Nai

Un-Available LTD Co.,
Un-Available LTD Co.,

Salary : Up to 30 Mil VND

Ho Chi Minh

DIAG
DIAG

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Binh Thuan

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

Gilimex
Gilimex

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 17 Mil - 23 Mil VND

Ho Chi Minh

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 10 Mil - 35 Mil VND

Binh Duong

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Salary : 15 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi | An Giang

Similar posts "Job Hunting Tips"

Reference là gì? Cách xin và sử dụng reference trong CV hiệu quả
Reference là gì? Reference trong CV là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu cách xin, viết và sử dụng reference trong quá trình xin việc hoặc học tập. Xem ngay!
Tips nộp giấy khám sức khỏe xin việc tăng cơ hội trúng tuyển!
Khám phá giấy khám sức khỏe xin việc bao nhiêu tiền và những kinh nghiệm nộp giấy khám sức khỏe xin việc giúp ứng viên tự tin và tăng cơ hội trúng tuyển!
Tham gia Minigame Tạo tài khoản mới, cơ hội nhận miễn phí Voucher 100K cùng CareerViet.vn
Bạn đang băn khoăn vì vẫn chưa tìm được một công việc như ý và phù hợp với bản thân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng bỏ lỡ Minigame “Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới” cùng CareerViet.vn ngay hôm nay! Chỉ với 3 bước đơn giản để có cơ hội nhận được Voucher trị giá 100.000 VNĐ.
Tổng hợp 9 câu hỏi phỏng vấn chuyên môn Kiến trúc sư phổ biến nhất
Bạn đang tìm kiếm cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp kiến trúc? Hay bạn đơn giản là muốn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn chuyên môn sắp tới? Trong bài viết này, CareerViet sẽ tổng hợp 9 câu hỏi quan trọng mà bạn nên chuẩn bị kỹ càng để ‘tỏa sáng’ trong buổi phỏng vấn và củng cố vị trí của mình trong lĩnh vực kiến trúc đầy cạnh tranh. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu hỏi quyết định này và tạo nên bước đột phá trong sự nghiệp của bạn nhé!
COCC là gì? Làm thế nào để ứng xử khéo léo nơi công sở với COCC?
COCC là gì? Cách ứng xử khéo léo, tinh tế, lịch sự đối với COCC trong công sở. Tìm hiểu đặc điểm COCC trong môi trường làm việc đơn giản
Forwarder là gì? Công việc, vai trò, tầm quan trọng của Forwarder
Forwarder là gì? Tìm hiểu công việc, vai trò, tầm quan trọng của một forwarder - người đứng đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp nổi tiếng
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback