Quản lý nhân sự là gì? Tổng hợp kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả

Viewed: 6,621

Nguồn nhân lực được coi là lực lượng nòng cốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, quản lý nhân sự là bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp và nhà quản lý nào. Tham khảo bài viết dưới đây để quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn nhé.

Tìm hiểu chung và quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự là gì? 

Quản lý nhân sự là việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên con người của một tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý. Bộ phận nhân sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động sao cho phát huy tối đa nhân lực và đảm bảo sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là gì? (Nguồn: Internet)

Thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, giám sát và đánh giá nhân viên, nhà quản lý nhân sự giúp xây dựng một đội ngũ chất lượng, tạo nên khối sức mạnh hùng hậu, mang lại lợi ích hướng đến sự duy trì và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, công việc quản lý nhân sự đòi hỏi sự hiểu biết về con người, đặt con người là trung tâm của sự phát triển. 

Xem thêm:

Quản lý nhân sự lương bao nhiêu?

Theo khảo sát của trang VietnamSalary, trung bình mức thu nhập của quản lý nhân sự hiện nay khoảng từ 10 đến 16 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Tùy theo kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà mức lương có thể chênh lệch. Ngoài ra, để xác định chi tiết hơn mức lương gross - net, tham khảo tại CareerViet để tính toán một cách chính xác nhất.

Quản lý nhân sự học ngành gì?

Do đặc thù chuyên môn làm việc nhiều về con người nên học ngành quản trị nhân sự tại các trường đại học, cao đẳng sẽ là lợi thế giúp nhà quản lý nhân sự được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu chuyển nghề từ ngành khác, các khóa học đào tạo về quản lý nhân sự hiện nay cũng là lựa chọn hữu ích cho nhiều người.

Xem thêm:

Chức năng chính của nhà quản lý nhân sự 

Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu

Tuyển dụng ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp được xem là khâu quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự. Các bước tuyển dụng có thể thay đổi linh hoạt tùy theo vị trí tuyển dụng hay yêu cầu của doanh nghiệp tuy nhiên nhà quản lý nhân sự cần lên kế hoạch tuyển dụng bài bản để thu hút ứng viên tiềm năng. Tiếp đến, nhà quản lý sẽ phân bổ nhiệm vụ cho cấp dưới là người trực tiếp triển khai tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo trong sự giám sát của nhà quản lý.

Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp

Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp (Nguồn: Internet)

Quản lý hiệu suất công việc 

Sau khi tuyển dụng nhân sự thành công, việc quản lý hiệu suất công việc là bước quan trọng không thể thiếu trong vai trò của nhà quản lý nhân sự. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện quy trình quản lý hiệu suất bao gồm các bước: lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và tuyên dương, khen thưởng. Quy trình này là sự phối hợp của nhiều phòng ban và các cấp khác nhau. Tuy nhiên, quản lý hiệu suất thành công xuất phát chính từ đóng góp của bộ phận nhân sự mà trong đó người đứng đầu là nhà quản lý nhân sự.

Thông qua việc đánh giá hiệu suất công việc của từng nhân viên, nhà quản lý nhân sự có thể nắm bắt được điểm mạnh, yếu của mỗi người để từ đó giúp nhân viên cải thiện và hoàn thành công việc tốt hơn. Đồng thời, nhà quản lý có thể phân loại được năng lực, thái độ của mỗi nhân viên để loại bỏ nhân viên thiếu ý chí nỗ lực, cố gắng.

Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhà quản lý nhân sự là xây dựng kế hoạch chi tiết về ngân sách, thời gian, nội dung đào tạo và đối tượng tham gia. Để từ đây, thông qua các khóa đào tạo về chuyên môn và kỹ năng, nhân viên không chỉ cải thiện hiệu quả công việc, gia tăng năng suất lao động mà còn gắn kết, phối hợp làm việc với nhau tốt hơn.

Lên kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực

Sự thiếu ổn định nhân sự là vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào. Với những tình huống này, nhà quản lý nhân sự đảm nhận vai trò lập kế hoạch dự phòng, đặc biệt là trường hợp nhân viên nghỉ đột ngột. Hơn nữa, với các vị trí cấp cao trong ban lãnh đạo, việc chuẩn bị ứng viên dự phòng càng quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Tuy nhiên, để hạn chế những tình huống này xảy ra, nhà quản lý nhân sự luôn chú trọng từ khâu tuyển dụng đến quản lý, đào tạo để duy trì sự gắn bó lâu dài của nhân viên.

Quyền lợi và phúc lợi 

Chế độ đãi ngộ tốt chính là chìa khóa quan trọng giúp giữ chân và tạo động lực cho nhân viên trong công việc. Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi nhà quản lý nhân sự phân bổ quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên là đảm bảo công bằng và minh bạch. Công bằng trong chế độ lương thưởng để thu hút nhân tài. Minh bạch khi đặt ra tiêu chuẩn khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên. Các quyền lợi khác như thời gian làm việc, bảo hiểm, thai sản… cũng là yếu tố quan trọng mà nhà quản lý không nên xem nhẹ.

Hệ thống lại thông tin nguồn nhân lực

Với số lượng nhân viên lớn, nhiều phòng ban và trách nhiệm khác nhau, nhà quản lý nhân sự cần xây dựng hệ thống thông tin nguồn nhân lực một cách bài bản để phục vụ cho việc theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc. Một hệ thống thông tin nhân lực hoàn chỉnh sẽ giúp quản lý nhanh chóng và hiệu quả. Cũng nhờ đó, nhà quản lý nhân sự có thể đánh giá năng lực của nhân viên để đề xuất phương án và chiến lược thay đổi hợp lý.

Hệ thống thông tin nguồn nhân lực

Hệ thống thông tin nguồn nhân lực (Nguồn: Internet)

Đánh giá dữ liệu nhân sự

Trong thời đại công nghệ 4.0 và sự bùng nổ của Covid-19, xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Khi dữ liệu nhân viên được đưa lên nền tảng số, nhà quản lý nhân sự dễ dàng giám sát và đánh giá nhân viên mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ vậy, với nhiều phần mềm thông minh hiện nay, các số liệu, báo cáo được phân tích giúp nhà quản lý nhân sự đưa ra quyết định sáng suốt hơn, xây dựng chiến lược đúng đắn và thậm chí có thể đưa ra dự báo trong tương lai.

Xem thêm:

Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả

Bước 1: Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự chi tiết

Một hệ thống thông tin nhân sự đầy đủ là công cụ hữu ích phục vụ cho quá trình theo dõi, đánh giá hiệu suất nhân viên cũng như để bất cứ trường hợp nào cần thì có thể lấy dữ liệu nhanh chóng nhất. Do đó, một hệ thống chi tiết cần các thông tin sau:

  • Thông tin cơ bản về nhân sự: Xây dựng bảng thông tin nhân sự phân theo các phòng ban với các thông tin cá nhân như: họ tên, giới tính, ngày sinh, quê quán, chức vụ…
  • Hồ sơ tuyển dụng: Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ ứng tuyển và hồ sơ tiềm năng để có thể tuyển chọn ứng viên phù hợp yêu cầu tuyển dụng sau này.
  • Bảng đánh giá hiệu suất công việc: Lưu trữ quá trình làm việc, thành tích đạt được và điểm cần khắc phục để đưa ra chính sách khen thưởng cũng như chiến lược nhân sự phù hợp để nâng cao chất lượng nhân sự.
  • Bảng theo dõi lương thưởng: Nắm bắt mức lương của nhân viên để từ đó có thể điều chỉnh phù hợp với từng vị trí và đóng góp cống hiến của nhân viên.

Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Để thu hút ứng viên tài năng và kiểm soát nhân sự, nhà quản lý cần xây dựng một quy trình chuyên nghiệp, hiệu quả. Mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có một quy trình khác nhau nhưng nhìn chung, nhà quản lý nên lưu ý một số điểm sau:

Bước 3: Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho nhân sự

Một bản mô tả công việc rõ ràng sẽ giúp nhân sự xác định khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao. Đồng thời, nhân viên giữa các phòng ban không bị chồng chéo các công việc với nhau mà vẫn đảm bảo thực hiện đủ các đầu việc cần làm. Nhờ đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất nhân viên một cách dễ dàng và chính xác hơn. 

Để xây dựng bản mô tả công việc chi tiết, nhà quản lý cần dựa trên năng lực của nhân viên để phân công nhiệm vụ hợp lý giúp nhân viên phát huy tối đa điểm mạnh, mang lại kết quả công việc tốt nhất.

Bước 4: Đưa ra mục tiêu làm việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích của nhân sự

Mục tiêu là kim chỉ nam định hướng hoạt động của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy từng cá nhân nỗ lực đạt được nhằm hướng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu càng rõ ràng, thực tế, khả năng đạt được càng cao, thành công càng lớn. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thành tích  hợp lý để nhân viên dựa vào đó cố gắng thực hiện.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân sự

Mỗi phòng ban nên lập bảng đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân sự với các tiêu chí đã đề ra theo từng giai đoạn cụ thể (tháng, quý, năm…). Việc đánh giá thường kỳ đem lại cái nhìn bao quát về năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó có những chính sách khen thưởng, cải thiện điểm yếu kém, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, công ty ngày càng phát triển hơn.

Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự

Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm nhân sự tại CareerViet

Ngày nay, với nguồn nhân lực lớn trên thị trường, cơ hội làm việc ngành nhân sự ngày càng cạnh tranh. Đặc biệt, với sinh viên mới tốt nghiệp, cơ hội tìm kiếm việc làm lại càng khó khăn. Tuy nhiên, đến với CareerViet , có hàng trăm vị trí tuyển dụng từ thực tập sinh, chuyên viên đến quản lý trong ngành nhân sự. Truy cập ngay CareerViet để cập nhật việc làm nhân sự hiện nay. Bên cạnh đó, bộ công cụ tiện ích Careermap.vn, CVhay.vn giúp ứng viên tìm kiếm lộ trình phát triển phù hợp cho bản thân và thiết kế CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng.

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây, CareerViet sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm thành công trong hành trình quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ hùng mạnh cho doanh nghiệp nhé!

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Dong Nai

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Salary : Competitive

Hai Duong | Ha Noi | Ho Chi Minh

Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)
Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Thai Nguyen

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Salary : 22 Mil - 35 Mil VND

Hung Yen | Ha Noi

Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Thai Nguyen | Hau Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Salary : 15 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi | North Central Coast

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Salary : 25 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 2,000 USD

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Salary : Up to 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback