Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 29,127
Sơ đồ tư duy là cụm từ không còn quá xa lạ đối với học sinh, sinh viên, giáo viên và những người làm công việc văn phòng. Có thể nói, đây được xem là “công cụ” giúp việc ghi nhớ được hiệu quả và tối ưu hơn. Vậy, sơ đồ tư duy là gì? Làm thế nào để vẽ sơ đồ này một cách chính xác và sáng tạo? Cùng khám phá câu trả lời với CareerViet thông qua bài viết bên dưới đây.
Xem thêm: Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats)
Sơ đồ tư duy là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, sơ đồ tư duy là một dạng hình ảnh trực quan dùng để biểu diễn các khái niệm, định nghĩa, nhiệm vụ hoặc các mục được liên kết với nhau dựa trên khái niệm tổng quát hoặc chủ đề cụ thể.
Sơ đồ tư duy không chú trọng đến cách ghi chú theo mẫu bố cục hàng ngang truyền thống, ngược lại còn cho phép người dùng tự do sáng tạo theo cách riêng. Qua đó, những ghi chú đơn điệu sẽ được thể hiện thành “bức tranh” đẹp đẽ, đầy màu sắc và không kém phần logic, chặt chẽ. Vậy nên, sơ đồ tư duy giúp cho người vẽ dễ ghi nhớ và tổng quát vấn đề hơn.
Xem thêm: Tư duy trong chọn lựa sự nghiệp - bạn đã có chưa?
Sơ đồ tư duy là gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc (Nguồn: Internet)
Ngoài quan tâm đến định nghĩa sơ đồ tư duy là gì, đây cũng là một trong những phương pháp rèn luyện tư duy, vậy lợi ích thực sự của công cụ này là gì?Lợi ích trong học tập, công việc
Xem thêm: Nhà lãnh đạo tài ba: “Suy nghĩ bao quát nhưng vẫn chi tiết”
Xem thêm: Các cách để tư duy ''bên ngoài chiếc hộp''
Sơ đồ tư duy giúp việc tiếp nhận nội dung của bài học một cách chính xác, tổng quan hơn (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Dạy văn bằng bản đồ tư duy
Sơ đồ tư duy giúp việc ghi nhớ, gợi nhớ được lâu dài và hiệu quả (Nguồn: Internet)
Ngoài việc tìm hiểu sơ đồ tư duy là gì, bạn cũng nên quan tâm đến những nguyên tắc khi xây dựng sơ đồ này để việc sử dụng công cụ này phục vụ cho học tập và làm việc được hiệu quả hơn.
Ý chính là chủ đề chính của sơ đồ tư duy. Đây là từ khóa chính để bạn bắt đầu triển khai các “nhánh con” cho sơ đồ. Do vậy, trước hết, bạn cần chú ý xác định ý chính một cách rõ ràng, đặt nội dung này ở vị trí trung tâm của sơ đồ để kích thích sự liên tưởng, tạo những mối quan hệ cho các ý phụ tốt hơn.
Từ vị trí của ý chính, bạn tiến hành phác họa các nhánh phụ chứa thông tin phù hợp. Một trong những ưu điểm nổi bật khi sử dụng sơ đồ tư duy là số nhánh phụ không bị hạn chế. Bạn có thể thoải mái tự do thêm thắt từng nhánh sao cho phù hợp để làm nổi bật ý chính.
Xem thêm: Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết vấn đề
Từ ý chính để phác họa các nhánh phụ chứa thông tin phù hợp (Nguồn: Internet)
Nguyên tắc quan trọng bạn cần ghi nhớ khi xây dựng một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh đó là sử dụng và lồng ghép các từ khóa chính có mối liên kết trực tiếp với chủ đề. Đồng thời, mỗi nhánh phụ từ ý chính cũng cần phải có keyword đi kèm với nhãn riêng để phân loại từng nhánh, giúp cho việc đọc hiểu sơ đồ tư duy trở nên dễ dàng hơn.
Bạn cũng nên chia màu khác nhau cho các nhánh trong sơ đồ tư duy bởi tư duy não bộ dựa trên sự mã hóa màu sắc. Việc sử dụng màu sắc khác nhau để đánh dấu các nhánh giúp cho việc xử lý thông tin, phân loại, phân tích và tổng hợp dữ liệu của bộ não trở nên đơn giản hơn.
Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung trong sơ đồ tư duy là một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ khi vẽ sơ đồ. Thực tế, hình ảnh được biết đến là công cụ giúp truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đến đối tượng tiếp cận. Khi nhìn thấy hình ảnh, não bộ sẽ có xu hướng xử lý và phân tích dữ liệu có được nhanh hơn bình thường.
Xem thêm:
Dùng hình ảnh minh họa để trang trí và giúp cho việc ghi nhớ được hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Bên cạnh việc tìm hiểu sơ đồ tư duy là gì, một số người cũng tìm kiếm thông tin về những dạng sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay.
Nhắc đến các dạng sơ đồ tư duy phổ biến không thể nào không kể đến sơ đồ tư duy mạng nhện. Bằng cách sử dụng màu sắc, hình ảnh một cách sáng tạo cùng không gian tự do để phân tích các chủ đề phức tạp trở nên đơn giản, kiểu sơ đồ này cho bạn cái nhìn tổng quan về các thông tin cần ghi nhớ theo một cách sắp xếp vô cùng dễ hiểu.
Kiểu sơ đồ mạng nhện cho bạn cái nhìn tổng quan về các thông tin cần ghi nhớ theo một cách sắp xếp vô cùng dễ hiểu (Nguồn: Internet)
Trong trường hợp, bạn cần ghi nhớ rất nhiều dữ liệu và gặp phải khó khăn trong việc trình bày các thông tin theo một trình tự nhất định thì hãy sử dụng sơ đồ tư duy dạng quy trình (Flow Map). Kiểu sơ đồ này được thiết kế theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều được. Việc xây dựng thống nhất theo một quy trình như vậy sẽ giúp não bộ tiếp thu thông tin hiệu quả hơn.
Kiểu sơ đồ quy trình này được thiết kế theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều được (Nguồn: Internet)
Circle Map hay còn gọi là sơ đồ tư duy vòng tròn là dạng sơ đồ bao gồm một vòng tròn nhỏ nằm bên trong và một vòng tròn có kích thước lớn hơn bao bọc bên ngoài. Trong đó, vòng tròn nhỏ sẽ chứa ý tưởng trung tâm hoặc chủ đề chính của sơ đồ. Vòng tròn lớn sẽ gồm các ý bổ trợ, ý phụ để giải thích cho chủ đều chính. Circle Map giúp người đọc sơ đồ có thể brainstorm một ý tưởng nào đó bằng cách sử dụng các thông tin đã được cung cấp. Điều này giúp cho việc gợi nhớ các kiến thức đã học được trở nên có hiệu quả hơn.
Circle Map giúp người đọc sơ đồ có thể brainstorm một ý tưởng nào đó bằng cách sử dụng các thông tin đã biết được trước đó (Nguồn: Internet)
Kiểu sơ đồ tư duy hệ thống được biết đến là mẫu sơ đồ có hình thức phức tạp nhất. Đây là dạng sơ đồ cho phép bạn hệ thống lại thông tin một cách linh hoạt khi muốn phân tích từng phần của một khái niệm cụ thể nào đó cũng như tạo sự kết nối giữa các khái niệm với nhau.
Kiểu sơ đồ tư duy hệ thống được biết đến là mẫu sơ đồ có hình thức phức tạp nhất (Nguồn: Internet)
Sơ đồ tư duy cây hay Treemap được thiết kế có hình dáng giống như một cái cây. Treemap không giới hạn về số lượng nhánh xuất hiện nên bạn có thể tự do liệt kê thoải mái tùy theo nội dung cho đến khi thông tin được truyền đạt đầy đủ. Loại sơ đồ này được các em học sinh, sinh viên sử dụng rất phổ biến khá phổ biến trong học tập nhằm mục đích hệ thống lại lượng kiến thức đã học một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
Xem thêm:
Treemap không giới hạn về số lượng nhánh xuất hiện nên bạn có thể tự do liệt kê thoải mái tùy theo nội dung (Nguồn: Internet)
Sau khi đã biết được rõ ràng khái niệm sơ đồ tư duy là gì, bạn cũng cần tìm hiểu cách tạo được một sơ đồ tư duy đầy đủ thông tin nhanh chóng. Dưới đây là 7 bước cơ bản để vẽ sơ đồ tư duy.
Như đã đề cập, việc xác định chủ đề, từ khóa chính của sơ đồ cần phải được quan tâm hàng đầu. Có như vậy, việc triển khai nội dung sau đó mới được đơn giản hóa hơn.
Dựa theo ý tưởng phác họa cho chủ đề trung tâm, bạn tiến hành lựa chọn dạng sơ đồ tư duy tối ưu nhất, giúp thể hiện một cách rõ ràng từ ý phụ cho ý chính để việc đọc hiểu sơ đồ được hiệu quả hơn.
Sau khi đã xác định được chủ đề chính, bạn tiến hành vẽ nhánh chính - nhánh 1 ở vị trí trung tâm và trang trí thật nổi bật để “highlight” khu vực này lên, giúp người đọc phân biệt được đâu là ý chính, đâu là ý phụ.
Vẽ nhánh chính cho sơ đồ tư duy tại vị trí trung tâm (Nguồn: Internet)
Tiếp đến, từ nhánh chính, bạn vẽ các nhánh phụ (nhánh cấp 2, nhánh cấp 3) chứa các thông tin có sự liên với kết với ý chính cho đến khi nội dung được thể hiện một cách chi tiết và đầy đủ.
Sau khi đã phác họa được hình dạng của sơ đồ tư duy, bạn cần dành thời gian xem xét, kiểm tra lại từng nhánh phụ và có sự điều chỉnh phù hợp (nếu cần thiết) để hạn chế sự dài dòng và rườm rà có thể có của sơ đồ.
Để sơ đồ tư duy được thể hiện rõ ràng, sinh động hơn thì bạn hãy thỏa sức sáng tạo, bổ sung thêm các màu sắc cho từng nhánh trong sơ đồ. Đối với chủ đề chính thì nên sử dụng gam màu đậm nhất, còn các nhánh phụ còn lại thì sử dụng tone màu nhạt hơn để đánh dấu và phân biệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh minh họa cũng được khuyến khích để giúp cho việc ghi nhớ được lâu hơn.
Tô màu để phân biệt nhánh chính, nhánh phụ (Nguồn: Internet)
Ngoài tìm kiếm thông tin liên quan đến định nghĩa sơ đồ tư duy là gì, phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ miễn phí cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Phần mềm X-mind tích hợp nhiều chức năng giúp việc xây dựng sơ đồ tư duy trở nên chuyên nghiệp hơn (Nguồn: Internet)
Dưới đây là một số hình ảnh sơ đồ tư duy vẽ tay đẹp mắt, sáng tạo mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho sơ đồ của mình.
Kiểu sơ đồ tư duy vẽ tay có hình ảnh minh họa đẹp mắt (Nguồn: Internet)
Sơ đồ tư duy được dùng để ghi nhớ từ vựng (Nguồn: Internet)
Sơ đồ tư duy được sử dụng như một phương tiện giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của não bộ. Phương pháp này là cách thức sáng tạo và hữu hiệu để ghi nhớ, tổng hợp thông tin chi tiết dạng sơ đồ có phân nhánh.
Sơ đồ tư duy là gì? Đây là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin, đồng thời, hệ thống hóa các dạng thông tin đã tiếp nhận để việc ghi nhớ được hiệu quả hơn.
Trên đây là các thông tin về sơ đồ tư duy là gì cũng như các bước xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích để có thể thành thạo hơn khi vẽ sơ đồ tư duy, giúp ích cho việc ghi nhớ và gợi nhớ thông tin. Đừng quên truy cập CareerViet cùng CVHay để cập nhật nhiều thông tin cách làm CV ấn tượng với các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như hoạch định cho mình một lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn phù hợp nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | An Khang tuyển dụng | Tìm việc làm ở Quận 8 Tạ Quang Bửu | Việc làm tại nhà TPHCM
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function