Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 68,171
Sinh viên Học viện Quân y |
Mỗi mùa thi đến, rất nhiều học sinh đã lựa chọn “bộ đội” làm nghề tương lai cho mình bằng cách đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trong quân đội. Vậy các trường ĐH, CĐ trong quân đội tuyển sinh như thế nào? Gồm những ngành gì? Ra trường công tác ở đâu? Đây là những câu hỏi được đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh của các thí sinh có ý định theo đuổi con đường “binh nghiệp”.
Ngành gì? Tuyển sinh như thế nào?
Hệ thống nhà trường trong quân đội là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ sĩ quan, cán bộ phục vụ trong lĩnh vực quân sự. Các trường ĐH, CĐ trong quân đội và các chuyên ngành tuyển sinh đều được thể hiện chi tiết trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh và chủ yếu chỉ tuyển nam, rất ít ngành tuyển nữ.
Là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, hàng năm các trường ĐH, CĐ trong quân đội vẫn tổ chức thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT và đều có nhiều chuyên ngành để các bạn có ý định dự thi theo các khối thi lựa chọn. Ở các trường ĐH, CĐ bên ngoài, thí sinh chỉ cần nộp hồ sơ dự thi theo chuyên ngành mình chọn thì ở các trường ĐH, CĐ trong quân đội, thí sinh phải có sức khỏe tốt, có lý lịch rõ ràng và phải trải qua các vòng sơ tuyển theo quy định. Nếu vượt qua được các vòng sơ tuyển đó, thí sinh mới đủ điều kiện dự thi. Cũng giống như những trường ĐH, CĐ bên ngoài, các trường ĐH, CĐ trong quân đội có nhiều chuyên ngành và thi theo khối A, B, C, D… Nếu thí sinh có nguyện vọng trở thành người sĩ quan chỉ huy thì có thể đăng ký dự thi vào Trường Sĩ quan Lục quân I (hoặc II). Nếu ước mơ trở thành người cán bộ chính trị, bạn sẽ đăng kí dự thi vào Học viện Chính trị Quân sự. Muốn trở thành bác sĩ thì thi Học viện Quân y, muốn trở thành kỹ sư thì đã có Học viện Kỹ thuật Quân sự hay Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Thông tin. Nếu yêu biển, muốn khám phá đại dương thì bạn có thể thi vào Học viện Hải quân…
Học gì? Công tác ở đâu?
Sau khi dự thi, nếu trúng tuyển, sinh viên sẽ có mọt thời gian khoảng 6 tháng để làm quen, hòa nhập vào môi trường quân sự mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “tạo nguồn”. Ở giai đoạn này, thí sinh bắt đầu làm quen với lăn, lê, bò, trườn; với đi đều, với các cách sử dụng các loại vũ khí trang bị… Tạo nguồn xong, sinh viên sẽ được chuyển sang học các kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.
Để đào tạo ra những người sĩ quan có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới, các trường ĐH, CĐ trong quân đội luôn chú trọng yếu tố toàn diện để đào tạo ra những người cán bộ, sĩ quan “vừa hồng vừa chuyên”. Ngoài những kiến thức đại cương như các trường ĐH, CĐ dân sự, sinh viên các trường ĐH, CĐ trong quân đội sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành về khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có những môn học đặc thù mà các trường ĐH, CĐ bên ngoài không có như môn công tác Đảng, công tác chính trị… Trong suốt quá trình học tập, sinh viên sẽ được đảm bảo chỗ ở, ăn uống đầy đủ và được nhận phụ cấp hàng tháng.
Lương: nằm trong nhóm cao nhất
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các thí sinh là mức lương và việc làm sau này. Sau khi tốt nghiệp trở thành những người sĩ quan, họ sẽ được bố trí công tác trong các đơn vị quân đội và được hưởng lương theo quân hàm. Trong hệ thống thang lương của Nhà nước, hệ thống lương của lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng nằm trong nhóm cao nhất. Ngoài lương, còn có các khoản thu nhập khác như tiền trách nhiệm, phần trăm thâm niên công tác.
Để hiện thực hóa ước mơ trở thành “anh bộ đội” lấy “binh” làm “nghiệp” tương lai cho mình đòi hỏi các thí sinh phải có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, phải có học lực khá và phải thực sự yêu nghề.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Giáo dục
Please sign in to perform this function