Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 18,187
Bạn có một cuộc phỏng vấn việc làm. Bạn đang thể hiện rất tốt, trả lời chính xác một số câu hỏi. Bạn hăng hái, lạc quan, tự tin. Lúc đó người phỏng vấn hỏi “Vì sao bạn lại nghỉ việc?”
Bạn hình dung ra ngay đến ông chủ trước đây của bạn, mặt bạn đỏ bừng và tức lên, trong đầu bạn nảy ra những ý nghĩ rằng “Ông ta chẳng khác nào một kẻ ngu đần, ích kỷ!” Bạn muốn trút bỏ hết những thất vọng trong bạn và kể hết sự thật cho người phỏng vấn biết vì sao bạn rời bỏ công việc cũ, nhưng bạn do dự, nghĩ rằng chính sách tốt nhất lúc này là phải “lương thiện”.
Không phải cách tốt để giới thiệu về chính bạn giống như là một người hay rên rỉ, phàn nàn về công việc và nói xấu ông chủ cũ của bạn. Thậm chí nếu bạn nghỉ việc vì ông chủ của bạn là một người vô cùng ích kỷ, xấu xa, là người chỉ biết giao cho bạn những công việc nặng nhọc, dùng những từ nặng lời để chỉ trích bạn trước mặt người khác, đầu độc cây cảnh trên bàn làm việc của bạn,… đừng nói những điều đó ra, đừng nói bất cứ điều xấu nào về ông ta/cô ta trong lúc phỏng vấn.
Nếu bạn nói ra hết những điều xấu về sếp cũ, thì người phỏng vấn sẽ nghĩ bạn có vấn đề nghiêm trọng với sếp cũ, không có khả năng cộng tác tốt với người khác, thành kiến và để bụng. Cuối cùng, như một cảm giác tự nhiên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đồng nhất hóa về vịêc nói xấu chủ cũ cũng không khác nào bạn đang nói xấu chính bạn. Và không thể nào chấp nhận một nhân viên xấu vô làm việc được. Đó không phải là cách tốt nhất để họ tin tưởng, kỳ vọng vào bạn dù những gì bạn nói lên đều là sự thật.
Vì vậy, thay vì nói “Ông chủ trước kia của tôi là một gã kém cỏi, ngu ngốc”, bằng cách lựa chọn một trong những phương án trả lời hữu hiệu sau đây:
“Sếp cũ của tôi và cả tôi đều đồng ý rằng, cơ hội thăng tiến của tôi đã bị hạn chế ở đó và việc tìm kiếm một vị trí khác là một sự lựa chọn tốt nhất cho tôi và cho những mục tiêu sự nghiệp của tôi.” Theo sau đó, bạn nên chuẩn bị những phương án để trả lời, vì có thể người phỏng vấn sẽ hỏi rằng “Đâu là những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn?
“Tôi muốn có nhiều sự thử thách hơn”. Đây là một cách nói hay để che giấu sự chán nản bởi công việc cũ đang tồn tại trong tâm trí bạn. Theo sau đó, hãy chuẩn bị những hiểu biết và khả năng nhạy bén để nói về sự mong muốn có được những thách thức có liên quan đến vị trí làm việc mới mà bạn đang ứng tuyển.
“Những mục tiêu sự nghiệp của tôi đã thay đổi.” Đây là một câu trả lời tuyệt vời nếu bạn đang đi vào một lĩnh vực mới. Tuy nhiên, nhiều công ty muốn những người có thể đáp ứng cho công việc của họ bằng những kinh nghiệm làm việc chính xác ở vị trí đó, vì vậy hãy chuẩn bị để giải thích những kinh nghiệm đã có của bạn làm sao cho bạn trở thành một ứng viên tốt, phù hợp với công việc mới này.
Sự trung thực là cần thiết đối với một ứng viên xin việc, nhưng đôi khi, trong một số trường hợp đặc biệt nếu trung thực những điều không nên như câu hỏi trên của nhà tuyển dụng thì sẽ bất lợi cho bạn. Nó biến bạn trở thành một người cứng nhắc, không có sự nhạy bén và mềm dẻo trong công việc. Tốt nhất là ứng biến thế nào cho có lợi cả đôi bên. Nói dối khi cần thiết và không gây ra tác hại.
Source: HRvietnam
Please sign in to perform this function