Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,710
Khi nền kinh tế ngày càng suy yếu và các công ty đang nỗ lực cắt giảm ngân sách thì những vị trí cho giám đốc điều hành hoặc quản lý thực sự dễ bị lung lay hơn bao giờ hết.
Việc chen chân để có một chỗ đứng trên thị trường nghề nghiệp hiện nay khó khăn hơn nhiều so với những năm trước đây. Bởi thời kỳ khủng hoảng, rất nhiều nhân viên bị sa thải hoặc cắt giảm việc làm, ngay cả những ứng viên giỏi kỹ năng và giàu kinh nghiệm. Chính vì thế, khi muốn xin việc ở vị trí điều hành thì bạn cần phải có những công cụ và chiến lược cần thiết để có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh.
Trong cuốn sách "Executive''s Pocket Guide to ROI Résumés and Job Search", Louise Kursmark và Jan Melnik, đã đưa ra một số công cụ giúp những người có tham vọng xin vào vị trí điều hành đạt được mong muốn của mình.
1. Một bài PR bản thân
Một bài nói tự PR là một bản tóm tắt khoảng 30 giây giới thiệu về bản thân
Theo Kursmark and Melnik, những người tìm việc phải thể hiện được 4 yếu tố chính trong bài giới thiệu của mình bao gồm: Họ là ai, họ làm gì, họ đang tìm kiếm gì và những thông tin chính khác có liên quan đến kinh nghiệm hoặc mục tiêu công việc.
Để nắm được cách phát triển công cụ này, điều quan trọng đối với những người tìm việc là phải biết được khi nào đưa chúng ra sử dụng. Quy luật chung cho tất cả mọi người là hãy chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu ngắn gọn bởi chúng sẽ rất có ích khi bạn tham gia vào các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ và các hiệp hội… tất cả những cơ hội mà bạn có thể thể hiện khả năng nói của mình.
2. Các mối quan hệ
Mối quan hệ là chìa khóa để tìm kiếm việc mới một cách nhanh chóng và điều đó giải thích tại sao việc có một kế hoạch để phát triển nó thực sự rất quan trọng.
Trước mắt, những người tìm việc phải đặt ra cho mình câu hỏi xem bạn đang muốn xin vào lĩnh vực nào, các mối quan hệ vốn có và sẽ xây dựng? Bạn có thể phát triển những kỹ năng của mình ở đâu? Những ai trong số những người bạn quen biết quan tâm đến kinh nghiệm và năng lực quản lý của bạn?
Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết được đối tượng mình cần tạo mối quan hệ rồi xây dựng và phát triển chúng.
3. Những dữ liệu nổi bật về kỹ năng lãnh đạo
Một bản dữ liệu từ một đến hai trang là công cụ tương đối mới mà những ứng viên có thể sử dụng để tiếp thị hiệu quả hơn những thành quả và kinh nghiệm lãnh đạo của mình. Cụ thể, nó liệt kê ra từ 3 đến 5 câu chuyện về công việc trong đó miêu tả một tình huống khó khăn và cách mà bạn đã giải quyết vấn đề và đạt kết quả như thế nào. Theo đó, những câu chuyện này sẽ phản ánh đúng những gì mà ứng viên mong muốn đóng góp cho vị trí mới.
Sau khi đã phác thảo một bản dữ liệu này, bạn có thể sử dụng chúng theo nhiều cách. Bạn có thể gửi chúng sau mỗi cuộc phỏng vấn, mỗi cuộc gặp, hoặc đính kèm theo CV và thư xin việc.
4. Một tiểu sử chuyên nghiệp
Tiểu sử là công cụ cung cấp thông tin cụ thể và phong phú hơn về ứng viên (đó có thể là các website cá nhân). Đối với nhà tuyển dụng, chúng được sử dụng như là một công cụ phụ trợ để tìm kiếm ứng viên cho tổ chức.
5. Một bản tóm tắt về mục tiêu công việc
Công cụ này giúp ứng viên nhận ra đúng công ty và lĩnh vực mình quan tâm. Nó thường được sử dụng trong các cuộc gặp, nơi mà bạn có thể chia sẻ với những người bạn quen biết làm trong lĩnh vực này.
Mặc dù tất cả những công cụ tìm việc trên đều rất có ích cho những ứng viên, nhưng Kursmark and Melnik vẫn khuyên rằng, bạn không nên cung cấp quá nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng mà "hãy lựa chọn cẩn thận và đưa ra một vài điểm chính khơi gợi sự quan tâm của nhà tuyển dụng về những khả năng của bạn".
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này