Cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Lượt xem: 117,752

Bước vào phòng phỏng vấn, điều đầu tiên bạn cần làm là giới thiệu bản thân một cách ấn tượng để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không chỉ đơn thuần là nêu tên tuổi, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện cá tính, năng lực và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu cách giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

Vì sao nên giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân nhằm mục đích nắm được những thông tin cá nhân cũng như ưu nhược điểm của ứng viên. 

Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có thể giúp nhà tuyển dụng quan sát được thái độ, phong thái khi phát biểu và mức độ tự tin của ứng viên. Ngoài ra, ứng viên giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cũng có những ưu điểm như: 

Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Bắt đầu bằng cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một bước quan trọng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Một lời chào hỏi lịch sự, kết hợp với việc giới thiệu khái quát về bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn, từ đó tạo động lực để họ muốn tìm hiểu thêm về bạn trong phần tiếp theo của buổi phỏng vấn.

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn rất quan trọng
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn rất quan trọng

Tâm lý thoải mái và gia tăng sự tự tin

Hồi hộp và lo lắng là điều dễ hiểu khi tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách trôi chảy sẽ giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh và tự tin hơn. Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong suốt buổi phỏng vấn, đặc biệt là ở những phần tiếp theo.

Tạo nét riêng biệt so với ứng viên khác

Phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không chỉ là nghi thức, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện điểm mạnh và sự khác biệt của mình so với các ứng viên khác. Ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không.

Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn thể hiện bản thân một cách tốt nhất
Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn thể hiện bản thân một cách tốt nhất

Bài giới thiệu bản thân cơ bản gồm những nội dung gì?

Trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, nhiều ứng viên vẫn còn rất “ngây thơ” khi đưa ra một phát biểu dài về tiểu sử của mình, cấp 3 học trường nào, gia đình có bao nhiêu người, sở thích là gì?... Đó không phải là câu trả lời nhà tuyển dụng muốn được nghe.  Cái nhà tuyển dụng cần là những kinh nghiệm bạn có, điểm mạnh của bạn và một thái độ tự tin, chuyên nghiệp.     

Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội 

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn nên có lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn được tham gia buổi phỏng vấn này.

Giới thiệu về bản thân 

Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần ngắn gọn súc tích nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ hai thông tin cơ bản là họ tên và tuổi trước khi giới thiệu đến kỹ năng, học vấn và những yếu tố khác. Khi giới thiệu tên tuổi sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xưng hô với bạn hơn. 

Những việc này bạn có thể chuẩn bị và tập luyện trước ở nhà để bài giới thiệu được suôn sẻ và trở nên ấn tượng hơn. Hãy mô tả bản thân một cách ngắn gọn, súc tích và sáng tạo. Đảm bảo bạn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức.

Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng trước khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng trước khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Giới thiệu chuyên môn và trình độ học vấn

Những thông tin về trình độ học vấn và chuyên môn của bạn đã được đề cập trong CV. Tuy nhiên, trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn vẫn nên nhắc lại thông tin này như một sự gợi lại giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn đến thông tin của bạn. Giới thiệu trình độ học vấn cũng là một cơ hội giúp bạn thể hiện điểm mạnh và trình độ chuyên môn của mình.  

Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc 

Trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kinh nghiệm làm việc, vì vậy hãy chọn lọc những kinh nghiệm có liên quan và hỗ trợ được cho vị trí công việc ứng tuyển. Hạn chế việc trình bày tất cả, điều đó sẽ làm loãng thông tin truyền đạt. Giảm sự nắm bắt thông tin của nhà tuyển dụng. 

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hãy tự tin kể về những hoạt động tình nguyện hay hoạt động xã hội mà mình đã từng tham gia. Từ những hoạt động đó, bạn đã rút ra những kinh nghiệm và bài học gì có thể áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này thể hiện được bạn là người chịu khó học hỏi và tận tâm với những hoạt động chung.

Hãy chú ý nhấn mạnh những kinh nghiệm, bài học có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn và đặc biệt là luôn giữ phong thái tự tin, tránh hồi hộp, lo lắng để tạo sự nổi bật của mình. 

Giới thiệu kinh nghiệm làm việc có liên quan sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin của bạn nhanh chóng
Giới thiệu kinh nghiệm làm việc có liên quan sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin của bạn nhanh chóng

Sơ lược về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 

Bạn cần hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để trình bày thật ngắn gọn và cụ thể trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Việc trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được tiềm năng và những hạn chế của bạn. 

Xem bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không. Đây được xem là phần khá cần thiết cho những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và đánh giá khách quan hơn về mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển cũng như văn hóa tại công ty. 

Nói sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn 

Việc sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty không. Vì vậy đây là phần mà nhà tuyển dụng khá quan tâm và mong muốn được nghe trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. 

Ngoài ra, nói về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn còn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn với những hoạch định trong tương lai. 

Nói sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Nói sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Nguyện vọng, mong muốn cho vị trí việc làm 

Thông qua những nguyện vọng, mong muốn về vị trí việc làm, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chọn lựa ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Vì vậy, bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy những nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được tuyển dụng và làm việc tại công ty lâu dài. 

Ngoài ra, bên cạnh việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể đặt những câu hỏi về các khóa đào tạo chuyên sâu, về việc học thêm các kỹ năng khác để phục vụ công việc... Hầu như những mong muốn này được rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao. 

Lời cảm ơn trước khi kết thúc phần giới thiệu 

Trước khi kết thúc phần giới thiệu về bản thân, một lời cảm ơn sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn hãy gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn. 

Với cách này, bạn vừa có phần kết thúc phần giới thiệu bản thân một cách lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn trước khi kết thúc phần giới thiệu bản thân của mình nhé. 

Đừng quên nói lời cảm ơn với nhà tuyển dụng trước khi kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Đừng quên nói lời cảm ơn với nhà tuyển dụng trước khi kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Nên chuẩn bị những gì trước buổi phỏng vấn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? 

Mẫu CV giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt/ tiếng Anh 

Bạn nên chuẩn bị một bản CV tiếng Việt/ tiếng Anh tùy thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong CV sẽ có đầy đủ những thông tin như tên tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn, địa chỉ liên lạc,... 

Đây là một trong những bước quan trọng quyết định bạn có được tham gia buổi phỏng vấn hay không. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV của CareerViet để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn nhé.

Thông tin công ty 

Ngoài tìm hiểu về công việc ứng tuyển và chuẩn bị bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn cũng cần tìm hiểu về thông tin công ty nơi bạn ứng tuyển. Vì những nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng hỏi những câu về thông tin công ty để xem là ứng viên có tìm hiểu về nơi họ sẽ làm việc chưa. Những thông tin bạn cần tìm hiểu về công ty:

Thời gian thành lập

Sản phẩm công ty

Các hoạt động gần đây của công ty

Ban lãnh đạo công ty. 

Bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty như thời gian thành lập, sản phẩm của công ty,...
Bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty như thời gian thành lập, sản phẩm của công ty,...

Sự chuẩn bị tốt về tinh thần

Khi tham gia phỏng vấn, hãy giữ tinh thần thoải mái. Đừng tự tạo áp lực bản thân khi bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng, điều đó sẽ càng làm bạn bối rối và căng thẳng khi đối mặt với nhà tuyển dụng. 

Chính vì thế, bạn cần giữ một tinh thần thật tốt để có thể tự tin trình bày phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn của mình. Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự nổi bật và khác biệt của bạn. 

Trang phục lịch sự 

Đầu tiên bạn cần lựa chọn trang phục lịch sự cho buổi phỏng vấn. Vì ấn tượng đầu tiên trước khi bắt đầu bước vào buổi trò chuyện chính là tác phong bên ngoài. Lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn chính là tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là đã công tác nhiều năm trong nghề thì trang phục bạn nên lựa chọn trong buổi phỏng vấn là những bộ đồ thanh lịch, đơn giản, không ngắn quá, không sáng màu gây sự chú ý với người khác. Bạn có thể chọn cho mình một loại nước hoa dịu nhẹ giúp bạn tỏa sáng và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. 

Lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn chính là tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng
Lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn chính là tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng

Dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng 

Dù bắt đầu hay kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn hãy luôn gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Đây vừa là phép lịch sự, cũng thể hiện cho nhà tuyển dụng cảm nhận được sự tôn trọng từ ứng viên của mình. 

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho từng đối tượng

Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, đừng quên giới thiệu họ tên, tuổi và bí danh (nếu có). Tuy nhiên, bạn nên tập trung nhấn mạnh nền tảng học vấn và kỹ năng nổi bật của bản thân để gây ấn tượng ngay từ đầu.

Với những ứng viên mới ra trường, hãy tận dụng cơ hội này để chia sẻ thành tích, điểm mạnh và kinh nghiệm học hỏi từ các hoạt động xã hội hoặc tình nguyện. Hãy chỉ ra những trải nghiệm đó đã giúp bạn học hỏi và tích lũy được những gì.

Cuối cùng, hãy thể hiện định hướng nghề nghiệp rõ ràng và mục tiêu của bạn trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã suy nghĩ thấu đáo, có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng nỗ lực hết mình cho doanh nghiệp.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Đối với ứng viên có kinh nghiệm

Đối với những ứng viên có kinh nghiệm, việc trau chuốt cách giao tiếp, dẫn dắt và chủ động trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sẽ giúp tạo điểm cộng. Thay vì giới thiệu thông tin cá nhân trước, hãy bắt đầu câu chuyện bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong quá khứ. Để tạo sự thuyết phục, hãy chia sẻ chi tiết về những thành tích đáng chú ý, bao gồm:

Cách bạn được thăng chức trong quá trình làm việc.

Những dự án nổi bật đã hoàn thành.

Kỹ năng mới được xây dựng, những điểm yếu đã khắc phục.

Hãy đảm bảo những kinh nghiệm và thành tích của bạn phù hợp với vai trò công việc mà công ty đang tuyển dụng, đồng thời khớp với thông tin trong CV. Hãy chia sẻ ngắn gọn, đúng trọng tâm bằng văn nói, tránh nhắc lại máy móc. Cuối cùng, thể hiện rõ định hướng, tầm nhìn trong lĩnh vực ứng tuyển, đồng thời nhấn mạnh giá trị thực tiễn mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu trúng tuyển.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên có kinh nghiệm
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên có kinh nghiệm

Những mẫu giới thiệu bản thân bạn có thể tham khảo

Dưới đây là 2 mẫu bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu tiếng Việt 

“Em chào các anh chị. Lời đầu tiên em xin cảm ơn các anh chị và Quý công ty đã tạo cơ hội cho em được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Em tên là A, tên đầy đủ là Nguyễn Văn A, hiện tại em 25 tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học Tôn Đức Thắng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 

Sau khi tốt nghiệp, em đã có kinh nghiệm 1 năm làm Marketing. Và em khá tự tin vào khả năng cũng như những gì đã học được ở công ty cũ. Và em vẫn luôn tiếp tục rèn luyện kỹ năng cần thiết cho công việc Marketing của mình. 

Em tin rằng với những gì em đã tích lũy được trong thời gian, em có thể đảm nhận được vị trí nhân viên Marketing của Quý công ty mình. Em cảm ơn anh chị đã lắng nghe.”

Mẫu tiếng Anh 

“Good morning. My name is John, I’ve been working as a Marketing Staff for 3 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.

I’m known as a detail-oriented and good communicator employee. I never miss deadlines and can take multiple tasks at once. My supervisor also appreciates my enthusiasm for the job. 

With my experience, I’m looking for an opportunity to take you for an open job. I hope to work for an organization like yours, contributing to improving the environment, which is something I''m interested in. Thank you for listening.”

Gợi ý một số mẫu giới thiệu bản thân cho sinh viên theo từng công việc

Bên cạnh các mẫu chung về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, các bạn sinh viên có thể tham khảo thêm một số mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho từng vị trí cụ thể như sau:

Vị trí lập trình viên

"Xin chào anh/chị, em rất vui được gặp anh/chị trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay và có cơ hội trao đổi về vị trí lập trình viên. Em tên là Nguyễn Văn A, vừa tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công Nghệ Thông Tin.

Em có khả năng lập trình thành thạo các ngôn ngữ PHP, Java, C++ và đã có 1 năm kinh nghiệm thực tập trong lĩnh vực tương tự. Trong thời gian đó, em đã tham gia phát triển một ứng dụng đạt hơn 200 nghìn lượt tải về.

Em tự tin vào khả năng làm việc độc lập, tư duy giải quyết vấn đề hiệu quả, chịu áp lực tốt và luôn sẵn sàng thử thách. Em tin rằng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của mình phù hợp với vị trí này và em rất mong muốn được trở thành một phần của công ty."

Vị trí nhân viên Marketing

"Xin chào anh/chị, em rất vui được gặp anh/chị hôm nay. Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho buổi trao đổi. Em tên là Nguyễn Văn B, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Marketing của trường Đại học Tài chính – Marketing.

Là một người trẻ đầy nhiệt huyết, em luôn mong muốn được học hỏi và đóng góp những giá trị tích cực cho doanh nghiệp. Em có kinh nghiệm và kỹ năng trong các lĩnh vực truyền thông marketing, tổ chức sự kiện và xây dựng thương hiệu.

Em tin rằng vị trí nhân viên marketing phù hợp với bản thân và là cơ hội tuyệt vời để em phát triển và đóng góp giá trị cho công ty. Em rất mong muốn được hợp tác cùng anh/chị trong thời gian tới."

Vị trí thực tập sinh kinh doanh

"Xin chào anh/chị, em tên là Nguyễn Văn C. Em hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Em rất đam mê kinh doanh và yêu thích công việc giao tiếp với mọi người.

Trong thời gian sinh viên, em đã thử sức với kinh doanh online và đạt doanh thu tháng cao nhất là xx triệu đồng. Em đặc biệt yêu thích lĩnh vực F&B, và đó cũng là lý do khiến em ứng tuyển vào vị trí này. Em tin rằng đây là cơ hội tuyệt vời để em học hỏi, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong ngành F&B. Em rất mong muốn được hợp tác cùng công ty trong thời gian tới."

Những câu nói ấn tượng giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể thêm một số câu nói ấn tượng như sau để tăng sự chú ý đối với nhà tuyển dụng:

“Tôi có thể nói về bản thân mình qua 3 từ…”: Hãy mô tả bản thân mình một cách ngắn gọn, súc tích và sáng tạo. Đảm bảo bạn sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức.

“Câu châm ngôn sống của tôi là…”: Câu này chứng tỏ bạn sống có lý tưởng, coi trọng sự phát triển bản thân và nó là một phần tất yếu trong kế hoạch cả cuộc đời bạn. Đồng thời thể hiện khả năng tự thúc đẩy bản thân của bạn.

“Triết lý của tôi là…”: Câu này thể hiện bạn luôn hướng về phía trước như một vận động viên luôn thi đấu hết mình, không sợ chướng ngại vật.

“Những người hiểu rõ tôi thường nhận xét tôi là người…”: Bạn cho người phỏng vấn biết ý kiến khách quan của những người khác về mình cũng như chứng tỏ bạn là người hiểu rõ bản thân.

“Sáng nay tôi đã ‘Google” tên mình và kết quả là…”: Một câu trả lời hài hước, đáng nhớ như thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn.

“Tôi có cảm xúc mãnh liệt về…”: Mọi người không quan tâm bạn làm gì mà muốn biết bạn là ai. Và điều bạn có cảm xúc sẽ nói lên con người bạn. Hơn nữa, cảm xúc còn ẩn chứa sự nhiệt tình – điều nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên.

“Hồi 7 tuổi, tôi luôn muốn trở thành…”:Câu trả lời thế này chứng tỏ rằng bạn đã chuẩn bị trong cả cuộc đời mình cho công việc này, chứ không phải từ ngày hôm qua.

“Nếu có một bộ phim kể về cuộc đời của tôi, tên phim sẽ là…”: Một câu trả lời thú vị, nhằm giải tỏa căng thẳng ban đầu cho bạn cũng như người phỏng vấn.

“Tôi có thể chứng tỏ con người mình cho anh/ chị thay vì nói được không?”: Sau đó, lấy một thứ gì đó thể hiện con người bạn. Người phỏng vấn chắc chắn không thể quên câu trả lời này.

“Lời khen tặng tôi thường được nghe nhất là…”: Câu trả lời này thể hiện bạn hiểu rõ bản thân mình và cởi mở đón nhận đánh giá của người khác.

Hãy lưu ý rằng những ví dụ trên chỉ là phần mở đầu trong bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Bí quyết là bạn phải nghĩ ra vế giải thích sau thích hợp, hấp dẫn và súc tích để người phỏng vấn phải thốt lên “Ồ, đây là câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe thấy”.

Bạn phải phản ứng nhanh và sáng tạo. Dù những câu trả lời như vậy có vẻ mạo hiểm nhưng trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nó đáng để bạn thử sức.

 Bí quyết là phải phản ứng nhanh và sáng tạo trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Bí quyết là phải phản ứng nhanh và sáng tạo trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Những lưu ý khi giới thiệu về bản thân trong phỏng vấn

Giao tiếp lịch sự, tôn trọng

Nhà tuyển dụng là những chuyên gia trong việc đánh giá ứng viên, họ có thể dễ dàng nhận biết sự chân thành và trung thực qua lời nói của bạn trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Do đó, bạn cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện rõ sự thật về bản thân. 

Hãy tránh những lời nói khoa trương, nói sai sự thật để gây ấn tượng hay thiếu tôn trọng người phỏng vấn. Điều quan trọng là phải tạo dựng một hình ảnh tích cực và chuyên nghiệp, thể hiện sự tôn trọng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn.

Truyền tải thông điệp hiệu quả

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ngắn gọn, tập trung vào những thông tin quan trọng là chìa khóa thành công. Chia sẻ quá nhiều thông tin sẽ khiến câu trả lời của bạn trở nên lan man, khó hiểu và làm nhà tuyển dụng khó nắm bắt thông tin chính.

Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, giao tiếp ngắn gọn sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng
Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, giao tiếp ngắn gọn sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Nắm vững kiến thức về vị trí

Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ càng miêu tả công việc, đặc biệt là những yêu cầu về kỹ năng. Trong lúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hãy khéo léo lồng ghép những thông tin về kỹ năng của bạn, liên quan trực tiếp đến những yêu cầu của vị trí ứng tuyển.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên content marketing tiếng Anh, bạn có thể giới thiệu về chứng chỉ tiếng Anh và kinh nghiệm viết lách, tạo nội dung của mình. Điều này thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.

Nắm vững kiến thức về vị trí sẽ giúp bạn thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng với nhà tuyển dụng
Nắm vững kiến thức về vị trí sẽ giúp bạn thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng với nhà tuyển dụng

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm giới thiệu bản thân khi phỏng vấn của CareerViet . Hy vọng rằng qua những thông tin bổ ích trên, bạn đã có được cho mình những kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn. Truy cập website CareerViet để có được những kinh nghiệm phỏng vấn và “săn” nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hay các công việc tại tại các tỉnh thành trên toàn quốc với nhiều vị trí cùng mức lương hấp dẫn. Đồng thời chuẩn bị cho mình một CV thật chuyên nghiệp tại CVHay để có cơ hội việc làm tốt nhất!

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty TNHH FES VietNam
Công ty TNHH FES VietNam

Lương : Cạnh Tranh

Thừa Thiên- Huế

Công Ty CP Đầu Tư IMG
Công Ty CP Đầu Tư IMG

Lương : 17 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Lương : Lên đến 35 Tr VND

Long An

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Lương : Lên đến 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Lương : Lên đến 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC
CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Di Đại Hưng
Công ty TNHH Di Đại Hưng

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Đà Nẵng | Hải Phòng

Công ty TNHH Sài Gòn Stec
Công ty TNHH Sài Gòn Stec

Lương : 15 Tr - 23 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH SX và TM  BQ
Công ty TNHH SX và TM BQ

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Đà Nẵng

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH LMS Technologies Việt Nam
Công Ty TNHH LMS Technologies Việt Nam

Lương : 600 - 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CLP Industries (Vietnam) Company Limited
CLP Industries (Vietnam) Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

FE CREDIT
FE CREDIT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương : 35 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương

CÔNG TY TNHH BAO BÌ SAPHIA
CÔNG TY TNHH BAO BÌ SAPHIA

Lương : 13 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 60 Tr - 70 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Lương Thực A AN
Công Ty Cổ Phần Lương Thực A AN

Lương : 24 Tr - 27 Tr VND

Hà Nội

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 800 - 1,500 USD

Hà Nội | Hồ Chí Minh | Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI

Lương : 7 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Cần Thơ | Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC DC HANDEL VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC DC HANDEL VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam
Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương | Khánh Hòa

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba
Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba

Lương : 24 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam
Công Ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

OSI Vietnam
OSI Vietnam

Lương : 10 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Phỏng vấn thành công"

Interview là gì? Bí quyết giúp phỏng vấn thành công khi xin việc
Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Làm chủ cuộc phỏng vấn: Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng
Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!
Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Project manager ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng
Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc
7 lợi ích của việc thực tập cho các bạn sinh viên
Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động
Tổng hợp 9 câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế và câu trả lời chi tiết
Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.
Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Trình độ chuyên môn là gì? Cách viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch chính xác, dễ đọc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback