Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 29,945
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Những tố chất này của CEO sẽ giúp một doanh nghiệp bình thường thành doanh nghiệp hàng đầu có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ.
Mục tiêu của các doanh nghiệp (DN) trong cơ chế thị trường không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa giá trị cổ đông. Nói cách khác, người điều hành (CEO) phải làm sao để giá trị cổ phiếu của DN được tăng trưởng cao nhất và bền vững nhất. CEO giỏi là người có thể biến một DN bình thường thành một DN hàng đầu có khả năng cạnh tranh trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.
Để làm được điều đó, một CEO giỏi cần có những tố chất nổi bật dưới đây:
1. Suy nghĩ chiến lược toàn cầu. Để có thể đưa DN phát triển tốt và bền vững, CEO phải có khả năng suy nghĩ chiến lược toàn cầu, phải có khả năng phân tích môi trường vĩ mô và vi mô, dự báo được xu hướng phát triển của ngành trên thế giới, xác định được lợi thế cạnh tranh của DN so với các đối thủ trong nước, trong khu vực và toàn cầu. Từ đó, hoạch định được các chiến lược cạnh tranh của DN, phát huy tối đa các điểm mạnh, nắm bắt được các cơ hội và hạn chế các điểm yếu của mình, cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài.
2. Hành động địa phương. CEO cần am hiểu văn hóa, nhu cầu, thị hiếu và xu hướng phát triển tại thị trường địa phương nơi DN đang hoạt động chính. CEO có khả năng xác lập định hướng, kế hoạch và hành động linh hoạt, phù hợp với văn hóa địa phương.
3. Thu hút, tập hợp và sử dụng đúng người. CEO hay nhà quản lý được định nghĩa là người làm việc thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình. Do đó, CEO phải có năng lực thu hút, tập hợp, sử dụng và kết nối mọi người vì mục tiêu chung. CEO phải biết đánh giá và bố trí đúng người, đúng việc để đặt các giám đốc/trưởng phòng chức năng của mình vào các vị trí phù hợp và khuyến khích họ làm việc hết mình để đạt được mục tiêu đề ra. Có điều lưu ý là cần khuyến khích mọi người thẳng thắn và cởi mở để có được thông tin đa chiều, nhất là những thông tin khó nghe. Các thông tin xấu, nhất là từ khách hàng, từ cổ đông cần được CEO lắng nghe một cách nghiêm túc để xử lý một cách có lợi nhất cho công ty.
4. Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và chỉ có môi trường làm việc chuyên nghiệp mới khuyến khích, động viên nhân viên đóng góp hết mình, qua đó DN giảm thiểu các rủi ro do biến động nhân sự. Để có nó, CEO cần thiết lập các chế độ, chính sách rõ ràng, bao gồm sự phân quyền rõ ràng cho tất cả các cấp, có các quy trình làm việc, có mục tiêu khả thi cho các cấp quản lý, có tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, cư xử công bằng đối với mọi người.
5. Phân quyền mạnh và có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. CEO phải biết phân quyền mạnh cho các cấp dưới của mình theo khả năng và trách nhiệm. Ngược lại, nên tránh tình trạng không hoặc phân quyền quá ít hoặc can thiệp quá sâu, quá chi tiết vào công việc của cấp dưới, các phòng ban, nhất là những việc mà CEO chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, CEO cũng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để có thể kiểm soát lẫn nhau thông qua các quy trình hay các chính sách. CEO cần tạo ra và duy trì một hệ thống thông tin quản trị phù hợp, xuyên suốt toàn công ty để giúp cho các cấp ra quyết định tốt nhất.
6. Có khả năng quản trị sự thay đổi. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các DN cũng luôn phải thay đổi để phù hợp với môi trường. Quản trị việc thay đổi này chỉ có thể thực hiện được hiệu quả khi mà CEO có khả năng học hỏi không ngừng để công ty luôn phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Những khả năng trên được thể hiện qua cách làm, sự trải nghiệm thực tiễn của chính CEO và các chủ DN có thể tham khảo, lấy đây làm thước đo đánh giá năng lực CEO. Ngoài những khả năng trên, có hai tiêu chí mà các DN cần xem xét khi tuyển CEO, đó là nên tìm những người có kinh nghiệm quản lý ở các môi trường chuyên nghiệp như các công ty đa quốc gia, kể cả những CEO từng thành công ở các công ty quy mô nhỏ có cùng ngành hàng tương tự; được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, đây sẽ là lợi thế rất lớn để CEO làm việc với các đối tác, khách hàng, quỹ đầu tư quốc tế...
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này