Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,216
Việc tìm kiếm CEO giỏi ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong ảnh: Các CEO, lãnh đạo doanh nghiệp tại hội thảo “CEO Việt trong thế giới phẳng”. |
Kinh nghiệm cần phải qua thực tiễn nhưng vốn của doanh nghiệp không phải là của CEO nên không thể lấy vốn của doanh nghiệp mua bài học cho mình.
CEO mà lâu nay chúng ta bàn trên diễn đàn “Trải thảm đó đón CEO” của Báo Người Lao Động là giám đốc điều hành doanh nghiệp (DN). Và ở diễn đàn này, chúng ta thấy CEO nói theo cách của CEO, chủ DN nói theo cách của chủ DN, nên chưa tìm được tiếng nói chung.
Trường đời không giống trường học
Từ xa xưa, Khổng Tử đã mở trường dạy học, nhận học trò không phân biệt thành phần xã hội (Hữu giáo vô loại). Ông đòi hỏi học trò phải tự cố gắng học đạo (Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân). Ở đây, Khổng Tử muốn nói con người chủ động làm cho đạo sáng thêm, rộng thêm ra; nếu con người chỉ bị động, cứ cố chấp, giữ đúng đạo thì đạo chỉ làm cho con người hẹp hòi thôi. Trách nhiệm ở con người chứ không phải ở đạo.
Nghĩ về vai trò của CEO hôm nay, bằng cấp cũng chỉ là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để vực dậy một DN, đưa DN có vị trí ở trong nước rồi từng bước vươn ra châu lục. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thậm chí ở mỗi vùng miền đều có bản sắc văn hóa riêng, nên không thể nghĩ đơn giản thị trường này đứng được thì thị trường kia cũng đứng được. Do đó, để làm được việc, các CEO đừng nghĩ bằng cấp mình đang có là có thể chuyển nguy thành an, chuyển điều bình thường thành điều phi thường mà bỏ qua những kinh nghiệm quý báu được chủ DN gầy dựng từ hai bàn tay trắng. Trường học thời nào cũng dạy một cộng một bằng hai, nhưng trường đời thì phần lớn không giống ở trường học. Dĩ nhiên, kinh nghiệm cần phải qua thực tiễn nhưng vốn của DN không phải là của CEO nên không thể lấy vốn của DN mua bài học cho mình. Đây chính là khoảng cách khá rộng mà các CEO cần tỉnh táo để đôi bên tìm được tiếng nói chung nhằm giúp DN ngày một phát triển và vươn xa, nếu CEO thực sự muốn thể hiện mình.
Hãy lùi một bước
Sau Khổng Tử, nhưng cũng trước Công nguyên những hơn 200 năm, về người lãnh đạo, Mạnh Tử chia ra làm 6 loại người: Thiện nhân, Tín nhân, Mỹ nhân, Đại nhân, Thánh nhân và Thần nhân. Từ bài học này, trong công việc của người giám đốc điều hành, tôi thấy có mấy cái để suy ngẫm:
- Tín nhân: “Hữu chủ kỷ chi vị Tín” (Có điều thiện thành thực ở trong lòng mà không dối trá thì gọi là Tín). Theo Mạnh Tử, những ham mê chốc có chốc không chưa phải là Đức, phải tập luyện nhiều lần cho trở thành tập quán, trở nên một thứ tự nhiên thứ hai, trở nên của mình (hữu chủ kỷ) có thể tin được, đó là bậc Tín (chi vị Tín).
- Mỹ nhân: “Sung thực chi vị Mỹ” (Súc tích điều thiện được đầy đủ thì gọi là Mỹ). Ý của Mạnh Tử, bao giờ những việc thiện và tín tích lũy đầy đủ khắp trong ngoài thì lúc đó là “sung thực”, bấy giờ gọi là “Mỹ”, nghĩa là không những có thực bên trong mà còn biểu hiện văn vẻ ra bên ngoài nữa.
- Đại nhân: “Sung thực nhi hữu quang huy chi vị Đại” (Điều thiện đầy đủ và rạng rỡ, thì gọi là Đại). Ý ở đây là cứ cái đà sung thực đó mà gia tăng mãi mãi, cho đến lúc rực rỡ huy hoàng chiếu rọi ảnh hưởng ra xung quanh thì lúc đó gọi là đại nhân quân tử.
Bài học này chưa phải lạc hậu đối với một CEO giỏi trong thời đại kỹ thuật số hôm nay. Người xưa cũng từng nói đừng nghĩ đất trước mặt hẹp, hãy lùi một bước sẽ thấy rộng ra. Người chủ DN cũng cần lùi một bước để sử dụng được người mình cần thay mình giúp DN ngày một hưng thịnh hơn. CEO cũng cần lùi một bước để cảm thông nỗi lo thường trực của người đã dốc hết tâm huyết, sản nghiệp tạo dựng nên thương hiệu DN.
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này