Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,059
Thu nhập của các giám đốc điều hành (CEO) Mỹ trong một thập niên qua ngày càng tăng. Trung bình, họ kiếm được 100 triệu USD/năm. Ngay ở thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn khó khăn, lương của các CEO cũng không hề giảm.
Hãng máy tính Apple Computer đã giảm 13% giá trị cổ phiếu nhưng CEO Steve Jobs vẫn được thưởng một máy bay Gulfstream trị giá 90 triệu USD và số cổ phiếu trị giá 20 triệu USD.
Sau 2 năm "góp phần" đưa Coca-Cola thụt lùi so với Pepsi Co., CEO Douglas Ivester được trả 18 triệu USD và rồi tân CEO Douglas N. Daft, người thay thế Ivester, đã được thưởng 3 triệu USD vào năm 2000, dù Coca-Cola không đạt mục tiêu doanh thu trong kế hoạch dự trù (CEO Coca-Cola hiện thời là Neville Isdell).
Lucent Technologies chứng kiến giá cổ phiếu giảm 81% nhưng công ty này vẫn trả cho CEO Richard A. McGinn 3,4 triệu USD. Thị trường máy tính bão hòa, Compaq Computer lao đao, nhưng công ty máy tính số một thế giới này vẫn thưởng cho CEO Michael Capellas cả triệu USD.
Bốn chế độ trả công
Sở dĩ CEO có thu nhập cao vì họ được hưởng nhiều lợi lộc ngoài mức lương cố định. Theo New York Times, có ít nhất bốn chế độ dành cho CEO. Thứ nhất, đó là thu nhập từ cái mà người ta gọi là “đền bù trực tiếp” (direct compensation) bao gồm:
Lương cố định (salary, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh công ty); tiền thưởng (bonus, tùy thuộc vào tình hình làm ăn).
Lương Tổng thống Mỹ George W. Bush là 400.000 USD/năm (gần 6,4 tỷ VNĐ). Trong khi đó, thu nhập của John Reed, CEO của ngân hàng Citigroup trong thời gian 14 năm làm việc từng lên đến 293 triệu USD/năm (gần 4.688 tỷ VNĐ) |
Khuyến khích dài hạn (long-term incentive, được lập trước trong thời hạn 3 năm và mức trả tùy thuộc vào tình hình kinh doanh trong 3 năm đó; khoản này cũng bao gồm chi phí công tác hay vài tiện ích cá nhân như trang bị chuyên cơ riêng chẳng hạn). Cộng ba khoản trên là số thu nhập nằm trong chế độ “đền bù trực tiếp”.
Chế độ thứ hai là “đền bù rủi ro” (at-risk compensation) bao gồm số cổ phiếu được thưởng, số cổ phiếu tính theo giá trị trong ngày dựa vào công thức kinh tế Black-Scholes, số cổ phiếu ở giá trị hiện tại (căn cứ vào giá cổ phiếu ở phiên giao dịch cuối cùng vào ngày thứ tư trong tuần).
Chế độ thứ ba là tài sản tích lũy (accumulated wealth) bao gồm lợi nhuận cổ phiếu trong năm tài khóa trước, giá cổ phiếu thụ hưởng cá nhân, giá cổ phiếu tính ở mức giá đóng cửa của năm tài khóa trước.
Chế độ thứ tư là tỷ lệ lợi nhuận căn cứ vào trình độ điều hành và khả năng của CEO...
Với nhiều khoản như vậy, thu nhập cao của CEO là điều dễ hiểu. Có thể nêu một ví dụ minh họa. Lương cố định của Louis V. Gerstner (CEO hãng máy tính IBM) là 2 triệu USD; tiền thưởng là 8 triệu USD; khuyến khích dài hạn là 3.681.807 USD. Tổng cộng, Louis V. Gerstner bỏ túi 13.681.807 USD (chưa kể phần thu nhập ở ba chế độ sau). Chính vì có nhiều cách tính phức tạp nên các con số thống kê của từng nguồn không trùng nhau.
Việc lập ra các chế độ lương bổng như vậy trên bề mặt có vẻ hợp lý vì đó là cách tưởng thưởng xứng đáng cho những bộ não siêu việt. Tuy nhiên, hình thức này cũng thể hiện sự bất công, vì thành công của công ty không bao giờ là chiến tích của một cá nhân mà của một tập thể. Khi kinh tế lao đao, công nhân bị giảm lương hay thậm chí bị sa thải, các CEO vẫn bình chân như vại mà còn được hưởng thu nhập cao thì thật sự là điều bất hợp lý.
Nguồn: (Theo Người Lao Động)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này