Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,572
Ngày 24 tháng 12 năm 2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và trực tuyến tới 27 điểm cầu các tỉnh, thành phố trọng điểm có đông công nhân lao động (CNLĐ) về đánh giá kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; đánh giá vấn đề việc làm, mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động.
Tại buổi làm việc nói trên, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu bổ sung vào danh mục nghề nặng nhọc đối với giáo viên (GV) bậc học mầm non và GV dạy môn giáo dục thể chất. Nếu được thông qua, các nhóm GV này sẽ được về hưu sớm hơn quy định.
Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ
Ngày 1 tháng 1 năm 2021, tại thông báo số 1/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ kết luận nhiều nội dung của Hội nghị nêu trên. Trong đó có trả lời về đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu bổ sung nghề nặng nhọc với GV mầm non, GV dạy bộ môn giáo dục thể chất. Về đề nghị này, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, xây dựng Thông tư hướng dẫn xác định danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thay thế Công văn 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 1 tháng 8-1995; trong đó hướng dẫn cụ thể trường hợp do Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất.
Theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu được đưa vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc thì GV mầm non, GV dạy bộ môn giáo dục thể chất có thể nghỉ hưu trước tuổi đến 5 năm so với quy định.
Mới đây, Công đoàn (CĐ) giáo dục Việt Nam thực hiện khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Kết quả gần 10.700 ý kiến (96%) kiến nghị nữ GV mầm non và 2.900 ý kiến (93%) đề nghị nữ GV thể dục được nghỉ hưu ở tuổi 55.
Ảnh minh họa: Báo Dân Trí
Theo Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, GV mầm non là nghề đặc thù, chịu nhiều áp lực khi phải đảm bảo chất lượng giáo dục lẫn sức khỏe, tinh thần, an toàn cho trẻ. Giờ làm việc của các cô thường vượt quá quy định, 9-10 tiếng mỗi ngày, chưa kể đi sớm về khuya đón trẻ và hầu như không được tính thêm lương. "Cường độ làm việc cao, sức ép từ việc phải giữ an toàn cho trẻ gây căng thẳng kéo dài, khiến sức khỏe giáo viên mầm non giảm sút nhanh theo thời gian"- đại diện bà Ngân Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam phân tích và cho rằng nghỉ hưu sớm còn giúp trẻ hóa GV mầm non.
Trên Fanpage Công đoàn Việt Nam, khi được hỏi "Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị GV mầm non được nghỉ hưu sớm, bạn có ủng hộ đề xuất này không?", nhiều ý kiến đều bày tỏ ủng hộ. Trong đó, có một bình luận rất đáng lưu ý, phân tích rõ vất vả của đội ngũ GV mầm non.
Thứ nhất về giờ dạy, GV mầm non phải vào trước 7 giờ, trưa canh trẻ chứ không đượcc ngủ, chiều trả trẻ có khi đến 17, 18 giờ nếu phụ huynh đón muộn. Tính ra cũng 9, 10 tiếng đó bạn. Tối về phải soạn giáo án (các cấp từ tiểu học trở lên còn phải soạn đề thi, chấm bài của nhiều môn, mỗi môn dạy nhiều lớp, mỗi lớp mấy chục học sinh), "tự bỏ tiền túi" làm đồ dùng dạy học cho mỗi bài học, có khi phải làm đến khuya, cuối tuần cũng phải làm hoặc phải đi họp. Những khoản này có ai trả lương không? Ngoài ra, nghỉ hè, nghỉ lễ thì GV còn phải lên trường để trực nhật chứ không phải chỉ ở nhà chơi. Có nơi mầm non học luôn cả hè bạn ơi.
Thứ hai về lương. Lương GV mầm non rất thấp, chưa đến 3 triệu. Giả sử tính chẵn 1 tháng 3 triệu chia 30 ngày thì 1 ngày chỉ 100.000 đồng cho 8, 9 giờ. Vậy là 1 tiếng chỉ có 12,5 đồng, thua cả nhân viên shop quần áo nữa. Đây cũng là công việc trí óc. Các cô phải dạy kiến thức cho trẻ chứ đâu phải chỉ cho trẻ ăn ngủ như bảo mẫu thôi đâu. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất tăng động, hay la hét, chạy nhảy. Một lớp thường 20 mấy trẻ. Chỉ cần 2, 3 bé chạy nhảy là các cô đã quản không xuể rồi. Bạn cũng đâu cho phép các cô la hét, lớn tiếng với con bạn. Vậy trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm thì cô quản thế nào. Đúng là buổi trưa các cô có thể thay nhau nghỉ ngơi nhưng chỉ có thể áp dụng với lớp đã vào nề nếp. Không ai dám lơ là với lớp cả vì trách nhiệm rất nặng nề, trẻ ngủ hay tắm rửa, ăn uống có chuyện gì là các cô phải chịu. Chưa hết, các cô còn phải dạy học nữa chứ không phải chỉ cho trẻ ăn ngủ nghỉ thôi. Những thứ tưởng chừng đơn giản như màu sắc, hình tròn hình tam giác, cách chào hỏi, cách ngồi vào bàn ăn uống nề nếp, cách bảo vệ sức khoẻ,... đều do các cô dạy. Phải khan cả cổ để quản một lớp mấy chục trẻ.
Nguồn: Theo Báo Người Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này