Ký túc xá kiểu ốc đảo

Lượt xem: 12,094

Gọi là "ốc đảo" có lẽ cũng không ngoa khi HS trong trường chỉ được tiếp xúc với những thông tin lạc hậu, hiếm hoi do cuộc sống khép kín, cách ly với thế giới bên ngoài

1."Ốc đảo" trong lòng Hà Nội

Mặc dù được biết trước quy định ra vào của nhà trường rất nghiêm ngặt, nhưng chúng tôi vẫn bất ngờ khi được biết quy định chỉ cho phép gặp gỡ, tiếp xúc với HS tại phòng bảo vệ. Trường Đào tạo nghề điện là một trường THCN được sáp nhập bởi 2 trường Đào tạo nghề điện và Đào tạo cơ điện từ tháng 4 - 2000, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Trường nằm cạnh quốc lộ 35, cách biệt giữa các cánh đồng xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nếu chỉ nghe nói về mô hình quản lý HS của nhà trường thì ai cũng dễ nhầm tưởng đây là một trường thuộc khối quân sự hoặc hơn thế nữa.

Theo quy định của trường, toàn bộ HS phải ở nội trú. Hầu hết những ngày trong tuần, trường thực hiện chính sách "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Nếu bạn là HS của trường, bạn chỉ có thể ra ngoài vào lúc 9g30 sáng thứ sáu hàng tuần. Sẽ có xe buýt của nhà trường đưa HS ra tận bến xe khách ngoài đường quốc lộ. Nếu thứ bảy bạn mới xin ra ngoài thì bạn phải có đơn xin phép với lý do chính đáng gửi lên Tổ quản lý HS trước đó 1 - 2 ngày. Kỳ cục nhất là nếu đã ra khỏi trường thì dù muốn dù không cũng phải đi qua ngày thứ sáu, sang thứ bẩy, chủ nhật mới được quay vào. Cứ 21h Chủ nhật hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ điểm danh.

Vì quy định này nên bạn X.Trường (A53) do nhà xa, lại không có người thân quanh vùng nên đã nhập học 5 tháng mà chưa hề được bước chân ra khỏi khuôn viên rộng chưa đầy 1,5 ha của trường. Các bạn HS nữ thì ta thán: "Con gái bọn mình có nhu cầu đi shopping cũng rất lớn nhưng vào đây rồi thì quên luôn. Những thứ tế nhị như quần áo, đồ dùng linh tinh đều phải mang từ nhà đi". Các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm quanh vùng vì thế không mở ra để phục vụ những "thượng đế" chỉ ra mua hàng một tuần một lần như thế.

Không ít bạn gặp phải tình huống dở khóc dở cười như N.Thế (A53): "Có lần mình định ra bắt xe về nhà nhưng bị nhỡ xe. Quay lại trường thì bác bảo vệ không cho vào. Mình không quen ai ở quanh vùng nên đành chấp nhận ngủ ngoài quán trọ 1 đêm". Chính quy định gắt gao của nhà trường đã tạo nên một thói quen xấu cho HS như trèo tường, viết giấy báo ốm giả, thuê người lạ giả làm bố mẹ gọi điện đến xin cho về phép để ra khỏi trường những khi có việc cần.

Ngoài ra nhà trường còn có quy định về giờ tự học tại KTX cho HS (được báo bằng còi) như sau:

Sáng: 7h- 10h Chiều: 13h30- 16h30

Tối: 19h30- 21h30

Trong khoảng thời gian này, HS trong trường không được đi đâu ra khỏi bàn học, không được xuống căngtin ..vv..vv ..Có HS muốn ngủ trong giờ tự học phải nhờ người khoá cửa bên ngoài để không bị các thầy cô bắt gặp và cảnh cáo. Muốn tổ chức sinh nhật thì chỉ có thể tranh thủ rủ nhau xuống căngtin từ 21h30 đến 22h30 các tối. Nhiều bạn HS của trường bức xúc nói: "Mình có cảm giác mình như một con robot được lập trình sẵn, chỉ được làm những điều theo quy định của nhà trường cho phép".

2. Trường Điện nên phải tiết kiệm điện tối đa!

Chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu như HS của trường vẫn được phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, tinh thần như mọi HS nội trú các trường khác trên địa bàn Hà Nội. Nhưng khi bước vào khu vực sinh hoạt, vui chơi, ăn ở của các bạn, chúng tôi không cảm giác được sự đầy đủ đó. Chính sách "siêu tiết kiệm" ở đây là: cấm HS dùng các thiết bị điện ở trong phòng. Khi chúng tôi bước vào phòng của nhóm HS K39, ấn tượng đầu tiên là sự tối tăm. Căn phòng chưa đầy 10m2 với gần chục HS ở chỉ có 1 quạt trần và 2 bóng đèn (đang trong tình trạng "một mất, một còn"). Ngoài ra, có soi kính hiển vi cũng không thể tìm thấy một cái ổ cắm điện. Điều đó đồng nghĩa với việc: đun nước, sử dụng quạt bàn, đèn bàn, sạc điện thoại đều nằm ngoài tầm với của HS. Muốn có nước uống đun sôi hay nước nóng để tắm, HS phải xuống căng tin mua 500đ/phích. Đến 23h, tất cả các phòng phải tắt điện đi ngủ. Vì vậy nếu ai muốn học đêm thì chỉ có cách "chong nến" (như các sĩ tử ngày xưa).

Ở một dãy nhà cấp 4 khác, thậm chí nhà trường xếp 20 - 30 HS sống trong một phòng khoảng 40m2. "Mùa đông thì xuống dưới, mùa hè thì lên trên" - T. (HS A51) hài hước nói. Giường tầng trên quả là được "ưu ái" rất nhiều cả về ánh sáng và quạt. 20 - 30 con người đó phải tự điều chỉnh cách sống để có thể thích hợp với hoàn cảnh sống. "Những lúc cần thiết quá, cùng lắm thì... câu điện".

Ngoài nhà tắm công cộng lộ thiên, khi chúng tôi đi ngang qua thấy nhiều HS nam dội nước lạnh ùm ùm quanh một bể nước được xây như một cái hồ nhỏ không nắp đậy. HS trường Điện quá khỏe, có thể tắm nước lạnh trong nhiệt độ khoảng 12oC của đợt gió mùa đông bắc tháng 12 đang tràn về? Không phải vậy. Mấu chốt là ở chỗ không phải HS nào cũng có thể bỏ ra đều đặn 3000đ cho một lần tắm dịch vụ nóng lạnh mỗi ngày. Một HS sạch sẽ sẽ phải mất từ 50.000đ - 100.000đ tiền nước tắm cho một tháng mùa đông. Nhiều người ngại nhiêu khê.

Cả mấy dãy nhà KTX nam chỉ có đúng 2 khu vực tắm, WC đặt ở cuối khuôn viên trường. Một HS than thở: "Khổ nhất là khi có nhu cầu thì phải chạy gần 200 m từ đầu trường đến cuối trường. Trời lạnh, có khi vừa "thoải mái" xong về đến phòng thì "nhu cầu mới" đã lại "nảy sinh". Đối với HS nữ sống tại khu KTX 5 tầng thì tình hình chỉ khả quan hơn một chút vì có ổ cắm để có thể sử dụng đèn và quạt cá nhân. Tuy nhiên, hàng ngày, các bạn vẫn phải mua nước ở dưới căngtin mang lên tầng.

3. Thừa nguyện vọng, đói thông tin

Một câu nhận xét chung của các bạn HS là: các hoạt động để giải trí và cung cấp thông tin thì quá thiếu, còn nhu cầu, nguyện vọng hàng ngày thì quá nhiều, đến mức "không nghĩ ra nên ưu tiên đề đạt cái gì". "Tình hình cúm gà Hà Nội dạo này thế nào rồi anh?" - Câu hỏi của một nam HS khi chúng tôi vừa bước vào phòng đã đủ nói lên sự thiếu thốn về mặt thông tin thời sự xã hội của họ.

Ngoài bưu điện của nhà trường, chúng tôi chỉ thấy có 5 đầu báo mà chủ yếu là những tạp chí, còn những tờ báo gần gũi với đời sống HS và cập nhật thông tin (như svvn, Tuổi trẻ, Thanh niên) thì không hề có. Dễ hiểu khi một tờ báo ra cả tháng rồi vẫn được chuyền đọc qua các phòng đến nhàu nát. "Không phải ai cũng có tiền mua báo thường xuyên trong khi thư viện trường thì số lượng báo quá ít" - N.M.Hải - A21 cho biết - "Tivi đặt tại phòng Sinh hoạt chung cũng chỉ mới mở cho HS xem thời sự buổi tối độ một tháng nay". Ngoài bản tin thời sự mỗi tối và 2 buổi chiếu phim trong tuần, các bạn HS ở đây không được xem bất cứ một chương trình nào khác về các lĩnh vực thể thao, giải trí, văn hoá. Vì vậy bạn đừng bao giờ hỏi họ là phim Hàn Quốc nào đang "hot" nhất hiện nay, hay thời trang mùa đông năm nay là gì? Một nhóm HS cho biết: "Bọn em không xuống phòng Sinh hoạt chung xem tivi vì phòng này có cả CLB bi-a cùng các loại hình giải trí khác khiến nó trở lên quá ồn ào nên bọn em thấy ngại".

4. Để được học tốt và sống an toàn HS phải chịu thiệt thòi?

Với sự tự xoa dịu "chỉ học có 2 năm thôi mà" nên nhiều HS ở KTX ốc đảo này tặc lưỡi. "Lúc đầu thì nhiều em cũng thấy bức bối nhưng lâu dần thành quen". Đó là nhận xét của cô giáo Đỗ Thị Ngọc Dung - giáo viên chủ nhiệm lớp A27K39.

Khi chúng tôi đem những thắc mắc của mình về mô hình quản lý này đến Tổ Giáo dục của trường thì được biết phải qua lãnh đạo nhà trường để xin phép. Vào Phòng Tổ chức - hành chính thì các thầy lãnh đạo đều đi vắng hết, chỉ còn lại anh Trần Quốc Toản tiếp chúng tôi. Anh Toản cho biết: "Chúng tôi chủ trương xây dựng một mô hình quản lý như thế cũng biết rằng sẽ không tránh khỏi nhiều hạn chế. Mô hình của chúng tôi đặt chất lượng đào tạo và sự an toàn của HS lên hàng đầu nên bắt buộc phải rất chặt chẽ. Thực ra khi HS xin về nhà vào ngày thứ 6, nếu bị nhỡ xe thì phải quay trở lại trường ngay bằng chuyến xe buýt sau và để thẻ HS ở phòng bảo vệ rồi ngày mai xuống xin lại. Trừ phi là bạn bè ở ngoài còn gia đình HS đến thăm, chúng tôi vẫn sắp xếp để gia đình ở lại ngủ với con em mình tại KTX. Chúng tôi không cho HS dùng điện trong phòng vì chất lượng khu nhà cấp 4 đã rất kém, nhiều nguy cơ cháy nổ, có thể gây hoả hoạn. Dãy KTX 5 tầng đang thi công sẽ giải quyết được chỗ ăn ở tốt hơn cho HS nam ở đấy. Tôi muốn nhấn mạnh lại mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là chất lượng học tập của HS".

Và để có được chất lượng học tập tốt và cuộc sống an toàn HS ở đây đang phải sống kham khổ và chấp nhận thiệt thòi đến thế sao?

Nguồn: (Theo SVVN)

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty TNHH Dầu Nhờn GS Việt Nam
Công ty TNHH Dầu Nhờn GS Việt Nam

Lương : Trên 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương | Bà Rịa - Vũng Tàu

CÔNG TY TNHH KCC (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH KCC (VIỆT NAM)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

ERA GROUP
ERA GROUP

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam
Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam

Lương : Lên đến 1,200 USD

Hưng Yên | Hà Nội | Hải Dương

Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam
Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam

Lương : 700 - 1,000 USD

Hưng Yên | Hà Nội | Hải Dương

Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam
Công Ty TNHH Linea Aqua Việt Nam

Lương : 800 - 1,200 USD

Hà Nội | Hải Dương | Hưng Yên

Công ty TNHH Joyco Retail Operations
Công ty TNHH Joyco Retail Operations

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Olam Việt Nam
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội

Công Ty TNHH Techno Coatings Industry
Công Ty TNHH Techno Coatings Industry

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH Interwood Việt Nam
Công Ty TNHH Interwood Việt Nam

Lương : 1,800 - 2,500 USD

Bình Dương

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn
Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Đồng Nai

BIM Group
BIM Group

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Bắc Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Avanti Group
Avanti Group

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Diag
Diag

Lương : 60 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback