Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,087
Nếu như một thời gian dài, với những thế hệ học trò, lời của thầy là “thánh chỉ” thì hiện nay, trong dạy và học, “ngôi” trung tâm đã thuộc về những người ngồi dưới bục giảng.
Trong một buổi nói chuyện với GS.TS Nguyễn Viết Thịnh - Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Hà Nội, thầy có tâm sự: “Hồi trước chúng tôi coi người thầy là những thần tượng. Đến với thầy là đến với sự mẫu mực”.
Quả thực, trước thời kỳ cải cách giáo dục, người thầy được coi là nhân vật tâm điểm trong dạy và học. Người thầy quyết định sự đúng sai, thầy giảng giải, học trò lắng nghe, đọc chép.
Nhưng hiện nay, vai trò này thuộc về học sinh - người thầy chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo để học sinh lĩnh hội kiến thức. nói như vậy không có nghĩa là thầy là thứ yếu, nếu không có người thầy, khó có thể nói đến chất lượng giáo dục.
Người làm nghề giáo được xã hội trân trọng gọi bằng từ “thầy” - trân trọng không chỉ bởi thầy là người truyền đạt tri thức mà còn yêu mến vì nhân cách, vì thầy là tấm gương mà trò noi theo.
Vậy nhưng gần đây, không ít những vụ bạo lực học đường đã diễn ra khiến dư luận phẫn nộ, những vụ đi cửa trước, chạy cửa sau để con cái được điểm cao, vào trường tốt… cũng làm nhiều người mất đi phần nào niềm tin vào nhân cách nhà giáo. Liệu có phải người thầy đã tự đánh mất mình và “xuống cấp”?
Cũng tâm sự của thầy Nguyễn Viết Thịnh: “Ngày xưa có chuyện thầy phạt trò nhưng cũng chỉ dừng ở những hành động như tét vào tay, bắt quay mặt vào tường…
Có một thế hệ các thầy hết sức đáng kính trọng. Những thế hệ ấy có người đã được đặt tên phố, những tấm gương của những người tự học, tận tuỵ đúng như từ “Phụng sự tổ quốc”. Thực sự đã có những con người đó. Lịch sử đã đặt lên vai hò nhiệm vụ khai phá, đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục mới của đất nước...
Bây giờ không có thì không đúng. Thường các đánh giá càng lùi xa càng có giá trị. Có thể hôm này cũng tiếp xúc những người thầy bình dị khác. Giáo dục phổ thông, ĐH lớn hơn nhiều”.
“Một giáo viên đánh học sinh được truyền thông nhắc đi nhắc lại quá nhiều, trong khi một người thầy thương binh miệt mài dạy học trò liệu có được truyền đi với tần số bằng 1/10 không?
Là người trong ngành và đi nhiều, tôi vô cùng trân trọng những người đó. Họ thực sự đem lại hạnh phúc cho trẻ thơ. Truyền thông phải nhắc nhiều hơn những người thầy đó, những giáo viên ở các vùng nghèo. Những người hết lòng vì ngành sẽ cảm thầy bị xúc phạm nếu như suốt ngày truyền thông nhắc đến tấm gương xấu kia” - thầy Thịnh bày tỏ.
Quả thực, nhân cách nghề giáo là vấn đề được nhắc đi nhắc lại khá nhiều hiện nay. Chúng ta vô cùng tức giận, và bi quan về những kẻ đội lốt thầy giáo. Nhưng nhìn lại, những người đó cũng chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, trong nhà trường những người tâm huyết với nghề còn nhiều gấp hàng trăm ngàn lần.
Cô giáo trẻ Trần Thị Hảo (THPT Nghi Lộc 1, Nghệ An) tâm sự: “Tôi đã từng học rất nhiều thầy cô. Các thầy cô có thể không còn nhớ tới tôi nhưng tôi luôn nhớ về họ. Nếu không có thầy cô hẳn không có tôi của ngày hôm nay”.
Thực tế, trong mắt của học trò, hình ảnh người thầy hiện đại gần gũi hơn, đời thường hơn, nhưng những người thầy nhân cách, tận tâm với nghề và hết lòng yêu thương học trò vẫn luôn là thần tượng của học trò.
Không phải “thầy nói gì nghe nấy” nhưng như cô bé Trịnh Hồng Ngọc (lớp 8, THCS Giảng Võ, Hà Nội): “Chúng em chịu ảnh hưởng khá nhiều từ thầy cô. Cũng có những người thầy không có lương tâm nhưng đó chỉ là số ít. Trong mắt bọn em, thầy cô vẫn rất thân thương”.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Phương Trang tuyển dụng | Tuyển nhân viên phục vụ | Tuyển tài xế b2 | tìm việc làm tại phường hiệp thành quận 12 | tìm việc làm quận 5 | việc làm tài xế
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này