Quản lý và đào tạo CIO ở Việt Nam

Lượt xem: 13,524

Khi vai trò của thông tin và CNTT ngày càng được nhận thức đúng, tổ chức, doanh nghiệp càng cần đến vai trò nhạc trưởng của người lãnh đạo hệ thống TT/CNTT.

 

Quản lý

Quản lý CNTT ở Việt Nam cho tới nay vẫn là việc đi theo những phát triển của thực tế và cố gắng thích ứng, cố gắng quản lý được những vấn đề mới nảy sinh. Theo một nghĩa nào đó, đấy là việc quản lý kiểu phản ứng, chưa theo chiến lược phát triển lâu dài cùng những biện pháp thích hợp. Chính vì vậy cho tới nay, chúng ta thấy có sự xuất hiện của các trung tâm máy tính, trung tâm tin học, trung tâm phần mềm, ….Các trung tâm này tập trung phần lớn năng lực của mình vào các vấn đề quản lý tài sản, vật tư, máy móc, thiết bị, phần mềm và rồi phát triển các ứng dụng CNTT trên cơ sở tài nguyên và con người hiện có. Các trung tâm này chưa chịu trách nhiệm gì về việc khai thác cũng như sử dụng nguồn tài nguyên thông tin và trí tuệ trong tổ chức và DN. Ngay cả ý thức về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin, tri thức của tổ chức và DN cũng chưa được các cấp lãnh đạo chú ý tới.

 

Chỉ thị 58 của Đảng yêu cầu mọi cơ sở có triển khai CNTT cử ra cán bộ lãnh đạo chính chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng CNTT trong đơn vị mình. Góc nhìn này mới chỉ giới hạn trong việc quản lý các ứng dụng CNTT và đầu tư về CNTT trong tổ chức. Cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng CNTT thực chất là người lãnh đạo cũ, được trao thêm chức năng quản lý mới, nhưng chưa xác định rõ các qui trình làm việc mới. Điều này một mặt là tiền đề thúc đẩy mối quan tâm tới vai trò và chức vụ giám đốc thông tin CIO trong các cơ quan nhà nước, nhưng mặt khác cũng đặt ra một số vấn đề cơ bản cần được nhìn nhận chính xác. Đó là: Vấn đề mới được đưa vào tổ chức cũ, nếu không có các qui định làm việc mới thì sẽ bị xử lí theo kiểu cũ, do đó không mang được ý nghĩa của những cái mới.

 

Ban tổ chức Chính Phủ và Bộ Nội Vụ cũng đã có những dự án thiết lập chức danh giám đốc thông tin CIO trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên công việc này vẫn chưa đi tới kết quả cuối cùng, vấn đề về chức danh CIO vẫn còn để mở. Vấn đề đặt ra ở đây là đã đến lúc cần xác lập một chức vụ phụ trách về thông tin và CNTT trong tổ chức của nhà nước cũng như tư nhân hay chưa? Tại sao chúng ta cần chức danh giám đốc thông tin – CIO? Và nếu cần xác lập một chức vụ như vậy thì những người nắm giữ trọng trách này cần có các khả năng và kinh nhiệm chuyên môn nào để đáp ứng được trách nhiệm của một CIO?

 

Cần nhìn nhận rõ các vai trò và chức vụ mới phát sinh là do đòi hỏi của những biến đổi thực tế. Nếu tổ chức vẫn giữ nguyên cơ cấu như cũ, và CNTT chỉ được coi là một ngành kỹ thuật phụ trợ, thì việc bổ sung thêm chức vụ CIO sẽ không mang được ý nghĩa đúng của nó. Cho dù chúng ta qui định một chức vụ CIO nhưng bản thân tổ chức đó vẫn vận hành theo lề thói cũ, thì chức vụ CIO này chỉ thêm một tầng quản lý về mặt kỹ thuật, phản ánh sự bị động đối phó với các tiến bộ khoa học kỹ thuật chứ không phản ánh được quyết tâm đổi mới và thích ứng với môi trường biến động. Vì vậy phải nhìn nhận vấn đề giám đốc thông tin CIO trong khung cảnh đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức để chuyển sang cách làm việc trong môi trường biến động, chứ không chỉ là vấn đề chức vụ thuần tuý.

 

Do đó vai trò và chức năng của giám đốc thông tin cần phải được xem xét trên cơ sở nội dung hoạt động thực tế của các TC/DN. Điều này có nghĩa là nếu thực tế hoạt động của cád TC/DN rất cần tới vai trò của CIO thì tổ chức đó sẽ tự cử người có tầm mức xứng đáng phụ trách. Nếu sự phát triển CNTT vẫn diễn ra như hiện tại, tức là mới chỉ có đầu tư của Nhà Nước về CNTT phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương để mua máy tính, thiết lập mạng, xây dựng phần mềm…mà chưa bắt nguồn thực sự từ nhu cầu cấp bách của các đơn vị thì vai trò của người giám đốc thông tin CIO vẫn chưa được thể hiện rõ và có thể là chưa cần thiết. Chỉ khi các cán bộ lãnh đạo của tổ chức đồng tâm nhất trí về nhu cầu cấp thiết về một người quản lý chiến lược thông tin thì chức vụ CIO mới có ích thực sự. Giám đốc thông tin CIO chỉ có thể tồn tại hữu hiệu nếu vai trò này là nhu cầu không thể thiếu của các tổ chức cũng như doanh nghiệp.

 

Để vai trò và chức năng của CIO được thực hiện cụ thể trong thực thế cần phải có một số điều kiện tối thiểu:

  • Những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức ý thức được tầm quan trọng sống còn của hệ thống TT/CNTT và trực tiếp cử người có đủ thẩm quyền và tri thức phụ trách.
  • Đầu tư vào CNTT của tổ chức đã trở thành một phần thiết yếu không thể thiếu được trong ngân sách hoạt động của tổ chức và cần có người quản lý chiến lược cho khoản đầu tư này.
  • Đội ngũ chuyên viên CNTT đã được hình thành và cần có người lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược để phát huy hiệu quả tổng thể cho tổ chức.
  • Tri thức và kỹ năng của giám đốc thông tin được chuẩn hoá và có các chương trình đào tạo để cung cấp cho các ứng cử viên chức giám đốc thông tin những tri thức cần thiết.
  • Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, cần thiết có các đơn vị đào tạo cung cấp các tri thức và kỹ năng cơ bản cho giám đốc thông tin.

Việc đào tạo và cung cấp các tri thức mới mà giám đốc thông tin cần phải có là rất quan trọng nhưng không thể tách rời với những kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo và quản lý thực tế của họ. Điều này có nghĩa là những người mang trách nhiệm giám đốc thông tin cần phải là người có tri thức và kỹ năng lãnh đạo và quản lý chiến lược, bên cạnh những tri thức và am hiểu về công nghệ và tiến bộ công nghệ mới. Việc cử các chuyên viên CNTT đảm đương vai trò giám đốc thông tin cần phải đảm bảo cho họ có đủ thời gian rèn luyện ở cương vị lãnh đạo chiến lược.

 

Đào tạo

Có thể khẳng định một điều là người làm nhiệm vụ giám đốc thông tin phải là người có kinh nghiệm quản lý diện toàn tổ chức và am hiểu những tiến bộ kỹ thuật. Không thể đào tạo được CIO theo kiểu sinh viên đại học hay chỉ qua các lớp huấn luyện, vì bản chất vấn đề không phải ở tri thức được truyền dạy mà là ở kinh nghiệm và sự sáng tạo của chính người lãnh đạo, khả năng tự nắm bắt và giải quyết vấn đề trong các hoàn cảnh mới.

 

Vì vậy cần xét vấn đề đào tạo các cán bộ phụ trách CNTT để đảm đương các trách nhiệm mới của CIO, trang bị thêm tri thức và kỹ năng công nghệ cho các cán bộ lãnh đạo được giao phó trách nhiệm CIO. Do tính chất lãnh đạo chiến lược của CIO, nếu các cán bộ công nghệ được chọn vào vị trí giám đốc thông tin, thì phải có khả năng lãnh đạo và quản lý. Đối với các cán bộ lãnh đạo được giao trách nhiệm quản lý về thông tin, cần trang bị cho họ những hiểu biết toàn diện và đầy đủ về tiến bộ công nghệ cũng như cách thức tổ chức làm việc trên nền công nghệ. Đối với cả hai loại người này, thay đổi tư duy là điều rất quan trọng và cần thiết để họ có cái nhìn mới phản ánh đúng hiện thực đang xảy ra và không bị lệ thuộc vào các mô thức cũ đã không còn hợp thời.

 

Vấn đề đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin phải là một phần không tách rời của quá trình thay đổi lề thói làm việc, quá trình đưa tiến bộ công nghệ trở thành nền tảng làm việc mới của cả tổ chức. Do đó, ngoài việc học tập theo các khoá học chính qui, thực tế hoạt động hàng ngày của tổ chức chính là môi trường đào tạo và cách làm việc theo dự án chính là môi trường tốt để rèn luyện những kỹ năng mới, những con người mới.

 

Năng lực cốt lõi của CIO

Am hiểu về nghiệp vụ: có nhiều kinh nghiêu kinh nghiệm trong việc chăm sóc các hoạt động CNTT liên quan tới quản lý lĩnh vực công nghiệp đặc thù hay các hoạt động có liên quan (như tư vấn hay bán hàng trong ngành công nghiệp)

  • Có khả năng thể hiện ích lợi của CNTT để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ đồng thời quản lý chi phí và rủi ro.
  • Có kỹ năng nhận diện và đánh giá những phát triển công nghệ mới và phán đoán sự thích hợp của chúng với nghiệp vụ.
  • Có khả năng trao đổi và hiểu nhu cầu của khách hàng nội bộ không biết kỹ thuật.
  • Có kỹ năng tổ chức giỏi và biết quản lý tài nguyên hệ thông tin trung tâm và các ứng dụng cũng như biết phối hợp các tài nguyên phòng ban và các sáng kiến.
  • Có khả năng tư duy, tạo ra và chuyển giao các dự án CNTT đúng thời gian và trong khuôn khổ ngân sách.
  • Có khả năng cộng tác với tổ quản lý hiện có, biết lắng nghe, đóng góp ý kiến và biện minh giỏi về tầm nhìn CNTT của họ.

 

Phẩm chất của CIO

    1. Lãnh đạo giỏi
    2. Khả năng trao đổi và kỹ năng liên kết
    3. Làm việc trong môi trường tập thể và cộng tác
    4. Nhạy bén
    5. Chính trực và thông minh
    6. Khả năng phán đoán tốt
    7. Là một nhà tư tưởng, cả về chiến lược lẫn thực dụng;
    8. Có khả năng tạo ra sự tin cậy và xây dựng liên minh với người cùng làm

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Nguồn: Ngô Trung Việt, Chuyên viên viện CNTT, Bộ KHCN (Theo Báo Thế giới vi tính)

Việc Làm VIP ( $1000+)

Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited
Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited
Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH PMAS
Công ty TNHH PMAS

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Bình Dương

Vietnam Furniture Resources (VFR)
Vietnam Furniture Resources (VFR)

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty CP Xluxury Việt Nam
Công ty CP Xluxury Việt Nam

Lương : 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

ALLIANCE CONSTRUCTION AND FINE FURNITURE
ALLIANCE CONSTRUCTION AND FINE FURNITURE

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh | Long An | Bình Dương

HD SAISON Finance Co., Ltd
HD SAISON Finance Co., Ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

PepsiCo Foods Vietnam Company
PepsiCo Foods Vietnam Company

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Vietnam Concentrix Services Company Limited
Vietnam Concentrix Services Company Limited

Lương : 18 Tr - 38 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 2,000 USD

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA
CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 13 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Like A Dream
Like A Dream

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet
CareerViet

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CareerViet
CareerViet

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Vietnam Concentrix Services Company Limited
Vietnam Concentrix Services Company Limited

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 1,200 - 1,200 USD

Hà Nam | Hà Nội

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Long An | Hồ Chí Minh

IDM - International Digital Media
IDM - International Digital Media

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Lương : Lên đến 35 Tr VND

Hà Nội

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Bình Phước

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hà Nội

Tập Đoàn An Phát Holdings
Tập Đoàn An Phát Holdings

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hải Dương

CÔNG TY TNHH MEDRING VIỆT NAM INTERNATIONAL
CÔNG TY TNHH MEDRING VIỆT NAM INTERNATIONAL

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư K&G Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư K&G Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

KV Bắc Trung Bộ

Công ty cổ phần Tập đoàn Danko
Công ty cổ phần Tập đoàn Danko

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Bài viết cùng chuyên mục "Phát triển sự nghiệp"

IT là gì? Tìm hiểu về ngành IT và cơ hội nghề nghiệp
IT là gì mà lại được nhiều người quan tâm và muốn theo học? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về ngành nghề này trong bài viết sau đây nhé!
CareerViet ra mắt bản tin Talent Community trên LinkedIn: Cập nhật xu hướng thị trường lao động và cẩm nang nghề nghiệp ngay trong tầm tay!
Bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới đầy tiềm năng? Hay mong muốn cập nhật những xu hướng mới nhất trong thị trường lao động? Bản tin “Talent Community” của CareerViet chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục mọi mục tiêu nghề nghiệp!
SME là gì? Phân biệt các doanh nghiệp SME và Startup
SME là gì? Sự khác nhau giữa các doanh nghiệp SME và Startup là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp SME ngay!
Kick off là gì? Bí quyết tổ chức kick off hiệu quả
Kick off là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu các thông tin cần biết về Kick Off Meeting và cách để tổ chức Kick Off dự án hiệu quả. Click để xem ngay!
Nội quy công ty là gì? Những nội dung phổ biến trong nội quy công ty
Nội quy công ty là gì? Cùng CareerViet tìm hiểu những nội dung phổ biến cần có trong nội quy công ty hiện nay. Click để xem ngay!
Doanh số là gì? Phân biệt doanh thu và doanh số
Doanh số là tổng lợi nhuận mà một doanh nghiệp đã thu hoặc chưa thu sau một tuần, một tháng, một quý hoặc một năm từ việc bán hàng, dịch vụ…
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback