Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 37,924
IT - Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành hot hiện nay và được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Bởi ngành nghề này khá thú vị, đãi ngộ tốt và mức lương thưởng hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách. Vậy IT là gì? IT là nghề gì? Ngành IT học gì? Làm IT là gì?... và nhiều thắc mắc liên quan đến ngành nghề này sẽ được CareerViet giải đáp cho bạn qua bài viết sau.
IT là viết tắt của từ gì? đó chính là cụm từ Information Technology (Công nghệ thông tin - CNTT). Đây là khái niệm bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Hầu như các lĩnh vực trong cuộc sống như: nông - công nghiệp, giáo dục, y tế, giải trí, kinh doanh… đều sử dụng IT như một phần quan trọng trong việc quản lý, điều hành hệ thống trong đơn vị.
Vậy nhân viên IT là gì hay dân IT là gì? Nhìn chung có thể hiểu nhân viên IT là người có công việc chủ yếu liên quan đến máy tính và phần mềm máy tính, đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt nhất.
Bên cạnh đó, IT còn có thể là những lập trình viên đảm trách việc thiết kế và viết phần mềm máy tính. Tùy thuộc từng yêu cầu công ty mà ngành IT sẽ có những mảng chuyên ngành để đáp ứng.
IT là ngành gì? Hiện nay, ngành công nghệ thông tin phân chia thành 5 nhánh nhỏ phổ biến. Chúng bao gồm: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thống và kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất là kỹ thuật phần mềm và an toàn thông tin mạng.
Đam mê là động lực: Công nghệ là lĩnh vực đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, những đêm thức trắng để giải quyết vấn đề, hay những giờ phút "đấu tranh" với những dòng code phức tạp.
Ngoại ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của thế giới công nghệ. Thành thạo tiếng Anh giúp bạn tiếp cận kiến thức mới, kết nối với cộng đồng lập trình viên quốc tế, và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Làm việc nhóm (Teamwork): Hầu hết các dự án trong ngành IT đều cần sự hợp tác của nhiều người. Khả năng làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn chia sẻ kiến thức, cùng giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả công việc.
Ham học hỏi, nhạy bén, sáng tạo: Công nghệ luôn thay đổi chóng mặt. Bạn cần liên tục cập nhật kiến thức, học hỏi những công nghệ mới để không bị tụt hậu.
Kiên trì, nhẫn nại, chịu áp lực tốt: Công việc trong ngành IT thường đối mặt với nhiều thử thách, đòi hỏi bạn phải kiên trì, nhẫn nại, và giữ được sự tập trung để giải quyết vấn đề.
Trong ngành công nghệ thông tin, việc làm QA (Quality Assurance) và việc làm QC (Quality Control) là hai vị trí quan trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cả hai đều hướng đến mục tiêu chung là mang đến sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, QA và QC có vai trò khác biệt. QA như một "kiến trúc sư" xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm. Họ tạo ra những tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn chi tiết để các bên liên quan thực hiện. Trong khi đó, QC như những "thợ kiểm tra" trực tiếp đánh giá sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn đã được định sẵn.
Nói cách khác, QA chủ động xây dựng "khung chất lượng" trong khi QC là người "thực thi" để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.
Việc làm Software Architect (Kiến trúc sư phần mềm) là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và định hình cấu trúc tổng thể của hệ thống phần mềm. Họ như những "nhà thiết kế" tài ba, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mọi quyết định về cấu trúc và công nghệ đều phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Việc làm kiến trúc sư phần mềm làm việc chặt chẽ với các nhóm phát triển để đảm bảo hệ thống được xây dựng theo đúng thiết kế, đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiệu suất mong muốn. Họ là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế, giúp biến những ý tưởng thành sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh và hiệu quả.
Việc làm DevOps là sự kết hợp giữa Development (Phát triển) và Operations (Vận hành), tạo nên một quy trình làm việc hiệu quả, giúp tối ưu thời gian phát triển sản phẩm. DevOps có nhiều điểm tương đồng với Sysadmin, bao gồm triển khai, tối ưu hóa, quản lý và phân tích hệ thống. Tuy nhiên, để trở thành chuyên gia DevOps, bạn cần trang bị thêm những kỹ năng chuyên biệt:
Scripting và coding: Kỹ năng viết mã và sử dụng ngôn ngữ kịch bản để tự động hóa các quy trình, giúp tăng tốc độ phát triển và vận hành.
Hiểu biết về tech stack: Nắm rõ các công nghệ, framework và tools mà công ty đang sử dụng để tối ưu hóa quy trình và giải quyết vấn đề.
Kiểm tra và bảo mật: DevOps cũng cần review bug, viết unit test để đảm bảo chất lượng code và bảo mật hệ thống.
Việc làm Project Manager (Quản lý dự án) là vị trí quan trọng trong ngành IT, chịu trách nhiệm điều hành và vận hành toàn bộ chu trình của một dự án, từ khâu lên kế hoạch đến triển khai, nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng.
Project Manager là người "dẫn dắt" dự án, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả. Họ phân công nhiệm vụ, quản lý tiến độ, giải quyết vấn đề, và luôn giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng, đối tác và đội ngũ thực hiện dự án. Vị trí này cũng cần có khả năng truyền đạt hiệu quả và rành mạch để giải thích các yêu cầu, tiến độ và kết quả dự án cho mọi người hiểu rõ.
"Coder" là một thuật ngữ phổ biến để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay còn gọi là lập trình viên. Họ nhưngười tạo ra những chương trình, ứng dụng và trang web trên các nền tảng công nghệ khác nhau.
Việc làm coder đòi hỏi sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn và khả năng giải quyết vấn đề để biến những ý tưởng thành hiện thực. Họ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để "giao tiếp" với máy tính, tạo ra những phần mềm hỗ trợ con người trong cuộc sống và làm việc hiệu quả hơn.
Việc làm Programmer (Lập trình viên) là những người sở hữu chuyên môn cao hơn Coder. Họ thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Lisp,... và có thể tạo ra phần mềm máy tính phức tạp.
Ngoài việc viết code, Programmer còn am hiểu sâu về thuật toán, kiến trúc phần mềm và có thể thiết kế hoặc xây dựng cấu trúc dữ liệu hiệu quả cho phần mềm. Họ quan tâm nhiều hơn vào chi tiết và luôn cố gắng tối ưu hóa mã lệnh để tạo ra phần mềm chất lượng cao, hiệu suất tốt và dễ bảo trì.
Việc làm Developer (Nhà phát triển phần mềm) là những người có tầm nhìn tổng thể về vấn đề và khả năng sử dụng nhiều hệ thống, ngôn ngữ lập trình để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Họ không chỉ giỏi viết code mà còn có kỹ năng giao tiếp tốt, tiếp nhận vấn đề, phân tích và đưa ra giải pháp tối ưu.
Developer thường "sẽ lên thiết kế chung cho các chương trình, cung cấp hướng dẫn chi tiết cho Programmer và Coder để họ thực hiện công việc một cách hiệu quả. Họ như những "kiến trúc sư" phần mềm, giúp xây dựng nền tảng cho các ứng dụng phần mềm phức tạp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực ngành IT rất cao với mức lương thưởng hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạn còn được nhận các đãi ngộ khác như: các khóa học nâng cao miễn phí, chế độ thưởng, bảo hiểm, du lịch hàng năm,… Theo trang khảo sát Vietnamsalary.vn, mức lương của nhân viên IT trung bình 9.5 triệu/tháng, cụ thể:
Nhân viên IT dưới 1 năm kinh nghiệm: 9 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên IT từ 1- 4 năm kinh nghiệm: 9.4 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên IT có từ 5 - 9 năm kinh nghiệm: lương trung bình là 12.1 triệu đồng/ tháng.
Đặc biệt ở những vị trí cần nhiều kinh nghiệm và chuyên môn giỏi mức lương của lập trình viên IT có thể đạt đến 30 triệu đồng/ tháng. Đây là con số rất hấp dẫn cho người lao động trong lĩnh vực IT.
Tuy nhiên ngành công nghệ thông tin luôn đổi mới vì vậy bạn phải không ngừng học hỏi và cập các kiến thức để có thể phát triển tốt hơn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như: khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nghiên cứu,… để có thể tự tin thể hiện tốt công việc.
Qua phần trên bạn đã hiểu IT là gì, vậy cụ thể là nghề IT là gì? Công việc IT là gì? Nhân viên IT sẽ phải có yêu cầu nào? Mời bạn xem chi tiết ở phần tiếp theo.
Đây là một công việc khá quen thuộc của ngành IT, làm trong nhánh công nghệ này, bạn được gọi với chức danh là Web Developer (nhà phát triển web). Với các nhiệm vụ chính như: tạo, xây dựng và duy trì các trang web hay các ứng dụng web chạy trực tuyến trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Firefox,...
Ngoài ra một Web Developer cũng có thể bao gồm thiết kế web, lập trình web và quản lý cơ sở dữ liệu. Nhà phát triển web sẽ dùng ngôn ngữ lập trình bản lệnh PHP (Hypertext Pre) - để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn m, có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.
Nhu cầu giải trí con người ngày càng cao, do đó thị trường game càng tiềm năng. Vì vậy, đây là động lực lớn để phát triển ngành lập trình viên IT và cả toàn ngành công nghiệp Game. Người lập trình viên phát triển phần mềm hay ứng dụng game còn được gọi là Game Developer hay Software Developer (nhà phát triển game).
Nhiệm vụ chính của họ thường là:
Phối hợp cùng các phòng ban để lên ý tưởng về hệ thống trò chơi.
Thiết kế và viết các phần mềm trò chơi.
Phát triển và chạy thử các bản thử nghiệm.
Tiếp nhận phản hồi, ý kiến để hoàn thiện bản chính thức của game.
Điện thoại thông minh là thiết bị công nghệ hiện đại không thể thiếu của con người. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực IT trong việc phát triển ứng dụng điện thoại rất cao.
Nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay như: Facebook, Tiktok, Capcut, Lazada, Shopee,… được mọi người ưa chuộng. Người IT sẽ chính là người tạo ra ứng dụng này và đảm bảo chạy tương thích trên nhiều dòng máy, hệ điều hành khác nhau.
Các tài liệu doanh nghiệp hay thông tin cá nhân rất quan trọng khi tham gia hoạt động trên mạng. Vì vậy nhiều người lo ngại thông tin bị lộ và đây cũng là mối lo chung của ngay cả những tập đoàn công nghệ như Google, Facebook,... Do đó, nhân viên IT trong lĩnh vực bảo mật thông tin, an ninh mạng hầu như doanh nghiệp nào cũng cần.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc làm trí tuệ nhân tạo sẽ xu hướng mới, đem lại cho cuộc sống con người nhiều tiện lợi. Do đó, lĩnh vực AI sẽ là công việc hấp dẫn với nhu cầu nguồn nhân lực lớn. Hiện nay, một số sản phẩm AI phổ biến như: công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID, công nghệ dận diện giọng nói như trợ lý ảo…
Tuy ít phổ biến hơn chuyên viên phần mềm, IT phần cứng cũng có vai trò quan trọng đến sự vận hành của hoạt động máy tính và mạng. Trách nhiệm của nhân viên IT phần cứng bao gồm: nghiên cứu, thiết kế, cài đặt hệ thống máy tính và mạng,… Bên cạnh đó, họ còn phải đảm nhận các công việc khác liên quan đến phần cứng như sửa chữa các linh kiện, bảo trì màn hình máy tính,…
Học IT ra làm gì? Ngành IT là ngành gì? Đây là các câu hỏi được nhiều người khi mới tìm hiểu về ngành nghề này. Bạn có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau như: lập trình viên IT, kỹ sư phần mềm, chuyên viên quản trị mạng và bảo mật máy chủ, chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu, giám đốc kỹ thuật,…
Nếu bạn có đam mê và có nhu cầu học ngành IT, có khá nhiều trường tư lập hay công lập hiện nay để bạn theo học. Bạn có thể tham khảo những ngôi trường được đánh giá top cao sau đây:
Nói đến trường đào tạo ngành công nghệ thông tin nổi tiếng hiện nay không thể bỏ qua Đại Học FPT. Trường thuộc tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT.
Trải qua hơn 15 năm, Đại Học FPT đã khẳng định vị trí là một trong những nơi đào tạo hàng đầu về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin của Việt Nam. Học tập tại đây, bạn sẽ có cơ hội thực tập thực tế ngay tại công ty FPT Việt Nam cũng như có thể tham gia các kỳ thực tập tại nước ngoài.
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin (UIT) là cái tên quen thuộc đối với dân IT. Trường thuộc đại học Quốc Gia TP.HCM, là một trong những ngôi trường danh tiếng, đứng top đầu trong danh sách lựa chọn của các bạn yêu thích học công nghệ thông tin và truyền thông.
Trường có bậc đào tạo sau đại học với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ giúp bạn thỏa tham mê nghiên cứu và học tập chuyên sâu với ngành IT.
Được thành lập từ năm 1957, Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM (HCMUT) là một trong những trường thuộc top chất lượng cao trong việc giảng dạy và đào tạo lĩnh vực IT. Trường có chương trình học với giáo án chuẩn quốc tế vì vậy nếu bạn có ý định làm việc trong các doanh nghiệp đa quốc gia hay có nhu cầu đi du học thì sẽ một lợi thế lớn.
Nếu ở miền Nam có Trường Bách Khoa TP.HCM thì tại miền Bắc có Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là nơi đào tạo ra những nguồn lực ưu tú cho ngành IT. Đây là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, một trong 13 thành viên của Hiệp Hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương.
Vào thời điểm thành lập, công nghệ thông tin được xem là khoa trọng điểm của trường. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi sinh viên tại đây đều dễ dàng tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Đại Học Công Nghệ (UET) thành lập vào năm 2004, là một trong những trường hàng đầu tại Việt Nam về công nghệ thông tin. Sứ mạng của nhà trường là đào tạo nguồn lực chất lượng cao, trình độ cao, nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học công nghệ.
UET còn có chương trình liên kết với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn trong ngoài nước vì vậy mở ra nhiều cơ học tập và tìm việc làm cho các sinh viên.
IT là gì? ngành IT là gì? Thông qua bài viết trên, CareerViet hy vọng đã đưa đến cho bạn những lời giải đáp giúp bạn hiểu rõ về ngành nghề này. Con đường trở thành một nhân viên IT không đơn giản, bạn cần tìm hiểu thêm và trang bị các kiến thức cần thiết cho mình. Đừng quên CareerViet luôn đồng hành cùng bạn trong chặng đường tìm kiếm việc làm IT tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về CareerMap.vn để có được những định hướng đúng trong nghề nghiệp của mình và sớm thành công nhé!
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này