Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 24,575
Trong khi đa số SV nghèo tìm đến những công việc khá tĩnh lặng như gia sư, bán hàng, … thì những SV con nhà khá giả đều tìm cho mình những công việc năng động, nhiều tiền, có thể vất vả hơn nhưng được thử sức khám phá...
Xông xáo tìm năng động, thu nhập cao
Thuỳ Dương: Ngày đi làm, tối viết Khoá luận tốt nghiệp |
Làm việc trong lĩnh vực truyền hình, thời gian rảnh rỗi của một SV bình thường đối với Nguyễn Đức Long – SV năm thứ 4 khoa Kinh tế Ngoại thương và Quản trị kinh doanh ĐHDL Thăng Long là không nhiều.
Vừa làm phóng viên, làm MC cho Bản tin thị trường và là MC đọc các SMS quảng cáo, Long cho biết: “Có những hôm, tôi phải làm đến tối để hoàn thành băng hình cho kịp giờ phát sóng. Mỗi lần lên hình, tôi mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị cho tất cả các khâu”.
Vì thế, những SV như Long đã quen làm việc trong một môi trường khá chuyên nghiệp và quen với áp lực, không khác nhiều so với những người đã đi làm chính thức. Chuyện ăn cơm hộp, ăn bánh mì, ngủ tạm trong phòng rồi tiếp tục làm viêc là chuyện thường ngày!
Có một điểm dễ nhận thấy là trong khi đa số SV nghèo tìm đến những công việc khá tĩnh lặng như gia sư, bán hàng, … thì những SV con nhà khá giả đều tìm cho mình những công việc năng động, nhiều tiền, có thể vất vả hơn nhưng được thử sức khám phá...
Làm một nơi nhiều khi là không “thoả sức”, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, SV lớp KT31F, khoa Pháp luật kinh tế, trường ĐH Luật Hà Nội hiện nay là MC của chương trình “Bản tin thị trường” cùng Long. Ngoài ra, Dung còn làm MC cho chương trình “Với khán giả VTCV” của Truyền hình Cáp Việt Nam. Dung cho biết: “Em chọn lĩnh vực truyền hình vì đây là môi trường thuận lợi để em phát huy sở thích và cá tính của mình”.
Bận rộn nhưng phải tranh thủ làm bài vào thời gian rỗi, vì hàng ngày, những SV này vẫn lên lớp, vẫn học tập bình thường. “Tôi không coi thường việc học, dù việc học trong sách không đủ được nhưng nó lại là nền tảng”, Long chia sẻ.
Sinh viên kiếm tiền và tiêu tiền...
Công việc đã giúp Long thể hiện và khẳng định bản thân. |
Mỗi SV đi làm thêm như thế này có mức thu nhập trung bình trên 2,5 triệu/tháng. Nguyễn Thị Giáng Hương, SV năm thứ 2 ĐH ngoại thương Hà Nội, đã vào làm tại hãng Mỹ phẩm Avon và tham gia làm mẫu cho những nhãn hàng thời trang dành cho SV nên thu nhập mỗi tháng được 4 triệu đồng. So với những SV bình thường phải xin tiền bố mẹ thì đây là mức thu nhập “trong mơ”!
“Tôi sử dụng tiền đó hoàn toàn cho những nhu cầu cá nhân của mình: Đi ăn, chơi với bạn bè, mua sắm quần áo, đồ dùng. Ngoài ra, tôi còn để dành cho một số mục tiêu “dài hơi” của mình như sắm một “em” Laptop cực nhỏ, cực nhẹ". Hương tự nhận thấy mình không tiêu xài hoang phí: “Tôi vất vả mới kiếm ra tiền nên cố gắng chi tiêu hợp lý. Dù gì thì tôi vẫn còn đang đi học”.
Hương cho biết: “Tôi không coi thường tiền bạc của bố mẹ. Trước đây, bố mẹ là bình phong che chắn mọi việc. Còn bây giờ, tôi muốn tự tôi lo cho mình. Mọi người vẫn bảo tôi quá hạnh phúc khi có cha mẹ đầy đủ điều kiện tốt để nuôi đứa con một như tôi. Nhưng càng lớn hơn, tôi càng muốn thoát ra cái bóng đó, Tôi muốn mọi người hiểu là tôi hoàn toàn tự lập tốt về mọi mặt, chứ không phải mọi thứ tôi làm đều do cha mẹ tôi khá giả mà sinh ra được”.
Thậm chí, có SV ngày đi làm, tối về viết khoá luận tốt nghiệp mà mọi đường vẫn trọn vẹn! Trường hợp của Phạm Thuỳ Dương, khoa Tiếng Anh Thương Mại ĐH Ngoại Thương là ví dụ. Dương làm biên tập viên cho một vài chương trình của kênh TiviShoping, công việc khá bận rộn nhưng khoá luận của Dương vẫn đạt điểm xuất sắc. Gia đình Dương có dư khả năng cho Dương ăn học mà không cần Dương đi làm. Nhưng xuất phát từ mong muốn tích luỹ kinh nghiệm, muốn có một môi trường tốt để thể hiện và khám phá bản thân, chủ động hơn trong công việc khi ra trường nên Dương đã chấp nhận vất vả khi đang học năm cuối.
Thẳng thắn khi trao đổi, Giáng Hương cho biết: “Trước đây, nhiều người cho rằng SV con nhà giàu có, khá giả chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ. Tôi nghĩ điều đó là đúng, nhưng không phải ai cũng như vậy. Bản thân tôi bây giờ cũng đôi khi khó chịu khi nghe thấy một ai đó có những đánh giá, nhận xét tương tự. Cũng vì nhà tôi khá giả, nhiều người bên ngoài không biết nên không chịu ghi nhận công sức của tôi. Nhưng thực tế mà nói thì số SV nhà giàu có mà tự lập kiếm tiền như tôi ngày một nhiều”.
Nguồn: Theo VietNamNet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này