Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,184
Thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006. Năm nay, rớt lần 1 sẽ còn cơ hội ở lần 2?
Bộ GD-ĐT đang dự thảo: sẽ tổ chức hai lần thi tốt nghiệp THPT trong năm học 2006-2007. Về dự thảo này, ngay những người trong ngành giáo dục cũng đã có ý kiến khác nhau.
* Ông Nguyễn Hoài Chương (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM): Phải thi đủ các môn như lần 1
Việc có thêm kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 không phải là chuyện mới. Trước giải phóng, thi tú tài vẫn có kỳ 2 dành cho những thí sinh (TS) rớt kỳ 1, TS thi kỳ 2 cũng phải thi toàn bộ các môn như kỳ 1. Trước năm 2000, Bộ GD-ĐT cũng đã từng tổ chức thi tốt nghiệp THPT hai lần trong vài năm.
Theo cá nhân tôi, tổ chức thêm một kỳ thi tốt nghiệp lần 2 là cơ hội để HS trong quá trình thi lần 1 có sai sót có thể hoàn thành tốt nghiệp, để ra đời có thể làm việc, hòa nhập xã hội hoặc có thể học tiếp các ngành nghề khác. Bằng tốt nghiệp THPT chẳng qua chỉ là sự chứng nhận HS đã hoàn thành một giai đoạn học tập nên yêu cầu cũng chỉ nên tương đối.
Vấn đề là việc thi cử phải được chuẩn hóa. Thi kỳ 2 cũng bình thường, nghiêm túc và đủ các môn như thi kỳ 1 (để tránh những diễn biến không lường trước được). Đừng nghĩ tổ chức cho HS thi lần 2 là để vét hết những em yếu kém; cũng đừng xem đó là tiêu chí để đánh giá thành tích của một địa phương thì sẽ không có chuyện chạy theo thành tích ở đây.
* Ông Đinh Quang Hảo (hiệu trưởng Trường tư thục Thái Bình Dương): Giải pháp nhất thời hợp lý
Tôi cho rằng đây là giải pháp nhất thời hợp lý trong tình hình hiện nay. Năm nay, bộ yêu cầu chấm thi, coi thi nghiêm túc, tổ chức một kỳ thi nghiêm minh là điểm tựa lớn để thực hiện chủ trương một kỳ thi 2 trong 1 trong năm 2008.
Tuy nhiên, với việc tổ chức thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc nghiệm (mới lần đầu) và tinh thần chống tiêu cực qua “hai không”, bộ đã lường trước tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp năm nay sẽ thấp hơn rất nhiều so với những năm trước.
Giả định, cả nước chỉ có 30-40% HS đậu tốt nghiệp nếu chỉ thi một lần thì liệu xã hội có chấp nhận? Cái gì cũng phải có lộ trình đi nhất định. Ngoài tính khoa học trong thi cử, còn phải tính đến mặt xã hội của vấn đề.
Nếu dự thảo này được thực hiện, HS rớt lần 1 sẽ có hai tháng ôn tập nghiêm chỉnh, sức học sẽ tăng thêm và có thêm cơ hội cho các em. Ngoài việc cho HS thi tốt nghiệp lần 2, theo tôi, nên có thêm giải pháp cho những em này bảo lưu các môn thi trên trung bình ở lần 1 để có thể tập trung ôn tốt nhất những môn còn lại. Tôi cũng không cho rằng chủ trương này tiếp tay cho bệnh thành tích.
* Ông Đặng Đình Đại (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều): Tiếng kèn ngập ngừng...
Theo như tôi hiểu, Bộ GD-ĐT chủ trương và yêu cầu các cấp quản lý giáo dục phải tổ chức một kỳ thi nghiêm túc. Vì thế tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay có thể sẽ không cao, tạo ra một sức ép xã hội khiến lãnh đạo bộ nghĩ đến “một kỳ thi tốt nghiệp thứ hai”.
Tôi đánh giá “kỳ thi tốt nghiệp lần hai” là một “tiếng kèn” ngập ngừng trong bản nhạc chống tiêu cực. Đứng từ góc độ quản lý, tôi cho đây là một quyết định mang nhiều tính “ngẫu hứng”, làm mất đi nhiều ý nghĩa của cuộc vận động toàn ngành chống tiêu cực, chống bệnh thành tích.
Kỳ thi này sẽ khiến nhiều người có cảm giác việc chống tiêu cực trong thi cử được làm nửa vời. Sát với thực tế giảng dạy hằng ngày tại nhà trường, tôi cho rằng việc có kỳ thi thứ hai sẽ gây một tâm lý không hay trong việc học và thi của HS. Cách đây 10 năm, chúng ta cũng đã từng áp dụng giải pháp này nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn nên đã xóa bỏ.
Có thể tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay sẽ thấp nhưng theo tôi “thuốc đắng dã tật”, để năm học sau xã hội, người dạy, người học có một cái nhìn khác về thi cử, có thái độ nghiêm túc hơn, tập trung hơn trong giảng dạy và học tập.
Nguồn: Theo TTO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này