Thị trường lao động trước tác động của dịch Covid-19

Lượt xem: 5,398

 
Thị trường lao động và việc làm đã và đang chịu những tác động nhất định của dịch Covid-19. Vậy mức ảnh hưởng như thế nào, trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động ra sao, giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về nội dung này.
 
PV: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về những tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động và việc làm của Việt Nam?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Thị trường lao động Việt Nam từ khi xuất hiện dịch Covid-19 cho đến giờ phút này tương đối ổn định ở góc độ chung nhưng rõ ràng có tác động cục bộ theo quan sát và xem xét của cá nhân tôi thì trong một góc độ hẹp nó bị tác động bởi một số nhóm.
 
Nhóm đầu tiên rơi vào thị trường lao động ở những vùng có dịch diễn ra. Người lao động rõ ràng có xu hướng không muốn đến những khu vực đang là trung tâm dịch.
 
Nhóm thứ 2 là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI có số lượng lao động dịch chuyển từ vùng có dịch trọng điểm đến Việt Nam làm việc. Ở một lĩnh vực, ở một nhóm, một khu vực nào đó có tác động đến tăng trưởng kinh tế do lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu hoặc bản thân một số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu ở vùng có dịch bệnh thì cũng bị tác động do cánh cửa xuất nhập khẩu của chúng ta hạn chế hoặc do bản thân họ hạn chế.
 
 
Ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
 
Dịch nếu tiếp tục diễn ra hoàn toàn có thể tác động đến thị trường lao động của Việt Nam. Chúng ta sẽ hạn chế lao động của các nước đang làm việc ở Việt Nam mà nghỉ Tết hoặc đã dịch chuyển khỏi Việt Nam khi có dịch xảy ra. Hai là chúng ta không nhập khẩu nguyên liệu của những vùng tâm dịch thì rõ ràng sẽ tác động trong ngắn hạn và điều này tác động dài hạn trong tương lai nếu chúng ta không có giải pháp khắc phục hoặc nếu như dịch bệnh không được ngăn chặn, vẫn tiếp diễn.
 
PV: Vậy để đảm bảo thu nhập của người lao động đáp ứng đời sống, có tính đến chính sách hỗ trợ người lao động trong thời điểm có dịch như thế này không?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Nếu như hạn chế số ngày làm việc, không đảm bảo đủ ngày lương, ngày công thì chắc chắn không đáp ứng được thu nhập bảo đảm nhu cầu đời sống cho người lao động. Doanh nghiệp không thể tự bỏ tiền ra bù tiền lương đó được. Nhưng các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ BHXH. Đấy là sự gắn bó và mối quan hệ tương tác quan trọng giữa chủ sử dụng lao động và người lao động
 
Doanh nghiệp phải có chính sách giữ chân người lao động. Đây là chiến lược về phát triển nhân lực, biện pháp quản lý nhân sự trong doanh nghiệp phải lưu ý vấn đề này. Các doanh nghiệp phải sớm nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch chương trình để chống đỡ tác động của dịch liên quan đến vấn đề nhập nguyên liệu, lao động.
 
Doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng lao động tại chỗ để xử lý những biến động bất thường, thiếu lao động một cách cục bộ. Nếu không sẽ dẫn đến sản xuất đình trệ. Tinh thần của Thủ tướng Chính phủ là cả hệ thống chính trị vào cuộc để ngăn chặn, đẩy lùi dịch nhưng phải đảm bảo sản xuất và những vùng không có dịch phải duy trì sản xuất và sản xuất ở tốc độ cao hơn để bù cho những vùng đang bị hạn chế do có dịch, bảo đảm làm sao vừa chống dịch, vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 
Thị trường lao động Việt Nam từ khi xuất hiện dịch Covid-19 cho đến giờ phút này tương đối ổn định ở góc độ chung nhưng rõ ràng có tác động cục bộ. Ảnh minh họa.
 
Nếu chúng ta không tăng trưởng, không phát triển, không giải quyết việc làm sẽ tác động ngay đến đời sống của cán bộ, công chức, người lao động. Tinh thần chung phải là chiến đấu dịch với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
 
PV: Ông nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền lợi của người lao động, nhưng trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan quản lý thì ông có đánh giá, nhìn nhận và đề xuất như thế nào?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Việc một số doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, thiếu lao động là vấn đề khách quan. Chính phủ cũng nên nghiên cứu các chính sách giảm, hoãn, miễn thuế hoặc các chính sách khác hoặc vốn vay. Cứu doanh nghiệp thì thúc đẩy cho phát triển kinh tế xã hội. Cả người lao động cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp: tiền lương ít hơn, thu nhập giảm đi, còn chủ sử dụng lao động cũng chia sẻ với người lao động: đảm bảo duy trì tiền lương, dùng phúc lợi hoặc tiền thưởng hỗ trợ người lao động có đủ điều kiện sinh hoạt, duy trì sản xuất.
 
Nhà nước tác động về thuế, xuất khẩu, về lãi suất ngân hàng, tiền vay, để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhà nước là bà đỡ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhất là trong lúc khó khăn như thế này. Đây là sự kiện bất khả kháng, không dự báo trước được.
 
PV: Bảo hiểm thất nghiệp cần được tính đến như thế nào trong những trường hợp người lao động không có việc làm hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch không, thưa ông?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Khi có dịch bệnh xảy ra, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo cho các địa phương chi bảo hiểm y tế cho phòng chống dịch. Một số doanh nghiệp không may do tác động của Covid-19 dẫn đến thất nghiệp tạm thời thì các doanh nghiệp có thể báo cáo, Bảo hiểm, Bộ Lao động nghiên cứu để chúng ta xử lý phần nào đó, tạo cơ hội cho doanh nghiệp không bị ách tắc, giải quyết tức thời lao động thất nghiệp tạm thời để người lao động có tiền từ quỹ thất nghiệp bảo đảm được cuộc sống hàng ngày.
 
Chính phủ nên triển khai thực hiện, Cơ quan giám sát chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Chính phủ chủ trương này nếu chúng ta thấy cần thiết xử lý để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
 
PV: Những giải pháp nào có thể ổn định về lâu dài cho thị trường lao động và việc làm từ những tác động của dịch?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Nếu tiếp tục diễn biến thì thị trường lao động chắc chắn bị tác động. Trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp luôn có chiến lược dự phòng. Nếu dịch diễn ra không phát triển sản xuất dược do thiếu lao động thì phải có giải pháp để thu hút lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội vùng, trong nội doanh nghiệp, trong nội bộ phận hoặc chuyển việc làm đó từ doanh nghiệp về gia đình để duy trì sản xuất
 
Một loại nữa là không có nguyên liệu nhập từ những vùng tâm dịch thì có thể đào tạo đi trước đón đầu để giữ lao động và xin quỹ thất nghiệp để giải quyết đào tạo tại doanh nghiệp, cái này có khả năng.
 
Doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, phải nghĩ đến những biến động xã hội, biến động về chuyển dịch cơ cấu, biến động về thị trường và biến động về dịch. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn tính đến vấn đề này, quan trọng là ổn định được lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Vấn đề quan trọng là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm nguồn nhân lực của đất nước. Về vĩ mô phải có chiến lược phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực của cả nước.
 
PV: Với chức năng và vai trò của Ủy ban về các vấn đề xã hội, trước những vấn đề tác động lớn tới người dân thì Ủy ban có kế hoạch như thế nào trong việc đề xuất hoàn thiện pháp luật hoặc giám sát?
 
Ông Bùi Sĩ Lợi: Chúng tôi đã vào vùng dịch, như ở Vĩnh Phúc, thấy được khả năng biến động của thị trường lao động như thế nào. Ủy ban cũng đã giao thành viên của Ủy ban ở các địa phương theo dõi bệnh dịch, tình hình biến động lao động ở các địa phương và chuẩn bị các giải pháp.
 
Chúng tôi hoan nghênh khi Chính phủ xử lý các biện pháp về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho người bị cách ly hoặc vùng nào phải dừng sản xuất để chống đỡ bệnh tật.
 
Pháp luật không thiếu và không có lỗ hổng. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư 70 ngàn tỷ đủ sức để xử lý vấn đề này. Các cơ sở, các bộ, ngành, địa phương phải năng động xử lý vấn đề này, cần thiết thì báo cáo. Vấn đề là tổ chức thực hiện để bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì sản xuất. Kể cả dùng một phần quỹ bảo hiểm thất nghiệp để xử lý khó khăn cho doanh nghiệp khi không giải quyết được việc làm cho người lao động như là trợ cấp thất nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, đào tạo mới, trong nguồn quỹ này chúng ta hoàn toàn vận dụng được, không phải sửa luật.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Theo VOV.VN

Nguồn: Báo Giáo Dục và Thời Đại

Việc Làm VIP ( $1000+)

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

NINJA VAN VIỆT NAM
NINJA VAN VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 22 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)
Công Ty TNHH BEST Express (Việt Nam)

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương : 22 Tr - 35 Tr VND

Hưng Yên | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Thép Việt Xô Hà Nội

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Thái Nguyên | Hậu Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương : 15 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | KV Bắc Trung Bộ

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 2,000 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Lương : Lên đến 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Thị trường & Xu hướng"

Top 10+ Nghề làm việc tại nhà thu nhập tốt, ít vốn nhiều lời
Làm việc tại nhà thường không đòi hỏi quá nhiều thời gian và vốn… Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm tại nhà, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đa cấp là gì? Phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp
Đa cấp là gì? Làm thế nào để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp để tránh bị lừa đảo. Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu nhé!
Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"
Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi
Thủ tục chốt sổ BHXH để chờ đến ngày nghỉ hưu
(Dân trí) - Ông Cường mới 52 tuổi nhưng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) gần 29 năm. Hiện ông muốn nghỉ việc, chốt sổ BHXH để chờ đến khi đủ tuổi về hưu hưởng chế độ hưu trí.
4 trường hợp vẫn được hưởng BHXH một lần
NGUYỄN VĂN TÍNH (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Tôi có nghe thông tin theo Luật BHXH mới thì từ ngày 1-7-2025, người lao động (NLĐ) sẽ không được rút BHXH một lần. Xin giải thích rõ hơn vấn đề này?".
Người lao động hưởng lợi lớn với chế độ thai sản mới
(Dân trí) - Chế độ thai sản mới theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động, mở rộng nhóm lao động được hưởng chế độ này.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback