Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,950
Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định 148/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“4. Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động”.
Theo Công ty TNHH Xay Lúa Mì Việt Nam hiểu, đối với hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày 1/5/2013 mà hợp đồng lao động này có thỏa thuận thời gian thử việc trên cùng một hợp đồng thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Còn đối với hợp đồng thử việc được ký riêng (không gộp trên cùng hợp đồng lao động) thì thời gian thử việc này sẽ không được tính làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Xay Lúa Mì Việt Nam hỏi, Công ty hiểu như vậy đúng hay sai?
Về vấn đề này, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002) thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục 1 Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo mẫu hợp đồng lao động nêu trên thì thời gian thử việc được quy định trong Điều 1 của hợp đồng lao động và là một trong những nội dung của hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Theo đó, đối với trường hợp hợp đồng lao động được giao kết và có hiệu lực trước ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực (ngày 1/5/2013) thì nội dung hợp đồng lao động được áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hợp đồng lao động được giao kết và có hiệu lực trước ngày 1/5/2013 thì nội dung của hợp đồng lao động bao gồm cả nội dung thỏa thuận về thử việc, vì vậy khi hợp đồng lao động chấm dứt sau ngày Nghị định số 148/2018/NĐ-CP nêu trên có hiệu lực (ngày 15/12/2018) thì thời gian làm việc thực tế của người lao động cho người sử dụng lao động làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo dantri.com.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này